25 tháng 2, 2014

“GIA CÔNG” BỘ ĐỘI




Hôm nay là ngày mười bảy, tháng hai; Hết tết rôi, công việc bắt đầu khởi động và thúc giục; lướt qua mạng xã hội, khiến mình không thể không nhớ về những ngày này ba mươi lăm năm trước…
Hồi đó, mới vào trường được ít lâu, vừa nghỉ tết Nguyên đán, lên lớp được đôi hôm, chẳng riêng gì mình, nhiều người không muốn học nữa; liếc qua bìa vở của anh bạn, người Lạng Sơn, thấy nó vẽ một quả đấm to, đấm vào miếng kính đang vỡ với dòng chữ đầy thù hận: “Xẻo tai Hoa Quốc Phong, Cắt lưỡi Đặng Tiểu Bình”.. Gớm chết, nhà nó nợ nần gì mà mày lại đưa hận thù vào sách vở…. Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới;  Mấy hôm sau tôi mới biết: một tội đồ là Bộ truởng Bộ Quốc phòng và người còn lại là Phó Thủ tướng Nươc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa….. Sôi sục được vài hôm rôi cũng bớt giận, quay lại với công việc thường ngày: lại học, lại thi, lần một, lần hai…lại thi lại…Lệnh Tổng động viên đã ban bố nhưng chưa thấy động gì đến lũ chúng tôi.
Giặc ngoài chưa yên, thiên tai ập đến: Đoàn Thanh niên trường thông báo: ký túc xá Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Ha Nội bị “bà hoả” hỏi thăm, với tinh thần “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, Đoàn Thanh Niên nhà trường đề nghị mọi người chung tay góp sức… Ừ bên đó có nhiều bạn như mình, nay không còn manh áo để mặc, không biết có phải “bạn” về miền trung du mang “sắn dù” xuống trường luộc đỡ cơm buổi tối rồi gây hoả hoạn không?thật tội nghiệp; Tôi lưỡng lự chút rồi góp hai cái quần dài, mỗi cái có một miếng vá ở đầu gối, còn gọi là tươm tất nhất trong “gia sản cá nhân”; về nhà, nhờ Mẹ tìm trong tay nải cũ được cái quần kaki cũ của Bố vá cả hai bên gối, mang về trường lên gấu, mặc tạm.. không biết rồi bạn tôi có được thử quần của mình không?
Nghỉ hè xong, mấy môn thi lại chưa trả, Tôi cùng hơn một trăm bạn cùng khoá trong trường được triệu tập, gom lên mấy cái xe oto gil-130 rồi đưa thẳng lên Miếu Môn. Chúng tôi cũng biết Lệnh Tổng động viên đã cần đến những người như mình, nên bình thản như cái gì đến nó sẽ đến. Sau khi phiên chế đơn vị, nhận balô, quần áo, chăn màn (hai bộ quần áo mới tinh, rất hợp thời trang), về nhận đơn vị, cơm chiều xong, tất cả ra bãi trống tập trung nghe nói chuyện và xem phim đến gần mười giờ; lâu lắm mới ngồi “lúc xổm, lúc bệt”thẳng hàng, xem phim, mỏi hết chỗ kêu ca. Sáng hôm sau 5h00 kẻng khua tập trung, nghe kế hoạch trong ngày, ăn sáng xong, cứ hai người được phát một nắm cơm và nhận lệnh lên đường. Vừa sáng hôm qua còn ở Hà Nội, sáng nay, bảnh mắt ra đã phải hành quân vào núi, nhưng thấy những nắm cơm được chuẩn bị chu đáo bởi anh nuôi nên cũng bớt đi bực dọc. Việc của chúng tôi là vào rừng, hai người một tấm gỗ khênh về để chuyển lên biên giới đóng áo quan, công việc cũng không kém phần quan trọng. Bây giờ không biết số gỗ đó có đến chiến trường hết không? hay nó về nhà “cán bộ” thành giường, thành tủ, còn chiễn sỹ biên ải ….