12 tháng 5, 2018

Trở về

Không hiểu vì lí do gì mà nhóm phòng 301  lục đục suốt đêm. Gần 5 giờ sáng đã có người dậy ra ban công ngắm biển. Lúc này biển vẫn một màu tối om, khu tượng đài Trần Hưng Đạo vẫn còn nhìn thấy ánh đèn chiếu lên tượng và ánh chớp đèn biển ngay cạnh đó vì vậy chụp bằng máy ảnh hình ảnh cứ bị nhòe đi.
Tượng đài Trần Hưng Đạo 4 giờ 30 sáng
5 giờ sáng ngày 21 tháng 4, bình minh đã rạng. Măt trời đang lấp ló trên đỉnh núi phía xa, ngoài bờ biển đã tấp nập người đi lại để tham gia các hoạt động thể dục thể thao buổi sáng như bơi lội, cầu lông, đá bóng, hay đi bộ dọc theo đường Xuân Diệu ( ven bãi biển) ,..





6 giờ sáng, mọi người trong đoàn đã chuyển đồ đạc xuống phòng lễ tân để trả phòng..
6 giờ 25, xe chuyển bánh rời khách sạn đưa đoàn đến số nhà 86 Nguyễn Huệ thì dừng lại. Vân (vợ Dũng) thay mặt gia đình Dũng lên xe cảm ơn đoàn đã tới thăm gia đình và chúc đoàn lên đường " Thượng lộ bình an". Sự việc diễn ra quá nhanh và bất ngờ làm "phó nháy" của đoàn không kịp xử lí. Đến khi tác nghiệp thì Vân đã chuẩn bị xuống xe mất rồi. Quả thật Dũng và gia đình bạn đã quá chu đáo và tình cảm với đoàn trong những ngày đoàn lưu lại trên đất Quy Nhơn.




6 giờ 30, xe vào đường Trần Phú rồi Nguyễn Thái Học, Nguyễn Tất Thành ra đường Trần Hưng Đạo đến đường Hùng Vương, Nguyễn Huệ, Đào Tấn trước khi nhập vào đường quốc lộ 1A ( nơi có cửa hàng nem chả chợ huyện Hải Nga giữa ngã tư cầu Bà Di với ngã tư cầu Gành). Qua trạm thu phí nam Bình Định, xe đưa đoàn tới cầu Tân An ( thị xã An Nhơn) rồi rẽ vào đường quốc lộ 19B sau đó rẽ vào đường tinh lộ 636. Trước khi vào sân bay, đoàn dừng chân tại quán Trúc, một quán bán bánh hỏi, cháo lòng để ăn sáng .( Bánh hỏi lòng heo là một món ăn dân dã được bán ở nhiều tỉnh thành nhưng nó đã trở thành một món ăn đặc sản của Quy Nhơn, Bình Định.) 






7 giờ 45, xe rời quán Trúc đưa đoàn vào sân bay Phù Cát ( cách thành phố Quy nhơn 30 km). Cảm ơn , chào tạm biệt, hẹn ngày gặp lại với hướng dẫn viên và lái xe đã tận tình giúp đoàn trong suốt mấy ngày qua, đoàn vào sân bay làm thủ tục. Loanh quanh mất gần 1 tiếng đoàn mới làm thủ tục xong.( rắc rối nhất là khâu hàng gửi gắn với tên người nhận Đây cũng là bài học cần rút kinh nghiệm cho 10cf  khi tổ chức các buổi đi tiếp theo bằng Vietjet). 8 giờ 40, mọi người đã có mặt đầy đủ ở phòng cách ly trên tầng 2 ( Nói vậy bởi một số người nhận xong vé đã nhanh chóng sang gian hàng bên cạnh phòng chờ làm thủ tục để uống cà phê phải gọi mới về làm thủ tục vào phòng cách ly). Người ngồi nghỉ ngơi, người đi mua sắm thêm đồ về làm quá, còn người thì tranh thủ ngồi ghế mát xa thư giãn.



Ngồi chưa ấm chỗ, 8 giờ 50, đoàn tập trung xếp hàng ở cửa ra tàu bay số 1 để xuống xe buýt đưa ra máy bay. Nắng và thời gian vội vã nên đoàn không đủ thời gian tập hợp đội hình để chụp chung một kiểu ảnh kỷ niệm tại sân bay Phù Cát (như ở sân bay Tuy Hòa). Thôi thì một kiểu ảnh vớt vát về cảng hàng không Phù Cát qua cửa sổ xe buýt sân bay mà không có ảnh đoàn vậy.


