1 tháng 8, 2015

Điểm hẹn - Tam Đảo


    
Khi nghe thông báo của ban liên lạc: Năm nay họp lớp tại Tam Đảo mọi người đều ok liền mặc dù vừa có chuyến đi Ban Mê - Nha Trang về mọi chuyện vẫn chưa hết xôn xao.
15:00 CN cuoi thang 7, xe xuất phát từ Phúc yên theo quốc lộ 2 đưa Giang về dốc Tiền châu ( Giang có việc phải ở lại hẹn mai lên cùng lớp) rồi qua "Kếu" đón Dung cùng đồ chuẩn bị cho bữa tối. Đến Vĩnh Yên xe rẽ vào đường 2B hướng lên thị trấn Tam Đảo. 
       Gọi là Tam Đảo vì trong dãy núi có 3 ngọn núi nhô lên cao gồm: núi Thạch Bàn (cao 1388m), núi Thiên Thị ( cao 1375m), núi Phù Nghĩa( cao1400m). Khu du lịch Tam Đảo nằm ở độ cao hơn 900m so với mặt biển chủ yếu thuộc thôn 1 thuộc núi Thiên Thị ( chợ trời) và một phần thôn 2 là khu nghỉ dưỡng cao cấp Belvedere Resort cách thành phố Vĩnh yên chừng 25 km trong đó có 13 km đường đồi núi quanh co khúc khuỷu với nhiều cua "tay áo" với  độ dốc dưới 15% nên tại các khúc cua người ta phải đặt gương cầu lồi cho lái xe quan sát khi giao thông.Ngày trước xe chỉ chạy một chiều có xe lên thì chặn đường xe xuống và ngược lại nhưng ngày nay đường đã được sửa chữa nâng cấp đủ cho 2 xe tránh nhau nhưng vẫn phải hết sức thận trọng  Hai bên đường là rừng thông bạt ngàn, càng lên cao ta càng nhìn thấy phong cảnh núi non hùng vĩ.
      16 giờ 20 xe đưa đoàn đến thị trấn Tam đảo. Mặc dù đây là lần thứ hai 10 cF tổ chức họp lớp tại đây nhưng vẫn không tránh khỏi bồi hồi và ngỡ ngàng trước những đổi thay của thị trấn cùng với những kỷ niệm xưa ùa về. Khu du lịch Tam đảo vẫn nhỏ bé xinh xắn như xưa với những con đường lên xuống ngoằn ngoèo quanh co nho nhỏ với một dòng suối như vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa. Nơi đây được người Pháp phát hiện và xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19 đến năm 1940 Tam đảo đã trở thành đô thị trên núi cao với 145 biệt thự cao cấp nguy nga lộng lẫy.(Sau này trong thời kỳ kháng chiến chống pháp thực hiện "tiêu thổ kháng chiến" và với chiến tranh bom đạn, các biệt thự của người pháp xây bị tàn phá gần hết nay chỉ còn lại phế tích trong hoang tàn và đổ nát). Đứng tại nơi đây có thể bao quát một vùng đồng bằng bắc bộ rộng lớn khí hậu mát mẻ quanh năm. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mỗi ngày thời tiết đổi thay bốn mùa rõ rệt ( Sáng ta có cảm giác se se lạnh của mùa xuân, Trưa cái nắng ấm của mùa hạ, Chiều bầu trời lãng đãng với chút heo may của mùa thu và về đêm là cái lạnh giá của mùa đông). Buổi sáng sớm hay  vào cuối chiều Tam đảo càng trở nên thơ mộng , u tịch, hùng vĩ và huyền ảo trong cảnh mây gió sương khói lúc vờn trên đỉnh núi cao, lúc xà xuống những thảm cỏ và những ngôi nhà ven sườn núi làm cho ta cảm thấy đẹp đến nao lòng


 (Toàn cảnh Tam đảo nhìn từ Hotel)

