29 tháng 4, 2018

Thành phố Tuy Hòa; Đầm Ô Loan; Gành Đá Đĩa; Nhà Thờ Măng Lăng; Thăm nhà Nguyễn Anh Dũng, tại Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn

Theo lịch trình sáng ngày 19/4/2018,  Đoàn có thời gian đến 10 giờ sáng để mọi người thăm quan, khám phá thành phố Tuy Hòa. Đây là thành phố trung tâm tỉnh, mới được năng cấp từ thị xã lên thành phố sau khi tách 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa vì vậy thành phố này đang trong thời kỳ xây dựng mới với dân số chưa đông .Nhưng đây lại là một lợi thế để thành phố Tuy Hòa có thể quy hoạch theo hướng đô thị hiện đại mà không vướng mắc với quy hoạch đô thị cũ. 5 giờ sáng đã có thành viên của đoàn lao ra biển tập thể dục và tắm sáng. 6 giờ 20, mặt trời đã chói chang trên nóc tòa nhà VINCOM PLAZA chếch phía bên kia đường báo hiệu một ngày nắng nóng bắt đầu. Phòng của Minh, Nam, Lân, Cương đã uống chè chờ đến giờ đi ăn sáng

Một góc đường Hùng Vương
Tối hôm qua hẹn 7 giờ sáng toàn đoàn sẽ ăn sáng tại nhà hàng dưới tầng 1 khách sạn, nhưng 6 giờ 30 trưởng đoàn đã phát lệnh gọi  nhạu đi ăn. Vì ăn Buffet  (ăn tự chọn) nên ai nấy tự động vào chọn món ăn rồi ra bàn ngồi. 7 giờ 15 ăn xong, mọi người rủ nhau đi ngắm biển . Khoảng cách từ khách sạn Hùng Vương ra bãi tắm Thuận Thảo gần nhất cũng khá xa ( Khoảng gần 700m). Mọi người ra bùng binh rồi rẽ trái theo đường Trần Phú, qua đường Trường Chinh, Lê Duẩn đến đường Độc Lập ven biển. Tuy Hòa tuy có bờ biển dài nhưng do có nhiều dòng hải lưu ngầm , sóng to nên ít có bãi tắm được và đẹp. Khi đoàn ra thủy triều đã xuống nhưng sóng vẫn xô bờ mạnh nên việc chụp ảnh sát mép biển rất khó khăn (nhiều người đang đứng cách mép nước khá xa vẫn bị sóng đánh cho ướt quần áo). nhưng để có những tấm ảnh đẹp mọi người cũng phải đành chịu ướt thôi.




 (Đôi bồ câu Tú - Xuyến ra muộn nên không có ảnh chung vơi đoàn đành chụp riêng vậy)
 Chụp hình rồi rảo bước trở về khách sạn nghỉ ngơi tránh nắng, trong khi một số còn tranh thủ lượn qua chợ phường 7 xem các mặt hàng ban ngày có khác gì ban đêm tối hôm qua đi khộng. 9 giờ 10 mọi người chuyển đồ đạc xuống sảnh làm thủ tục trả phòng và chờ xe đến để đi tiếp hành trình tiếp theo.
10 giờ xe đến , đoàn xếp đồ lên xe theo đường Trần Phú rẽ theo đường Lê Duẩn ngược lên hướng bắc. Đến cơ sở 2 cửa hàng đặc sản Phú Yên (nằm trên đường Lê Duẩn tại An Phú), đoàn dừng lại vào thăm quan xem đặc sản của Phú yên được giới thiệu như thế nào.Ở đây có Bò một nắng, có muối kiến vàng dùng chấm bò một nắng, Mực một nắng, Mắt cá ngừ đại dương, cá ngừ đại dương thái lát...ồn ào hỏi han nhưng rồi ít người mua vì thời gian còn dài nên sợ đồ tươi sống dễ bị hỏng lại lỉnh kỉnh khi di chuyển.