9 giờ 15, máy bay di chuyển ra đầu đường băng để cất cánh. Đây là sân bay lưỡng dụng, vừa phục vụ dân sự lẫn phục vụ quân sự (đây cũng là nơi phi đội bay Quyết thắng đã tập trung để bay vào sân bay Phan rang trước khi lái máy bay A37 lấy được của Mỹ, Ngụy cất cánh bay vào ném bom sân bay Tân Sơn Nhất vào chiều 29 tháng 4 năm 1975 làm tê liệt sân bay này,  gây chấn động trung tâm đầu não ngụy quyền Sài gòn). nên dọc đường di chuyển của máy bay hành khách ra đầu đường băng, ta có thể nhìn rõ các máy bay quân sự đang nằm trong các boong ke hoặc ga ra có mái che.


9 giờ 15, máy bay rời đường băng cất cánh, tạm biệt thành phố Quy Nhơn. Qua cửa sổ máy bay ta có thể nhìn thấy một dải màu xanh của dãy Trường sơn và mạng lưới đường giao thông chi chít.



Chuyến bay không bị chậm chuyến, thời tiết đẹp, thuận lợi cho một chuyến bay yên ả và an toàn. 10 giờ 50, máy bay đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài. Mọi người nhanh chóng lấy hành lý và hàng gửi rồi ra sảnh A tập trung, chào nhau, chúc nhau an toàn trước lúc chia tay. Tại đây đoàn lại tách làm 3 (ngược lại hôm đầu 3 nhập 1). Nguyễn Quang Cương một mình bắt tắc xi về thành phố Bắc Giang. Nhóm thứ 2 có 3 người về Hà nội và cuối cùng là nhóm đông nhất về Phúc Yên.( nhóm này khi về Phúc yên còn có buổi giao lưu mừng chuyến đi thành công tốt đẹp và đồng thời cũng để nêu ý tưởng cho các kế hoạch dài hơi tiếp theo)


Chuyến đi 4 ngày,3 đêm thăm 2 thành phố miền trung (Tuy Hòa của Phú Yên và Quy Nhơn của Bình Định) của 10cf Plus đã thành công tốt đẹp, để lại nhiều cảm xúc cho các thành viên trong đoàn. Thành công này trước hết là nhờ sự chuẩn bị chu đáo, chi tiết của ban liên lạc 10cf Plus. Sự quan tâm, hỏi thăm của các bạn trong suốt hành trình đi của đoàn, của các mạnh thường quân, của gia đình bạn Dũng và nhất là sự hưởng ứng, nhiệt tình tham gia có ý thức của các thành viên 10cF Plus. 
Xin cám ơn, cám ơn các bạn đã để lại những khoảnh khắc đẹp cho tình bạn, tình đồng môn. Mong rằng trước chúng ta đã vậy, sau chúng ta vẫn mãi như vậy cho những hành trình tiếp theo của 10cf Plus. Tác giả bài viết chợt như được nghe lại lời ca do bạn Đồng Sỹ Minh đã hát trong ngày gặp gỡ tại thành phố Bắc Giang: " Biển hiền hòa lớp sóng đẹp bao la, đời ta như rộn vang ngàn câu ca. Ôi đất nước xanh tươi như mộng đời, lưu luyến trong tâm hồn bao người
.......................
Hãy về người ơi...
Người ơi hãy trở về."


3 tháng 5, 2018

Thành phố Quy Nhơn : Kỳ Co, Tịnh Xá Ngọc Hòa, Eo gió, Tháp đôi Hưng Thạnh, Dốc Mộng Cầm, Đồi Thi Nhân ,Mộ Hàn Mặc Tử

Ngày 20 tháng 4, theo chương trình đã lên thì 8 giờ đoàn sẽ sang xã nhơn Lý đi ca nô ra bãi tắm Kỳ co và sau đó lên ca nô ra đảo lặn ngắm san hô. Nhưng do dự báo thời tiết ngày 20/4 biển động. Đi ca nô không an toàn nên đoàn chuyển đi bằng đường bộ ra bãi tắm Kỳ Co. Phải nói rằng không đi được bằng Ca nô ra ngắm biển, đảo và không được lặn ngắm san hô kể ra cũng hơi tiếc.Nhưng bù lại với gần 60 phút đi ô tô ra Kỳ Co ( khoảng 30 km) cũng có cái thi vị của nó.
7 giờ sáng ngày 20/4,  đoàn lên xe đi ăn sáng tại nhà hàng Bún cá Ngọc Liên ( tại 379 AB đường Nguyễn Huệ) để thưởng thức món bún riêu cá ( đây cũng là một món ăn  đặc sản của Quy nhơn).Nhà hàng tương đối rộng và đông khách với giá 35.000 đồng một tô quả là giá cả cũng được và ăn ngon ( ngoài Riêu cá nhà hàng còn có : Bún cá, Cuốn chả cá, Bún sứa, Cá Dằm, ai gọi món gí cũng được nhưng đoàn thống nhất chỉ ăn một món Riêu cá)