 ( Toàn cảnh Tam đảo nhìn từ nhà thờ cổ)

 ( Bể bơi)
(Tháp truyền hình trên đỉnh núi Thiên Thị với1400 bậc đá khi ta leo đến nơi, hít căng lồng ngực không khí trong lành, ta sẽ có cảm giác của một người vừa chinh phục đỉnh cao, trong lòng thấy nhẹ nhõm thảnh thơi)


 17 giờ sau khi nhận phòng, nhóm đầu tiên bắt đầu dạo phố đi thăm nhà thờ cổ. Nhà thờ được pháp xây dựng năm 1937 dài 26m rộng 11 m . Đây là ngôi nhà được duy nhất được bảo toàn trong thời kháng chiến trong khi các biệt thự bị tàn phá và đây cũng là một trong những điểm nhấn khi đi du lịch Tam đảo. Nhiều đôi tình nhân đã lựa chọn nơi đây để chụp ảnh cưới cho mình. Với cảm giác lâng lâng trong không khí mát mẻ trong lành của buổi chiều se lạnh, nhóm cũng tranh thủ làm vài kiểu. 


 Mới 17 giờ 50, đã có điện triệu tập "về ngay ăn sớm để còn tham gia khám phá Tam đảo về đêm". Mặc dù có thành viên phàn nàn "ăn sớm thế" nhưng cũng đành phải tuân thủ về ngay. Các bạn ở trên Phúc yên  thật chu đáo đồ ăn, thức uống đã chuẩn bị sẵn từ nhà nào thịt gà, bánh cuốn, giò, thịt nướng... nên đến nhà hàng chỉ gọi thêm vài món rau và canh là bữa tiệc đã có thể bắt đầu. Lần đầu tiên thấy lượng nữ áp đảo nam tưởng không khí trầm lắng nhưng được cái  trưởng đoàn đủ dư sức khỏe để phát động nên không khí xôm ra trò. Như đã thành quy ước, đến nửa chừng, khi "điện" vừa đủ Bài Trường ca Bến Tre lại được hát vang lên trong sự ngỡ ngàng của các thực khách.



 Dự định ăn xong cả đoàn sẽ đi dạo phố và hát karaoke ngoài trời buổi tối vì lúc lên đã thấy sân khấu  được dựng nơi gần chợ tạm. Nhưng khi đoàn gần ăn xong, ngoài trời lại mưa ngày càng nặng hạt nên 20 giờ cả đoàn về nhà nghỉ hội ý và phát động phong trào hát cho nhau nghe. Phải nói là chưa có lần nào quậy tưng bừng như lần này, nhiều khi lời bài hát nhớ đến đâu thì "gào"đến đó (Gần 20 bài hát, từ bài hát trẻ con cho đến bài hát ngợi ca anh hùng được quay clip đã nói lên điều đó). 22 giờ 30, mưa nhẹ hạt hơn, nhiều người đi nghỉ, còn một nhóm chắc "chưa đã" nên rủ nhau đi hát đêm đến hơn  24 giờ khuya mới về.




Không khí trong lành thật dễ chịu làm cho con người ta cảm thấy khỏe khoắn khi tỉnh dậy sau một đêm. Bước ra cửa đã thấy mấy nàng đang xúm quanh một cô vừa hái ngọn su su về ở gian hàng bên cạnh (trong khi đó đã có mấy nàng lượn xuống chợ tạm mua quà tự lúc nào). Chớp nhoáng mua bán, cả đoàn xuống nhà hàng ăn sáng. Bát cháo gà đã làm tỉnh rượu các anh chàng uống quá đà hôm qua ( Mặc dù mấy chàng đã dọn sạch chỗ bánh cuốn còn lại lúc quá nửa đêm). Đợi các nàng đi chợ về ăn xong đoàn trở về nhà nghỉ đợi nhóm từ Phúc yên lên

 (Nơi rau trồng ven đường đắt nhất hành tinh : 500.000d một lần hái, 1.000.000đ một lần nhổ)
   