Mắt cá ngừ đại dương
Bò một nắng và túi muối kiến
Rời nhà hàng đặc sản Phú yên cơ sở 2 đoàn đi tiếp theo đường ven biển, qua xã An Hòa, Cầu An Hải bắc qua đầm Ô Loan vào nhà hàng hải sản Thúy Kiều. Nghe nói, xem bản đồ, trực tiếp quan sát một góc đầm từ nhà hàng Thúy Kiều mới biết đầm Ô Loan rộng thế nào

. Đang trưa nắng vào nhà hàng gió mát mọi người tranh thủ tìm võng ngả lưng chờ cơm trưa. Bữa trưa được dọn ra với 3 mâm bàn tròn. 2 mâm con gái và mấy chàng không dám uống rượu đã làm thủ tục chào mâm ngay, còn một mâm 9 chàng nhẹ nhàng khởi động ( vẫn còn thòm thèm)  hết có 3 chai 33 rượu táo mèo để đủ làm bớt cái tanh của đồ hải sản (với lời động viên: Trưa nắng, đường còn dài, thôi dành cho bữa tối). Lúc đang ăn chẳng hiểu cao hứng thế nào mà có vụ thành lập hội đồng để xét xử vụ "Nhàn - Hội" với đầy đủ ban, bệ đàng hoàng (có đầy đủ cả trưởng, phó ban, thư kí....) bàn bạc có lúc kịch tính và căng đến nỗi phó ban phải đề nghị lúc đó phải gọi xe cấp cứu chờ sẵn để sử lí tình huống không người nọ thì người kia. trong lúc bàn bạc Hoa Mai còn đòi phạt Hoài Nam ( phó ban) nếu còn dùng từ không chuẩn thì từ lần sau trở đi Hoài Nam sẽ bị phạt 500. Chàng ta đồng ý ngay (vì 500 đồng khác với 500 nghìn do Hoa Mai nói không hết ý. Vậy mà cả chiều và tối các đối tác trong cuộc đều im lăng, đi nhẹ, nói khẽ ,cười duyên làm cho đoàn chưng hửng vì phải nín thở đợi chờ xem sao




Vì lịch trình tối đoàn còn qua nhà Dũng ở thành phố Quy nhơn nên 13 giờ chiều đoàn đã lên xe đi tham quan Ghềnh đá đĩa mặc cho ngoài trời đang còn nắng ban trưa.13 giờ 15 đoàn đến cửa khu du lịch Ghềnh đá đĩa. Tranh thủ tập họp chụp hình chung ngoài cổng xong, đoàn nhanh chóng di chuyển vào phía trong ghềnh. Cảnh quan đường vào ghềnh nơi đây tương đối đẹp do vậy mọi người vừa di chuyển vừa sẵn điện thoại thông minh cầm tay chụp hình cho mình và cho bạn. Đoàn trèo xuống ghềnh tập chung chụp ảnh chung rồi mọi người nhanh chóng tản ra, nhóm tham quan theo kiểu "lướt sóng" xong trước nhanh chóng leo lên ra ngoài cổng tìm nơi nghỉ mát và uống nước dừa. Nhóm mải chơi vừa khám phá quanh ghềnh vừa tìm cho mình những góc ảnh đẹp để chụp. Trong một vùng tương đối mát có một đoàn du khách khác đang hạ trại,vừa ăn vừa uống vừa hát Karaoke vang cả một góc ghềnh.




  14 giờ 05,nhóm cuối cùng ra đến cổng. Không kịp để cho nhóm cuối bổ dừa uống nước, mọi người lại lên xe tiếp tục hành trình. Nen theo đường ven biển đoàn, đến nhà thờ Măng lăng. Đây là nhà thờ được xây dựng theo kiểu kiến trúc Pháp cổ, theo lối Gothic. Đây cũng là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt nam. Là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của linh mục Alexandre de Rhodes in vào năm 1651 tại Roma. Nơi đây cũng gắn liền với Á thánh An Rê Phú yên, một thánh tử vì đạo. 14 giờ 25, xe dừng trước cổng nhà thờ. Tranh thủ chỗ bóng cây mọi người tập chung chụp ảnh trước cổng rồi vào nhà thờ. Trước tiên mọi người vào một đền  là một cái hang trong lòng quả núi nhỏ gọi là đền Á thánh An Rê Phú yên,  nơi  lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt nam và là nơi giảng đạo của Á thánh An Rê Phú yên sau đó mới vào tham quan nhà thờ và cảnh quan bên ngoài.