7 giờ 50, xe rời nhà hàng theo đường Nguyễn Huệ, đường Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo ra đường Võ Nguyên Giáp Xe đi qua 5 cầu nhỏ bắc qua sông Hà Thanh trước khi vào cầu Thị Nại (bắc qua đầm Thị Nại). Đây là cây cầu vượt biển lớn thứ 2 của Việt Nam cho tới bây giờ (sau khi bị soán "ngôi nhất" bởi cầu Tân Vũ ở Hải Phòng vào tháng 9 năm 2017). Xe qua cầu Thị Nại theo đường quốc lộ 19B qua đồi cát Phương Mai.(Trước đây khu này toàn đồi cát trắng khi xưa hay được các du khách rất ưa thích trò chơi trượt cát. Bây giờ nơi đây đang  được san, gạt tạo mặt bằng cho khu công nghiệp công nghệ cao theo quy hoạch của tỉnh Bình định  vì nơi đây có lợi thế về giao thông: thuận lợi: cả đường bộ, đường không, đường biển. Khi dự án được triển khai, nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã nhảy vào đầu tư khu công nghệ cao nhưng vì gió và cát nơi đây quá ảnh hưởng đến việc sản xuất các sản phẩm nên việc đầu tư công nghiệp đang bị chững lại) rồi xe rẽ vào đường tỉnh lộ 639 qua cổng  FLC 200 Safari Park Quy nhơn, rẽ tay phải chạy lên núi. Xe chạy đến bãi xe trung chuyển xuống bãi tắm Kỳ co( Vì từ đỉnh núi xuống bãi tắm Kỳ Co dưới chân núi đường dốc hơn 10% nên xe to của đoàn có thể xuống mà không lên được) Đoàn xuống xe  di chuyển lên xe bán tải và xe 16 chỗ ( loại xe 2 cầu) để xuống bãi. 

Cầu vượt biển Thị Nại
Đồi cát trắng Phương Mai nay đã bị san phẳng
Quốc lộ 19B
FLC 200 Safari Park Quy nhơn
sân Golf 36 lỗ FLC Quy nhơn
Bãi đỗ xe trung chuyển bãi tắm Kỳ Co đang được hoàn thiện 
8 giờ 40, xe xuống đến điểm đón tiếp của bãi tắm Kỳ co. Trời nắng mọi người nhanh chóng xuống bãi tắm nơi có các nhà chòi tránh nắng trên bãi biển. Nơi đây vẫn còn nét hoang sơ do con người cải tạo. Bãi đỗ xe, đường xuống chưa hoàn chỉnh. Giữa bãi tắm có một cầu tàu bắc ra biển. Một loạt nhà chòi lợp lá làm nơi nghỉ ngơi cho du khách tránh nắng. cây xanh mới trồng chưa kịp tỏa bóng mát, khu vệ sinh, khu tắm tráng nước ngọt cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện.  Ở đây cát mịn, bãi tắm thoải và đẹp nếu không vì nắng và sóng to thì đây quả là bãi tắm ngày tắm lý tưởng cho đoàn trong ngày này.




Dưới " con mắt nhà nghề", Lê văn Đức hướng dẫn đoàn ra giữa cầu tàu để chụp một tấm ảnh chung. Sau đó Người thì đi thay đồ tắm biển, người lựa cho mình những nơi cảnh đẹp để chụp, người lười thì ngồi trong lán nghỉ ngơi ngắm phong cảnh. Khi mọi người tắm xong chuẩn bị đi tiếp, mọi người còn chụp chung một kiểu ảnh nữa hướng ra biển.( Cũng may màu áo đồng phục của khóa K1974-1977 trường cấp III Bến tre sẫm màu nên còn nhìn rõ mặt từng người)  chỉ thiếu mấy người ngại nắng chuồn trước không chịu ra.