8 giờ 10 nhóm Hùng, Xuân Thu, Hoa Mai đến, cả đoàn chụp ảnh chung rồi ra xe đi lên thăm quan đền Bà Chúa Thượng ngàn

8 giờ 50 xe đưa đoàn đến lối lên đền Bà chúa Thượng ngàn. Đền Bà chúa thượng ngàn do một ông phụ thầu làm đường lên Tam đảo bỏ tiền ra xây từ đầu thế kỷ 20. Trước thời kỳ đổi mới nó chỉ là ngôi đền nhỏ gắn liền với nhiều truyền thuyết đẹp. Sau thời kỳ đổi mới người dân xây thêm đền Quốc mẫu thờ bà Âu Cơ phu nhân Lạc Long Quân ngay sau đền Bà chúa. Bức tượng Quốc mẫu trước ở đền tại phố Đình, trung tâm thị trấn khi bị phá đi được người dân đưa lên dấu trong đền bà chúa nay được đưa sang thờ bên đền Quốc mẫu để cho hai mẹ con gần nhau. Người ta đồn rằng đền Quốc mẫu vua bà rất linh thiêng. Là nơi cầu xin tình duyên và con cái. Chính vì ở giữa sân đền có cây cột vuông màu trắng cao vút bốn mặt khắc bằng bốn thứ tiếng : Việt, Anh, Pháp, Nhật với nội dung "Nguyện xin hòa bình đến với toàn thể nhân loại trên thế giới" do vợ chồng một người Ấn độ đến đây cầu xin và đã sinh được người con như ý nên cúng tiến xây tặng. 
Sau khi đi xuyên qua rừng trúc với 200 bậc đá  và lan can bê tông, đoàn lên đến đền thờ Bà Chúa thượng ngàn nhưng nơi đây giờ đã đổi khác. Nó đã trở thành một quần thể to lớn và đồ sộ bên phải là cổng và lối lên chùa Thiên Phúc cao 5 tầng và phía sau đền thờ quốc Mẫu là cổng lối lên cầu thang dài 121 bậc đá xanh tới chùa Vàng Tam đảo do thủ nhang Hoàng thị Tâm và các con nhang đệ tử xây cất từ năm 2007 đến năm 2013 ( Đây cũng là công trình gây nhiều tai tiếng một thời về kiến trúc và xây dựng không phép)

 Chùa Thiên Phúc
 Chùa Vàng Tam đảo


10 giờ, sau khi vãn cảnh đoàn rời đền Bà Chúa thượng ngàn, ghé qua nhà thờ cổ rồi đi xuống thác bạc mà không đi cổng trời ngắm 3 đỉnh Tam đảo nữa vì thời gian không cho phép. 10 giờ 10 xe đưa đoàn đến cổng lối xuống thác. Con đường lên xuống Thác Bạc tuy không dài nhưng cheo leo với vách đá dựng đứng xuống thung lũng sâu nên làm nản lòng nhiều du khách đã đến độ tuổi "chồn chân, mỏi gối". Thác bạc nằm ở dưới thung lũng sâu, nơi có một dòng suối nhỏ dấu mình trong núi bí ẩn từ trên cao 50m ào ạt đổ xuống dòng nước trắng bạc lóng lánh ánh mặt trời, thả vào trong gió tiếng dội vào vách đá nghe âm u như tiếng ngàn xưa làm nao lòng bao du khách


11 giờ rời Thác bạc đoàn trở lại nhà hàng ăn com trưa. Ăn xong mặc cho các bạn nữ về trước cánh đàn ông ngồi quanh ấm trà kể chuyện trên trời, dưới bể có lúc như bàn mưu tính kế


14 giờ 30 đoàn xuống trả phòng, thanh toán rồi lên xe lưu luyến rời Tam đảo xuống núi trở về chốn xưa kết thúc hành trình với đầy ắp những kỷ niệm không thể nào quên.