đã có chiếu.. ba lăm năm trước chắc chuyện đó không sảy ra????. Anh bạn “cùng nắm cơm” với mình tên Phạm Nguyễn,  Hà Nội gốc, lần đầu tiên bị “hành hạ”, được tôi giao mỗi nắm cơm mà nước mắt ngắn dài suốt gần 10Km đường rừng, qua suối, núi đá, ngã lên ngã xuống, hai đứa tôi đến nơi cuối cùng; mấy cậu to khoẻ, thông thạo, chúng tôi đã thấy khiêng gỗ ra cách hàng tiếng đồng hồ. Trời ah, bao nhiêu tấm sườn, người ta nhặt hết, chỉ còn mấy tấm thiên, địa chắc nịch, mới xẻ ngày hôm trước, nặng gấp đôi các tấm kia, hai thằng nghiến răng lết về. Đã quá trưa, sang chiều, nghỉ, lấy cơm ra ăn thì ôi thôi, mấy lần ngã ở suối, bạn tôi đã làm ướt cơm từ lúc nào, thật là “chó cắn áo rách”. Trên đường ra thấy hai ba cặp quay vào, tưởng chúng nó vào đón mình, mừng rơn! chúng lướt qua, mình đoán: chắc chúng làm chuyến nữa “vì chiến trường, với tinh thần Cách mạng” nhưng không phải, ra khỏi rừng đã có tốp “lâm tặc” mua lại và bọn họ phải quay lại làm chuyến khác. Dù rất nghiêm túc nhưng tôi cũng ao ước: giá mình có chút sức khoẻ và kinh nghiệm…Hai thằng về đến doanh trại, nộp xong sản phẩm, khoảng hơn tám giờ tối, may quá tối nay không phải đi xem phim, may hơn là mấy cậu bạn thân biết chúng tôi về muộn nên đã lấy hộ cơm về. Ngày đầu tiên như vậy làm gì không thù quân bành trướng?Hôm sau được nghỉ, sinh hoạt A(tiểu đội) cả ngày, tối đến nghe nói chuyện biên giói; chưa kịp ngủ đã nghe kẻng báo động, tập trung, mang hết quân trang, quân dụng và hành quân bộ; Chính trị viên Đại đội thông báo chuyển quân trong đêm, không có xe, tất cả phải đi bộ. Thôi rồi! phen này “người ta” biết đâu mà tìm mình nữa… B trưởng(trung đội trưởng) nhắc nhở; “người đi đầu có trách nhiệm nhắc lệnh mỗi khi đến chỗ rẽ, có chướng ngại vật, người tiếp theo, nhắc lại cho người sau đủ nghe, không được phát lửa, nói chuyện… Đi được gần hai tiếng trong rừng, lệnh đằng trước truyền lại: lội qua vũng nước; mấy ông Hà nội sợ ướt giầy đã nhanh tay tháo nút, khoác giầy lên vai, đi vài cây số không thấy vũng nước đâu; khốn nạn! hai bàn chân đã toé máu, giầy cũng không đi vào được nữa, lẩm bẩm chửi: Tiên sư chúng nó! vùa luc đó cán bộ đại đội nhắc: “anh kia, chửi ai đấy”; “dạ em chửi quân bành chướng ah”…….gần sáng lại về chỗ hôm qua….tháo ba lô, chăn, chiếu, súng đạn và ruột tượng gạo, bò lên giường. Tiên sư chúng nó….