10 giờ, đoàn rời bãi biển Kỳ co lên đường về xã Nhơn lý thăm Eo gió. Khi xe lên đỉnh núi, nhìn thấy nhiều bụi sim lúp súp bên đường đang nở hoa dưới nắng trưa rất đẹp, chàng Mộc Miên nổi hứng muốn dừng xe chụp một vài kiểu ảnh về hoa sim nhưng thấy phiền hà lái xe với mọi người nên lại thôi. Khi xe chạy trên con đường trên núi (trên đường về thuận chiều) mọi người trên xe có thể phóng tầm mắt ra xa để có thể nhìn thấy phong cảnh tuyệt đẹp nơi đây (khi nhìn từ trên cao xuống). bạn có thể nhìn thấy khu tổ hợp FLC Quy nhơn,Trung tâm xã Nhơn Lý, Xương Lý, Cảng , chợ cá  Xương lý với vô vàn tàu cá đang neo đậu. Xa xa là các hòn đảo Cù lao Coni, Prieto, hòn Sẹo ( người ta gọi là đảo hòn sẹo bởi vì khi lặn xuống biển ngắm san hô nơi đây, người lặn thường hay bị san hô cứa vào da thịt để lại các vết sẹo).
 Làng chài, Chợ cá, bến neo đậu tàu thuyền xã Nhơn Lý, phía xa là đảo Hòn Sẹo và đảo Prieto 
Khu tổ hợp FLC Quy nhơn dưới chân núi phía xa bên trái
10 giờ 30, xe đưa đoàn đến tịnh xá Ngọc Hòa ( Phước Sa tự) tại thôn văn hóa Lý Lương, xã Nhơn Lý để vãn cảnh tịnh xá và chiêm ngưỡng tượng Phật đôi Quan thế âm cao nhất Việt nam. 


10 giờ 55 đoàn rời tịnh xá ra Eo gió. nơi đây là một khe núi gió luôn thổi và như người ta nói : có những lúc gió thổi mà hai người đứng cạnh nhau nói không ai nghe rõ. Trên đỉnh núi có đặt hai ống nhòm có thể quan sát ngoài biển khơi. Phía dưới kia là vực sâu và một lối xuống biển nơi có hang trú ngụ của loài chim yến. Tựa vào lan can bảo vệ, đoàn chụp chung một kiểu ảnh rồi mọi người tản ra đi tham quan và chụp ảnh riêng. Riêng với Văn Minh, hôm nay là ngày sinh nhât của bạn nên cô Liên đặc cách chụp riêng với trưởng đoàn với cờ hướng dẫn viên du lịch trên tay. 
 Điểm chờ lên Eo gió
Eo gió

11 giờ 25, đoàn rời Eo gió về nhà hàng hải sản Mộc Viên ăn cơm trưa. Đây cũng là bữa cơm để tách 2 đoàn Nam - Bắc bởi trừ Dũng chủ nhà , 2 bạn Phan Huyền Nhung và Cao thị Liên bay vào TP Hồ Chí Minh lúc 17 giờ còn Dương Hoài Nam ra Đà Nẵng bằng xe giường nằm lúc 16 giờ. Mọi người nâng cốc chúc sức khỏe, chúc chuyến đi tốt đẹp, chúc các bạn lên đường trở về " mái ấm" thuận buồm, xuôi gió, bằng an. Bữa cơm trưa thật náo nhiệt, có thêm chút " tăng cường" nên sau ăn nhìn lại bàn ăn như một " bãi chiến trường"


13 giờ 10, đoàn rời nhà hàng Mộc Viên về lại khách sạn Ý Linh ( 18 Nguyễn Huệ) để cho mọi người nghỉ ngơi  chút ít.
14 giờ 30, mọi người có mặt đông đủ ở dưới sảnh khách sạn để chia tay các bạn phải về sớm còn đoàn lại tiếp tục đi tham quan nốt các địa điểm còn lại trong lịch trình trên đất thành phố Quy nhơn.( Thật không may chuyến bay của Liên và Nhung bị chậm chuyến mất 1 giờ nên thời gian chò đợi lâu hơn)


14 giờ 55, đoàn đến tháp đôi Hưng Thạnh. Đây là một tháp đôi đẹp, độc đáo của Việt nam  kể cả kiến trúc cũng như cách xây dựng. .Người Chăm có ý tưởng xây dưng  khu tháp này gồm 3 tháp nhưng xong tháp thứ 2, làm phần móng tháp thứ 3 không hiểu sao họ lại không làm tiếp tháp thứ 3 nữa. Tháp không có mái che, thông thiên lên trời ( đây cũng là một điều đặc biệt của tháp. Trong tháp người Chăm thờ linh vật Linga Yoni. Đoàn chỉ kip chụp ảnh vào xem lướt qua 2 tháp rồi đi mà không kịp soi xét hết vẻ đẹp kiến trúc của nó.