Lối vào đền Á thánh Anđrê Phú yên

Bản sách chữ Quốc ngữ đầu tiên của linh mục Alexandre de Rhodes in vào năm 1651 tại Roma
Nơi giảng đạo trong đền Á thánh Anđrê Phú yên
 Sau gần 30 phút chụp ảnh, thăm quan mọi người lên xe rời nhà thờ Măng lăng hướng ra đường quốc lộ 1A,  qua cầu Ngân sơn (bắc qua sông Kỳ Lộ), cầu Nhân Mỹ (bắc qua sông Vét), cầu Tam giang (bắc qua sông Tam giang ), ngược lên thị xã Sông Cầu. Không biết lứa học sinh 10cf Plus ngày  xưa học lớp 4 ( cấp I ) có ai phải học thuộc lòng bài thơ "Nhớ Dừa" của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh này không? nhưng với Tôi, đến giờ tôi vẫn nhớ từng câu, chữ do phải học thuộc lòng nên rất háo hức khi được vào Bình định. Để mong muốn xem dừa Tam quan có như trong bài thơ đã từng được học không. Nhưng đến khi biết Tam quan nằm ở phía bắc Quy nhơn (cách khoảng 80 km), đoàn không đến đó thì buồn hẳn. Nhưng khi đi qua khu vực thị xã Sông cầu với những rừng dừa ẩn hiện cũng làm thỏa lòng du khách rồi. Vì xe đi theo đường tránh thị xã Sông Cầu nên cả đoàn không có một tấm ảnh nào chụp chung với rừng dừa nơi đây. Xe qua vịnh Xuân đài, qua cầu Bình phú rẽ vào đường 1D ( Đông bắc Sông cầu) đến Ghềnh Ráng đia phậnQuy nhơn, Bình Định. ( ranh giới giữa 2 tỉnh hiện nay có 2 resort phía Phú yên có Bãi Bàng Resort,phía Bình định có AVANI Quy nhơn resort & Spa).

 Vịnh Xuân Đài
Vào thành phố Quy nhơn,  xe chạy theo đường ven biển An Dương Vương. Sau một hồi vòng vèo trên các phố để tìm mua đồ làm quà cho đoàn. 17 giờ xe dừng ở khách sạn Ý Linh (18 Nguyễn Huệ). Một lệnh ban ra :Thời gian từ giờ cho đến 18 giờ 30 mọi người tùy ý sử dụng. Đúng 18 giờ 30, mọi người có mặt trên xe để đi đến thăm nhà Dũng ( một thành viên của 10cf Plus trên đất Quy Nhơn) và đi ăn tối  Đã đi ra biển sang ngày thứ 2 mà không được tắm biển nên nhiều người có vẻ bức bách lắm nên nhận phòng xong đã có nhiều người nhanh chóng lao ra với biển (vì bên kia đường đối diện với khách sạn biển xanh đang vẫy gọi). Tắm một chút cho thỏa lòng với biển, mọi người chia sẻ nhau thời người trước kẻ sau về phòng kịp tắm tráng nước ngọt.