Sau ngày vất vả, lại được nghỉ ngơi, sinh hoạt A nhẹ nhàng; đến gần giờ ăn cơm chiều, chúng tôi đến nhà ăn sớm hơn bình thường, loanh quanh qua khu vực bếp, xem anh nuôi chia cơm; không hiểu cậu nào phát hiện ra một cái chảo cơm đã được múc cơm ra hết, phần đáy chảo một lớp cháy vàng ươm, liếc qua đã phải nuốt nước miếng ừng ực…. lưỡng lụ một lát, một người, hai người rồi năm sáu người bâu quanh cái chảo nóng, một số chiến sỹ nhanh tay đã được một miếng lớn chia nhau, ai mải mê với công việc của người đó; bỗng từ đâu một xô nước lớn dội thẳng vào đáy chảo, mọi người ngỡ ngàng quay lại thì thấy đại đội trưởng mặt đỏ tía tai quát lớn: “Cháy cơm để phần cho lợn, không được xâm phạm”vừa  tức tối vừa buồn cười, tối đó, buổi sinh hoạt chung chủ đề nuôi lợn được mang ra rút kinh nghiệm. Thực tế những con lợn anh nuôi chăm ẵm trong chuồng cũng đều là những định xuất tươi chủ đạo trên bàn ăn hàng tuần cả
Sau  hơn hai tháng luyện tập rồi đến kỳ bắn đạn thật, hàng ngũ chỉnh tề lần lượt vào vị trí, mấy ông to khoẻ được chọn ra ném lựu đạn. Ùng oàng một lúc, thấy ba bôn người khiêng ông bạn to béo ra, chân bê bết máu, hỏi ra được biết lựu đạn ông ném ra không vượt tường bảo vệ, mảnh văng lại trúng chân. Đến lượt mình vào bắn AKA, cán bộ hướng dẫn: nằm bắn hai viên trúng tâm điểm, quỳ lên điểm xạ hai viên, đứng lên điểm xạ hai viên trúng bia người; Bên cạnh tôi là anh Phạm Tiến, hơn tôi 2 tuổi, nay làm ở Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI); bình tĩnh ngắm, bóp cò phát thứ nhất, bên cạnh rền vang một băng; Gớm chết! may mình chưa đứng dậy, sau phát thứ hai quỳ lên, điểm xạ rồi đứng hai phát nữa, không thấy anh bạn quỳ, cán bộ hô về chỗ thì anh bạn mình lồm cồm đứng dậy với bụng và hai ống quần ươt nhép….
Đúng ba tháng, chúng tôi được trả về trường, Nhà trường tổ chức đón chúng tôi  như đón các chiến sỹ anh hùng, chúng tôi lại thi trả nợ, lại học đuổi cho kịp chương trình. Thời gian qua đi, ba tháng quá ngắn ngủi so với thời gian tích tác mà đồng hồ gõ đếm, ít người còn nhớ mình đã trải qua ba tháng đó như thế nào; Hôm rồi, người ta bảo tôi làm đơn vào “hội Cựu chiến binh”, ừ thì làm; Người ta trả lại đơn bảo tôi không phải bộ đội, tôi vui vẻ nhận lại và giải thích với lớp trẻ: hồi đó đi vậy mới chỉ là “bộ đội gia công” thôi; đúng thật bây giờ cũng không ai biết ba tháng đó chúng tôi đi tập để làm gì? kết quả là gì? trong lý lịch cá nhân không được nhà trường ghi thêm dòng chữ nào về thời gian đó… láng máng nghe nói lúc đó có kho mì hạt quá hạn cần xử lý nên chúng tôi được triệu tập vây thôi. Thời gian ba tháng cũng được khoả lấp như sự kiện mười bảy tháng hai vậy, nhiều người hỏi một tháng xâm lược của Trung Quốc mục đích là gì, không mấy ai cắt nghĩa trọn vẹn; có người bảo: họ đông dân quá nên “nướng” bớt đi cho chính quyền đỡ phải lo… Dến bây giờ, ít người biết đến sự kiện đó, chỉ một ít người nhớ lại “chuyện ngày xưa”, mà thực tình, nhớ làm gì, trước mắt còn lo bao chuyện khác…