15 giờ 15 đoàn rời khỏi tháp đôi Hưng Thạnh đến khu du lịch Ghềnh Ráng - Tiên Xa. 15 giờ 25 đoàn đến nơi theo dốc Mộng Cầm lên đồi thi nhân nơi có mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử (một nhà thơ tài hoa mà bạc mệnh) với câu thơ : " Ai mua trăng, tôi bán trăng cho.." có lẽ ai yêu thơ đều biết. Ghềnh Ráng đang được xây dựng nên đoàn không xuống thăm bãi tắm "Hoàng Hậu" được . Không hiểu sao trên khu mộ của nhà thơ Hàn Mặc Tử có một cây phượng xòe tán ra che bóng mát trên đó có mấy chùm hoa phượng nở đỏ rực. Nhìn thấy nó (tuy đoàn không chụp ảnh chung nơi mộ) 'thợ ảnh" đã săn được đôi kiểu cùng chùm hoa Phượng khi đoàn nghe hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về nơi đây. Người trước, kẻ sau lần lượt xuống xe. Rất may có người báo nên việc tìm 3 người tách đoàn đi xuống nhà hàng uống nước được nhanh chóng tìm ra Chàng Đức với máy ảnh đang săn tìm bóng ai nên xin ngồi lại tự đi về sau, còn lại mọi người ra xe lên đường đi mua sắm.

 
 Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử
 Hoa Phượng nở sớm đón đoàn 10cf Plus
 Tốp "lạm bàn về thơ" trên đồi thi nhân

Ngẩn ngơ trước biển chiều 
Rời khu du lịch ghềnh Ráng, xe đưa đoàn đến Siêu thị đặc sản Bình Định tại 115,117,119 Tây Sơn để mọi người mua sắm,đóng gói, cân thử chuẩn bị  quà và cho việc mua cước gửi hàng máy bay Vietjet vào ngày mai. Vì còn sớm nên thời gian mua sắm dành cho mọi người không hạn chế bởi lúc này mới 15 giờ 55 phút. ấy vậy mà đến 17 giờ mọi việc mua bán đã xong xuôi.


 Nem chua Chợ Huyện
 TréHeo
 Bánh ít lá gai
Khu mua đồ hải sản 
Thanh toán
17 giờ, đoàn lên xe về lại khách sạn. Các "tín đồ" của biển cả  lại rủ nhau đi tắm biển trước khi đi ăn cơm. 18 giờ 45, đoàn lên xe đi ăn cơm tại nhà hàng " Cơm nhà 1989" tại số 43 Mai Xuân Thưởng.Vì danh sách đoàn gửi công ty du lịch Quy Nhơn ( Quy Nhon travel ) để mua bảo hiểm cho đoàn có ngày tháng năm sinh. nên biết trong đoàn có người sinh nhật trong quá trình đi du lịch nên công ty du lịch Quy Nhơn đã có món quà đặc biệt bất ngờ mừng sinh nhật cho hai thành viên trong đoàn ( Nguyễn văn Minh 19/4 và Ngô Hồng Hải 20/4) đó là bó hoa tươi thắm và bánh ga to mừng sinh nhật được trao trước bữa ăn. được biết có sự kiện sinh nhật trong đoàn khách, nhà hàng cơm nhà 1989 cũng có quà chúc mừng. Chính vì sự kiện này mà bữa ăn sôi nổi hẳn lên. Phải nói dưới ánh đèn và nhiều người cử động hăng quá làm nhòe các tấm ảnh chụp chung nên phó nháy khó kiếm được bức ảnh chụp tập thể chúc mừng 2 bạn nào ưng ý. 




Ăn tối xong, xe đưa đoàn về lại khách sạn. Các bàn ở phòng khách tầng 1 được đoàn nối lại thành một dãy,.Lúc này Thanh vợ Nguyên " Tín" được Minh nhờ lo gọi nước uống cho đoàn từ nhà hàng bên cạnh, Bánh Ga tô được bày ra . nến được thắp lên cho hai bạn thầm ước.Bánh ga tô được cắt ra, nước sinh tố, cà phê được nhà hàng bên cạnh mang đến. Bữa tiệc sinh nhật bắt đầu, mọi người liên hoan cùng chúc mừng sinh nhật 2 bạn



Tối hôm nay quả là một buổi tối đáng nhớ của đoàn và hai bạn Minh , Hải. Bởi nó quá ư ồn ào, sôi động (có sự tổng kết rằng đây là  một tối của 1/3 sinh nhật + 1/3 cước hàng + 1/3 chợ đêm) và đó cũng là điểm kết của ngày thứ 3, hành trình 10cf Plus trên đất Quy nhơn