18 giờ 30, xe rời khách sạn theo đường Nguyễn Huệ qua bia kỷ niệm tập kết quy nhơn, qua tượng đài Cha, con ( Tượng đài về 2 cha con Bác Hồ : Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Tất Thành tại quảng trường ngã 3 Lý Thường Kiệt,An Dương Vương, Nguyễn Huệ) ra đường An Dương Vương tới phường Ghềnh ráng. Rời đường An Dương Vương xe quẹo vào đường số 1 sang đường Pham thị Đào qua quán gà nổi tiếng Sáu Cao tới quán Vườn Soài rẽ vào đường Trần Thị Lý. 18 giờ 40, xe dừng trước cổng nhà Dũng. Từ trên xe mọi người đã thấy Dũng đang đứng chờ sẵn ở cửa. Thấy xe đến, Dũng ra tận cửa xe bắt tay từng người, mời mọi người vào trong nhà. Với lượng người cả chủ và khách hơn 30 người thật khó khăn cho việc đón tiếp khách của kiểu nhà ống mặt phố của Dũng nhưng vì là bạn bè mọi người không câu nệ nên mọi việc đều ổn thỏa sau cái bắt tay, hỏi han, ổn định chỗ ngồi.(vừa lúc đó chàng lãng tử của 10cf plus Lê văn Đức đi theo một hành trình riêng cũng đã tới nhà Dũng để nhập theo hành trình của đoàn trên đất Quy Nhơn)  Hôm nay đoàn được gặp bà Kim mẹ của Dũng. Nhìn bà còn khỏe mạnh, minh mẫn mọi người mừng lắm. Ngoài Dũng và mẹ của Dũng còn có 2 em gái và cậu em rể của Dũng cũng tham gia tiếp khách .Được gặp các con bạn của Dũng từ miền quê Phúc yên vào Mẹ Dũng mừng lắm. Mẹ nắm tay hỏi thăm tình hình ngoài bắc dạo này ra sao. Sau một hồi Trò chuyện, Văn Minh thay mặt đoàn có lời cảm sự đón tiếp chu đáo của gia đình đối với đoàn. Cô Liên cùng bạn Văn Minh đã trao cho gia đình một bức tranh làm kỷ niệm ngày 10cf Plus vào thăm nhà bạn Dũng. Thay mặt gia đình bạn Dũng cảm ơn đoàn và mời đoàn sang nhà hàng Vườn Soài ngay cạnh nhà để dùng bữa tối thân mật. Đoàn vui vẻ nhận lời và cùng nhau di chuyển qua nhà hàng.




Khi đoàn sang nhà hàng, nơi đây bạn Dũng đã chuẩn bị chu đáo ngoài một dãy bàn dài đã được sắp xếp sẵn còn có cả băng rôn, loa đài. Mọi người vào mâm, ôn ào, náo nhiệt chúc tụng  đến 19 giờ 10 Vợ chồng Hiền " Đỏ" nghe tin đoàn tới cũng ghé qua tham dự giao lưu. Trong quá trình đoàn giao lưu với gia đình, Bà Kim (mẹ Dũng)  cũng đi từng bàn hỏi thăm,kiểm tra đồ ăn và xem các con ăn thế nào, có vấn đề gì không. Sự quan tâm của mẹ đối với các con thật đáng trân trọng biết nhường nào. 21 giờ 15 đoàn chụp hình lưu niệm tại nhà hàng và hát vang bài ca truyền thống : "Trường ca Bến tre" và Nối vòng tay lớn trên đất Quy Nhơn. (Phải nói rằng do "nhiễm điện" và dùng máy ảnh nhỏ để quay nên chất lượng hát và quay trong clips không được như mong muốn)





21 giờ 20 đoàn chia tay gia đình lên xe ra về với lời hẹn với Dũng: sớm mai gặp lại để cùng đoàn ăn sáng và đi Kỳ Co..Lúc xe qua chợ đêm Quy nhơn ( nằm trên phố Lê Lai  trước cửa nhà văn hóa lao động tỉnh Bình định). Một số người xuống đi chợ, số còn lại về khách sạn.  về đến nơi, người lên phòng nghỉ ngơi, nhóm thì tụ tập ngồi bên đường trước cổng khách sạn uống cà phê, sinh tố ngắm biển, ngắm thành phố về đêm 
22 giờ 45 mọi người  đã về hết khách sạn, kết thúc ngày hoạt động thứ 2 của đoàn trên đất Tuy Hòa và ngày đầu tiên trên đất Quy nhơn