17 tháng 2, 2014

MIÊN MAN MỘT !



Đúng là mỗi thế hệ mỗi khác, mỗi tuổi mỗi khác, mỗi nhà mỗi khác. Trước đây khi còn bé, mình luôn mong ước được cùng bố, mẹ đi đâu đó; kể cả đến với tuổi ngoài 50 cũng luôn mong được cùng bố mẹ đi thăm nơi này, nơi khác; chắc các Cụ cũng hiểu được lòng con trai, nên bảo đi đâu, các Cụ cũng ừ; nhưng trong lòng các Cụ lại lo lắng đến những khoản con trai phải chi trả cho các chuyến đi. Với tôi bây giờ, mong muốn được cùng bố mẹ đi thăm bà con sẽ không bao giờ có thể thực hiện được nữa; biết làm sao được!!! Với chiều ngược lại, từ khi được gọi là Cha, đi đâu tôi cũng “càm cắp, tha lôi”, bản thân mình thì như “ lạc đà”, “con ở”; nhưng trong lòng hãnh diện mỗi khi đưa vợ con đi chơi như được dắt Chó Nhật đi công viên vậy.



Tết  này, và thực tế là vài năm gần đây, tôi cảm thấy đơn côi vô cùng, nếu tôi có “cao kiến” gì đưa ra, thì riêng mình đứng về một phe, tự thực hiện một mình; vô duyên hết chỗ nói. Mấy ngày tết, gọi mấy ông bạn, ai cũng “Tôi đang bên Ngoại”, “Tôi đang đưa cả nhà đi chơi”…Chán!!!  Hôm sau gọi lại, vẫn điệp khúc ấy... Thôi được, đã thế thì tôi chơi với  em “Diệu” vậy, “em” lúc nào cũng tử tế với tôi hơn ai hết;  lúc thì ở nhà, lúc thì ra quán, ai gọi cũng mời ra quán, không mời về nhà nữa. Cuối cùng, hết tết cũng gặp được Thanh Hà, XuânPhúc trên đường Thái Hà; Ngồi một lúc thì Địch, bạn học cùng Hà đến, trong “trạng thái tết” nên càng vui; sau một hồi hàn huyên, Địch đề xuất : về nhà Địch cho ấm; chần chừ chút rồi tất cả lên đường. Nhà của Địch nằm sâu trong ngõ nhỏ, đi từ đường Hoàng Văn Thái, trong khu vực sân bay Bạch Mai; nhà cửa được xây cất tỷ mỷ, trang điểm chu đáo; vừa ngồi xuống ghế thì “chủ nhà” ra chào khách, trên tay có một đĩa nem rán nóng hổi cùng chai rượu nên nhà cửa xem ra có vẻ đẹp và ấm cúng hơn thực tế nhiều.... Nhâm nhi được chút thì có tiếng động cơ điện ro ro, tôi đang ngơ ngác thì Địch giải thích: đó là máy bơm của nhà máy nước. Thế ah, đây là nhà máy nước Sân bay Bạch Mai? Tiếng ồn ào của động cơ điện đưa tôi về với kỷ niệm của 35 năm trước…...