25 tháng 4, 2018

Thăm thành phố Tuy Hòa: Ghềnh Ông, Vũng Rô, Chinh phục mũi Đại Lãnh - Điểm cực đông của Tổ Quốc

Đúng lịch, sáng 18 tháng 4 năm 2018  10cf Plus đã xách va li lên và đi...
5 giờ sáng ngày 18 , ba đoàn Phúc yên, Bắc Giang và Hà nội đã nhập làm một tại sảnh E ga nội địa của sân bay Nội bài. Vồn vã , bắt tay, chào hỏi như lâu lắm mới gặp lại nhau rồi nhanh chóng xếp hàng làm thủ tục, di chuyển về sảnh A vào phòng chờ. Thu quân tại phòng chờ chưa kịp bỏ đồ ra ăn sáng đã lại vội vàng xếp hàng lên máy bay. Thật may máy bay đúng hẹn không chậm chuyến nên 6 giờ 50 đoàn đã qua hành lang đứng trước cửa chờ vào máy bay
7 giờ, đoàn đã ổn định chỗ ngồi. Rất may do làm thủ tục theo đoàn nên cả đoàn được ngồi cùng một chỗ (từ hàng ghế 9 đến hàng 13) tuy có đôi chỗ xen kẽ
Hôm nay nhiều người vào Phú yên nên máy bay kín chỗ. 7 giờ 20 máy bay đã rời đường băng cất cánh hướng về sân bay Tuy Hòa. Trời nắng nên khi máy bay xuyên qua mây lên độ cao hành trình, ánh nắng chói chang đã rọi qua cửa sổ máy bay nên mọi người phải kéo cửa sổ xuống vì vậy không còn được nhìn thấy biển mây trắng xốp đang bồng bềnh trôi bên dưới cánh máy bay. 8 giờ 50 phút máy bay hạ độ cao hướng ra biển để vòng lại hạ cánh xuống sân bay Tuy Hòa. Lúc này qua cửa sổ máy bay chúng ta có thể thấy cửa sông Đà Rằng (một con sông bắt nguồn từ con sông Ba chảy từ Tây nguyên về đến Phú yên được đổi tên thành Đà rằng), Một bờ cát dài ôm lấy biển phong cảnh đẹp đến ngỡ ngàng

 9 giờ 05, máy bay hạ cánh xuống sân bay Tuy hòa an toàn. Xuống sân bay đoàn tập chung làm một kiểu  ảnh trước khi vào nhà ga làm thủ tục ra sân bay, mặc kệ an ninh hàng không thúc dục rời vị trí để đảm bảo an toàn bay.
 Vào ga tới cửa kiểm tra ra sân bay, đoàn đã nhìn thấy Dương Hoài Nam, Phan Huyền Nhung và Cao thị Liên đã đứng đón đoàn tự bao giờ. Mừng rỡ, bắt tay, ôm hôn, chào hỏi lần lượt từng người giữa 2 đoàn Nam- Bắc mọi người kéo nhau ra sảnh chụp ảnh kỷ niệm nơi đến sân bay Tuy Hòa


9 giờ 30, xe rời sân bay Tuy Hòa hành trình khám phá Phú yên của 10cf plus bắt đầu. Do gần trưa, trời nắng gắt nên đoàn quyết định đảo ngược hành trình sáng - chiều của ngày đầu tiên. Rời sân bay, xe chạy theo đường Hùng Vương về trung tâm thành phố rẽ theo đường Trần phú ra đường Lê Duẩn, men theo đường ven biển đến ghềnh Ông, bãi xép.
10 giờ , xe đưa đoàn đến Ghềnh Ông. Trước tiên đoàn leo lên triền đồi nơi đã từng là phim trường của bộ phim " Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh' dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Lối lên vẫn còn những vườn hoa mới trồng để tạo cảnh quan . Mùa này cỏ lụi, cháy nắng do vậy không còn thấy cỏ xanh ngát, mượt như nhung trong phim. Cỏ ở đây cũng giống như cỏ ở những triền đồi miền trung du phía bắc, có khác chăng đó là thêm những bụi xương rồng gai và vực sâu với biển xanh ngăn ngắt