 Năm1978, tôi về Hà Nội học, náo nức đi tìm bạn bè; hình như là đi xe buýt đến Ngã tư Sở sau đi bộ đến đây, sau một lúc trình bày, anh cảnh vệ cũng cho vào doanh trại, anh chỉ dẫn: “đi qua khu vực nhà máy nước, đến dẫy nhà đầu tiên, phòng số 3, đó là phòng bạn em đang ở”.  Hồi đó khu vực này toàn sình lày, lúp xúp, rào dây thép gai, trời rét, gió thổi rào rào, không có gì che chắn, tóc hết lật phải lại lật trái, nước mắt giàn rụa. Hơn ba mươi năm rồi, không biết bạn tôi có dịp nào quay lại nơi đây chưa? Thẽ thọt gõ cửa, sau lời mời vào, với âm giọng quen thuộc; tổi đẩy cửa, trước sự ngõ ngàng của ông bạn đang trùm chăn trên giường, ngồi học; Oh sao biết tao ở đây mà tìm; Tôi trả lời: thích thì tìm được thôi!!!
Đến ngày hôm nay, thì việc tìm bạn hay tìm thông tin gì cũng vô cùng đơn giản, nghĩ lại hồi đó,  tự mình cảm thấy phục mình thật; phục ở chỗ tìm được, nhưng cao hơn là phục ở sự kiên trì; muốn tìm ai, thì có thể bỏ ra nhiều thời gian, nhiều ngày “quần nát” mặt đất để tìm bằng ra, với mục đích chỉ để nhìn thấy bạn mình thôi. Hồi đó, mấy anh lớn tuổi hơn, kể chuyện: “sau giải phóng Miền Nam, các anh đi tìm người thân ở một con phố thuộc Nha Trang mà mấy ngày mới thấy; chẳng là, mới giải phóng, người đi người ở, không ai biết ai; với lại, nghe giọng Bắc người ta cũng ngại… Hai người đi hai bên phố, cách một nhà, hỏi một nhà; hôm đầu không thấy, hôm sau, lập lại điệp khúc đó với số nhà còn lại thì tìm được người cần tìm”. Tìmh cảm con người hồi đó hình như nó thiêng liêng lắm, chẳng bù cho bây giờ: Mobile giắt túi hai ba cái, đứng cách nhau vài km thì lại trả lời :Tau đang đi công tác xa….; tối đến nếu gọi lại thì ò í e….. Nhưng cũng phải thông cảm thôi, rượu bây giờ nhiều andehit, không tìm cách trốn mà cứ tram phan tram thì làm sao còn nói chuyện với nhau được nữa?.
Sau màn chào hỏi Tự Minh nói nhanh: “Chiều tao phải lên lớp, để tao báo cơm trưa, ăn với tao, rồi cùng đi, để hôm khác gặp lâu hơn”. Hôm đó là chủ nhật nhưng lớp của Minh vẫn phải học.
Hội quân trước tết âm lịch,chẳng triệu tập được thêm Thanhphi,Thọ Hùng,Cúc,Lân,...

Tiếng động cơ máy bơm vẫn re re; Địch lại nâng chén, hình như chén thú ba hay bốn gì đó; điện thoại tôi rung rung, mở máy, bạn tôi hỏi: “bao giờ về để tao đến chơi?”tôi hỏi: đi với ai? bạn nói: một mình; tôi hẹn: “giờ là năm giờ kém mười lăm, đúng sáu giờ tới nhà thằng Tuấn nhé”( Tuấn là bạn chung của hai đứa); Địch  nhắc “bây giờ là bảy giờ mười lăm”. Tôi không nói gì, đúng là “trứng cãi vịt”, đồng hồ trước mặt tôi còn phải nhắc?; nghĩ bạn say nên không tranh luận nữa; được một lúc, tôi thấy đồng hồ chỉ năm giờ kém hai mươi, tôi nhắc Địch : pin đồng hồ nhà mình yếu rồi, nó không đẩy được kim phút lên, quay nguợc rồi; Phúc, Hà cười, Địch nhắc tôi: “ông nhìn qua gương nó thế đấy”; Oh thế ah. Thôi, tôi phải đi tiếp đây…. và cheeệng choaaaạng đứng daaaaậy, chia taaaaai mọi ngườiiiii….



Một cái tết buồn vui lẫn lộn! chắc ít ai có được.


11 tháng 2, 2014

LỜI CHÀO ĐẾN TỪ TÂY NGUYÊN

  1. Theo đề nghị của một số thành viên của 10C Family,quản trị mạng xin giới thiệu lại những chia sẻ của ÔNG GIÀ TÂY NGUYÊN trong một comment của bài TẤT NIÊN  thành một bài viết riêng để mọi người "dễ" tìm thấy & cảm nhận được một bức tranh về Tây Nguyên-một điểm đến mà 10C Family sẽ đến trong một tương lai gần ...