Dừng chân chụp hình, thả hồn cho trí tưởng tượng trong "cái nắng, cái gió" miền trung cũng đủ làm cho những trái tim của các chàng , các nàng tuổi U 60 trở nên mềm yếu. Với tâm hồn thư thái như nhận được "  vé đi về tuổi thơ" vậy. Trong quá trình chụp ảnh, tạo hình, tạo dáng quậy và đẹp có chàng  Hoài Nam, nàng Huyền Nhung.... và có lẽ không ai bằng là anh chàng "thượng sỹ" Trần Bình







Rời phim trường 'Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh", đoàn xuống chân đồi vào bãi xép, ghềnh Ông . Đây là một bãi tắm nhỏ bên một ghềnh,vách đá dựng đứng.  Đúng với cái từ " xép" của nó. Nhưng với bờ cát và những mỏm đá lô nhô của ghềnh Ông cũng tạo nên cảnh quan của một bãi tắm đẹp. Trời nắng nên chỉ có khoảng hơn 1/3 quân số ra thăm và chụp hình tại ghềnh Ông và bãi tắm này. Còn đâu mọi người ở lại nơi nghỉ của nhà hàng ngay lối rẽvào bãi để tránh nắng và nghỉ ngơi uống nước.


11 giờ, đoàn rời ghềnh Ông, bãi Xép quay về thành phố Tuy Hòa theo đường Nguyễn Tất Thành qua Bảo tàng Phú yên và ga Tuy Hòa,  xe rẽ vào đường Lê Trung Kiên đến chân núi Nhạn.
11 giờ 18 phút, đoàn.qua cổng. Có 2 lối lên, một lối đi bộ và một lối lên bằng xe ô tô đi qua tượng đài Núi Nhạn lên đến Tháp Nhạn. Nhưng đường này người ta chặn không cho ô tô du lịch lên nên ai muốn đi theo đường này thì thuê xe ôm chở lên. do gần trưa nên hơn một nửa đi bằng phương tiện xe ôm, số còn lại leo bộ. Con đường đi bộ lên núi đang được chỉnh trang hoàn thiện từ bậc leo cho đến các tượng thần đang được phục dựng ở 2 bên đường. Leo bộ tuy hơi mệt nhưng được ngắm cảnh quan 2 bên đường và ở lưng chừng có một điểm chụp hình với cảnh quan thành phố và cầu Hùng Vương bắc qua sông Đà rằng rất đẹp. Ai không leo bộ để được ngắm cảnh và chụp hình ở đây kể ra cũng tiếc. Khi 2 tốp hợp làm một, đoàn nhanh chóng chụp hình, nghe hướng dẫn viên du lịch giới thiệu xong  nhanh chóng xuống xe để tiếp tục hành trình về vũng Rô ăn trưa.





11 giờ 55, xe rời núi Nhạn hướng về vũng Rô. 12 giờ 23 xe qua bãi Môn dưới chân mũi Điện đến điểm ăn trưa của đoàn là một nhà hàng nổi trong vịnh vũng Rô.(cách điểm tham quan di tích lịch sử cấp Quốc gia bến cập tàu không số vũng Rô gần 3 km). Xuống xe đoàn xuống bến tàu theo ca nô ra nhà hàng nổi. Đây là một trong những nhà hàng mới được khôi phục lại sau cơn bão lịch sử số 12 năm 2017 đổ bộ vào Phú yên trên diện rộng (từ 23 giờ ngày mùng 3/11/2017 đến sáng ngày mùng 4/12/2017) với sức gió giật lên cấp 15 cuốn phăng đi mọi tài sản của các nhà nổi trong vịnh. ( Như chủ nhà hàng nói cơn bão đó đã cuốn ra biển số tài sản của nhà hàng khoảng 700 triệu). Ngồi ăn tại nhà nổi trên vịnh thật thích ,Bồng bềnh, gió mát, các món ăn đều tươi ngon cũng hợp khẩu vị nên mọi thứ gọi ra đều đươc đoàn dọn sạch.( chỉ có món ốc nướng hơi làm khó thực khách nhưng sau một hồi học hỏi kiên trì cũng hết veo). ăn xong sẵn võng và chiếu của nhà hàng các thành viên trong đoàn nghỉ ngơi chờ chiều dịu mát đi tiếp
 Bãi môn