Nhân dịp năm mới Giáp Ngọ Ông Già Tây nguyên xin chúc Cô Trâm cùng tất cả thành viên 10C FAMILY có một sức khỏe tốt hất để cùng nhau có những cuộc vui chơi trên mọi miền đất nước giống như chuyến đi Huế - Đà nẵng vừa qua. Ông Già tây nguyên rất mong một ngày gần đây được đón tiếp các Bạn tại tây nguyên, một vùng đất có rất nhiều danh lam thắng cảnh có cà phê ngon nổi tiến thế giới. Trước khi đến với Tây nguyên OGTN xin giới thiệu với các bạn sơ qua về tỉnh mình nhá:

Đắk Lắk là một trong những tỉnh giàu tiềm năng về du lịch của Việt Nam vì Đắk Lắk có nhiều di tích, thắng cảnh và có truyền thống văn hóa đa dạng. Đặc biệt, Đắk Lắk có Bản Đôn là một địa danh đã được đưa vào bản đồ du lịch thế giới vì truyền thống săn bắt, thuần dưỡng voi rừng và Buôn Ma Thuột được xem như là một trong những "thủ phủ cà phê".
Đắk Lắk có bản sắc văn hoá đa dạng như các trường ca truyền miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu; như các ngôn ngữ của người Ê Đê, người M'Nông...; như các đàn đá, đàn T'rưng, đàn k'lông pút... Đắk Lắk cũng là một phần của Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có các ngôi nhà dài truyền thống của người bản địa mà theo huyền thoại có thể "dài như tiếng chiêng ngân" hoặc các bến nước tại các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở các buôn làng ở Đắk Lắk còn có những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và kể cả thuyền độc mộc đẽo từ những cây rừng lớn nguyên vẹn.

Cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất. Vì những lý do trên, Buôn Ma Thuột hay được gọi là là "thủ phủ cà phê". Chỉ riêng ở Buôn Ma Thuột, các quán cà phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ vào một quán thôi thì cũng phải mất cả năm mới đi giáp một vòng. Các quán cà phê ở Buôn Ma Thuột hầu hết đều được đầu tư rất lớn và có phong cách riêng để thu hút khách, tuy nhiên hấp dẫn nhất với du khách thường là các quán có phong cách Tây nguyên như quán Pơ lang, Thung lũng hồng, Chuông đá... Đặc biêt, có một quán cafê mở cửa vào các ngày thường và chỉ mở vào những đêm sáng trăng. Một quán cafê trữ tình, lãng mạn thường được các đôi lưa yêu nhau và khách du lịch chọn làm điểm hẹn. Đó chính là quán Cafê lãng mạn nhất Buôn Ma Thuột: Càfê Vườn Trăng (http://vuontrang.e-mail.com.vn) Giờ đây người ta hay nói: Đến Đắk Lắk mà không đi uống cà phê thì coi như chưa đến Đắk Lắk. Đi uống cafê mà chưa ghé qua Vườn Trăng vào những đêm trăng thì quả thật bạn chưa hiểu hết hương vị của cafê Tây Nguyên.

Thắng cảnh
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nên có rất nhiều thắng cảnh đẹp như: Hồ Lắk - Lắk; Hồ Ea Súp Thượng - Ea súp; Hồ Ea Kao - Buôn Ma Thuột; thác Krông Kmar - Krông Bông; thác Đray Sáp,thác Đray Nu, thác Gia Long - Krông Ana; thác Thủy Tiên - Krông Năng; Thác Bay - Ea Sô;Thác Đray K'nao - Ma đ'rắk...

Các điểm du lịch ở thành phố Buôn Ma Thuột
Tại Buôn Ma Thuột, du khách có thể dễ dàng đi bộ tham quan các điểm di tích lịch sử cách ngã 6 trung tâm thành phố một bán kính không quá 2 km là: Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk -Biệt điện Bảo Đại cũ, Toà Giám mục tại Đắk Lắk,... Cũng có thể đến với làng văn hoá buôn AKô Đhông đầy bản sắc họăc ngắm câyKơ nia cổ thụ giữa lòng thành phố (trong khuôn viên nhà văn hóa trung tâm ngay) sát Ngã 6 Ban Mê... Du khách còn có thể chọn việc thưởng thức hương vị cà phê Ban Mê tại các quán có phong cách Tây nguyên như Làng Cà phê Trung Nguyên, Cà phê Pơ lang, Cà phê Thung lũng hồng, Cà phê Chuông đá, Quán Văn...

Ngã 6 Ban Mê
Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên giao điểm của quốc lộ 14 và quốc lộ 26 đi qua thành phố. Ở đây cóTượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố cũng giống như Tháp Eiffel của Paris hay Tượng Nữ thần Tự do ở New York.






  1. Tài khoản của "Ông già Tây Nguyên" bị mất tiêu...mãi tôi cũng tìm được lối vào lại blog của lớp bằng một con đường mới,xin lỗi mọi người vì sự chậm chễ này...NTH đang gặp câu hỏi khó,không thấy trả lời thanh phi mà cũng chưa thấy "chuyển" là ra làm sao?


    1. Trời TÂY NGUYÊN xanh.

      Hồ trong nước xanh.
      Trường sơn xa xanh.
      Ngút ngàn cây xanh.
      Bài ca TÂY NGUYÊN em yêu trọn đời.
      Cầm tay anh đưa em đi trên đường dài...
      Xin chào OGTN trên mảnh đất CAO NGUYÊN hùng vĩ!Welcome OGTN đã trở về nhà!
    2.    HÙNG NHUNG17:41 Ngày 07 tháng 02 năm 2014
      1. Sao Ông Già Tây Nguyên lại cặp kè với GNTQ thế? lâu lắm "mất tăm", bây giờ phải chiêu đãi đi chứ hihi

        1. Có một sự "gần gũi" của GNTQ & OGTN khi đổi chỗ các kí hiệu chữ cái

        2. Hát tiếp TP nhé: ...YÊU EM anh đã từng xông pha trong lửa đạn...

Bài viết giới thiệu về BMT thật đầy đủ,xúc tích,thu hút khiến chúng tớ muốn bay về thành phố Đại Ngàn tụ tập lắm rồi đó!OGTN được đào tạo ở đâu mà chuyên nghiệp như 1 tour guide thế?Tầm cỡ như Bộ trưởng Bộ Văn Hóa và Du Lịch viết trình UNESCO!



  1. Chào NHN - OGTN . Đáng lý đây là bài viết để đưa lên Blog ở bài chính chứ nếu viết dưới dạng commet thì nhiều người rất dễ bỏ qua không xem khi có bài mới. Đọc vẫn nhận ra "giọng văn của khoa văn ĐHXD" phải không OGTN ( ong già) đốt thì đau lắm bởi OGTN viết đúng theo chủ đề của du lịch Việt nam 2014 "Đâị ngàn Tây nguyên". Chúc OGTN năm mới khỏe mạnh, gia đình An khang- Hạnh phúc,vạn sự như ý và thường xuyên vào Blog tham gia cùng 10cF nhé. Gửi lời chào từ HN và Nam Viêm - Phúc Yên quê nhà

  2. Song ca nam nữ: Bài ca Tây Nguyên dành tặng cho Giai Nhân Tuyên Quang và ÔNG GIÀ TÂY NGUYÊN.
  3. Cặp: "Song ca nam nữ: Bài ca Tây Nguyên dành tặng cho Giai Nhân Tuyên Quang và ÔNG GIÀ TÂY NGUYÊN." của Thanh phi và H3 đưa ta chỏ về một thời để nhớ.