.  15 giờ, đoàn lên ca nô vào bờ. Lên xe đi tiếp vào phía trong chừng 3 km  đến nơi có di tích lịch sử bến cặp tàu không số vũng Rô. Đây là điểm tiếp nhận vũ khí chuyển từ Bắc vào Nam bằng đường biển ( Theo đường mòn Hồ Chí Minh trên biển). Nơi đây có tượng đài  nhà bảo tàng , hang đã từng chứa vũ khí và điểm ghi dấu nơi con tàu trở hàng (chuyến thứ 3) ta phải đánh chìm sau khi bốc hàng không ra kịp bị địch phát hiện. Sau khi nghe thuyết minh về lịch sử bến tàu không số vũng Rô, Đoàn nhanh chóng chụp hình lưu niệm. Phải nói nhờ mặc áo đồng phục mà các tấm hình của đoàn mọi người đều nổi bật và lên ảnh đẹp hơn.



15 giờ 45, đoàn rời bến cặp tàu không số vũng Rô đi lên thăm quan ngon hải đăng mũi Điện và điểm cực đông của Tổ Quốc tại mũi Đại lãnh. 15 giờ 55, xe dừng dưới chân núi. Sau một ngày di chuyển liên tục nhìn lên ngọn hải đăng mọi người không khỏi có cảm giác e ngại, mệt mỏi vì "giời ơi sao cao thế". Nhưng rồi ý chí chinh phục cùng sự quyết tâm đã thắng. Có người xung phong đi trước, mọi người  động viên nhau theo sau nên tâm lý e ngại đã vượt qua. Lần lượt điểm cực đông của Tổ Quốc đón tiếp các thành viên của đoàn. Cảm giác tự hào vì vượt qua mọi khó khăn trở ngại, đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên hùng vĩ đã tạo động lực cho đoàn hát vang bài Trường ca Bến tre đầy xúc động tại nơi đây. Sau khi chụp hình ghi lại dấu ấn đoàn leo lên mũi Điện, trèo lên ngọn hải đăng nhìn ra biển khơi xa , những nơi ngoài biển cả mênh mông các con tàu tiếp nhận được tín hiệu đất liền từ ngọn hải đăng này.




16 giờ 55 đoàn xuống núi, sau một hồi nghỉ ngơi tất cả lên xe về thành phố Tuy Hòa. Nơi đoàn nghỉ là khách sạn Hùng Vương nằm trên trục giao giữa đường Hùng Vương và đường Trần Phú.. Mọi người nhận phòng nghỉ ngơi vệ sinh cá nhân đến 19 giờ 15 xuống xe đi ăn tối tại nhà hàng Năm Ánh số 377 Đường Trường Chinh thuộc phường 7. sau khi ăn xong mọi người đi dạo qua chợ đêm Phường 7 thành phố Tuy Hòa (nằm trên đường Trần Phú) rồi trở về nhà tụ tập nhau theo từng nhóm nhỏ. 


Có lẽ vui nhất là nhóm trên ban công tầng 4, ngoài trà dư còn có các câu chuyện đến "bác Ba Phi" cũng phải chào thua, phục sát đất về tài ứng biến của anh chàng "Đào hoa" số 1 của 10cf  Nhàn " Tài" và đây cũng là điểm kết ngày đầu tiên hành trình khám phá Phú yên của đoàn.