9 tháng 6, 2013

Nhật kí Festival Huế - Đà Nẵng ***5


Ngày 04 tháng 6, 
Thăm  Cù Lao Chàm , phố cổ Hội An

5 giờ sáng chuông điện thoại tôi reo, đầu kia “giai nhân” gọi : đi xuống dưới  đi. Tôi dậy trả lời: ừ  rồi vớ máy ảnh,đồng hồ đi xuống dưới sảnh hotel  đã thấy 4 nàng mặc đồ tắm biển đang đứng đợi. Thấy tôi xuống, cả hội liền đi ra bãi biển để tắm lúc sáng sớm. Ra đến nơi gặp Nhường, Nhường bảo vừa đi một vòng về, tôi vội  bảo ông cầm hộ máy ảnh và coi chị em để tôi quay về Hotel làm công tác vệ sinh sáng đã thành thói quen. 5 giờ 35 tôi quay lại bãi biển lấy lại máy ảnh chụp cho các bạn và cô mấy kiểu làm kỷ niệm (chiều hôm trước cô Trâm mệt không ra tắm được nhưng sáng nay lại ra tắm biển cùng với lớp). Tôi không định tắm (tuy mặc quần sooc) nhưng vì muốn chụp mấy kiểu ảnh ưng ý(vì ngược sáng) nên lúc lội ra ven biển bị sóng đánh ướt cả quần. Đến 6 giờ10 mọi người đã về đến Hotel tắm giặt chuẩn bị cho chuyến đi trong ngày.

7 giờ xe rời hotel hướng về  đường 2 tháng 9. Mấy ngày ở Đà Nẵng tuy không nhìn được vẻ huyền ảo của các cây cầu Rồng, cầu quay…  về đêm nhưng chúng tôi đều lần lượt được đi qua và được ngắm nhìn các cây cầu đó vào ban ngày. 7h 06 phút xe dừng lại trước quán Vỹ Dạ tại số110 đường 2 tháng 9 để đoàn thưởng thức món bún bò Huế tại Đà Nẵng ( xem có khác với món bún bò Huế chính hiệu không? Nhưng ở gần địa lý nên chúng chẳng khác nhau là bao). Ấm bụng, 7 giờ 27 phút xe hướng về Hội an. Đến ngã ba đường tới Hội An, vì có việc bận LTM chào tạm biệt đoàn  để quay lại bay vào TP Hồ Chí Minh lo công việc. Như vậy so với tối hôm qua ( 03 tháng 6), hôm nay( 04 tháng 6) đoàn vắng đi 3 thành viên (LTM, Lý và Kim Chi 69 đã về đoàn của mình). 8 giờ 05 đoàn tới bến tàu du lịch đi Cù Lao Chàm. Trời nắng lại đi biển, đảo nên nhiều người tự trang bị thêm cho mình chiếc mũ chống nắng (được bán nhiều cho khách du lịch ở bến tàu). Phải nói rằng đây là tua du lịch tuyệt vời ngoài dự kiến mà đoàn được DHN tặng. Ngay từ lúc lên chương trình, đã có ý kiến cho thêm vào chương trình chuyến đi này nhưng vì nhiều yếu tố: về thời gian, về sức khỏe, về kinh phí và nhất là không chủ động được phương tiện nên những người lập chương trình không dám đưa vào. Cho đến gần 2 giờ sáng ngày 03 tháng 6 khi nghe DHN nói lịch trình 2 ngày có nói đến lịch đi Cù Lao Chàm – Hội An, đoàn và những người lập chương trình mới ngớ người ra. 8 giờ 13 phút đoàn lên tàu, theo hướng dẫn ai nấy đều mặc lên người chiếc aó phao cứu hộ, 8 giờ 15tàu xuất phát. Phải nói rằng DHN rất cẩn thận và chu đáo nên sau buổi sáng ngày mùng 3 thấy Loan say xe quá mệt , vừa lo cho cuộc đi,vừa lo cho Loan không tham gia được do Loan bị say xe và có thể say  sóng không chịu nổi nên đã có ý kiến định động viên Loan ở lại Hotel không ra đảo nữa. Nhưng có lẽ vì chuyến đi có một không hai và khí thế của cuộc đi nên Loan kiên quyết đi ra đảo. Cũng may hôm ấy biển lặng, sóng êm, lại là tàu cứu hộ cân bằng tốt, không lắc nên nàng Loan lại khỏe ra.

Sau khi tàu ra khơi, mọi người ổn định . Lúc này chúng tôi được thưởng thức món đặc sản thứ 2của đất Quảng Nam: bánh xu xuê ( lúc lên tàu tôi thấy một bịch to được đưa lên lúc này tôi mới biết đó là bánh. Bánh xu xuê giống bánh phu thê thường có ở Bắc Ninh và Hàng Than Hà Nội. còn ngày hôm trước chúng tôi được thưởng thức bánh ít nóng hổi giống như bánh gai ngoài bắc nhưng hình thức có hơi khác một chút). Tàu chạy được một đoạn, sau phút ồn ào của đoàn về bánh Xu xuê , đoàn lắng nghe giới thiệu về Cù Lao Chàm.Thì ra Cù Lao Chàm là một cụm đảo gồm các đảo : Cù lao chàm, hòn dài ,hòn tai… thuộc xã Tân Hiệp, Hội An, Quảng Nam cách cửa Đại 15 km có khu vực dự trữ sinh quyển của thế giới với dân số khoảng 3.000 người.

 Trước tiên tàu đưa chúng tôi tới đảo yến, 8 giờ 53 phút tàu dừng cách đảo yến khoảng 50 m. Đứng trên tàu nhìn những hàng cột tre chui sâu vào vách núi chênh vênh chúng tôi mới biết việc khai thác tổ yến nguy hiểm như thế nào. Đột nhiên trong tôi lại ngân lên khúc ca của bài  Đảo yến một khúc ca: “…Tôi yêu đảo xa vời, từng đàn chim yến lượn lưng trời,mang niềm vui đến biết bao người, mang niềm vui đến cho tình yêu lứa đôi….”. cảm ơn Chim Yến, cảm ơn những con người đã không ngại vất vả nguy hiểm dâng cho đời sản vật quý. Do thời gian chúng tôi không lên đảo mà tàu quay trở lại đưa chúng tôi lượn qua hòn tai ( giống như tai người có cả vành tai lẫn dái tai nhô lên mặt biển) tàu hướng về Bãi làng Cù Lao Chàm. 9 giở 09 phút gần tới hòn chồng chúng tôi ghé vào bãi biển có rặng dừa của hòn ông. Phải nói là bãi biển đẹp và nơi nghỉ lý tưởng của các đôi uyên ương, gia đinh hoặc một đoàn muốn trốn chạy khỏi chốn phồn hoa đô hội về nơi có núi rừng, có biển với vẻ đẹp tĩnh lặng và hoang sơ. Tranh thủ, nhiều chị em ngả người lên võng để thư giãn. Đây là thời gian để các bạn nữ đánh gió cho “Người đẹp Tây đô” để có đủ sức đi tiếp với đoàn. Sau thời gian thư giãn tại nhà vườn 10 giờ đoàn lên tàu rời bãi biển qua  hòn chồng đến 10 giờ13 phút tàu tới bến cập tàu Cù Lao Chàm. Sau màn chào hỏi với bộ phận tiếp đón, đoàn chụp ảnh lưu niệm tại cảng và đi lên đồn biên phòng Cù Lao Chàm Tại Bãi Làng. 10 giờ 22 phút tới đồn biên phòng, đoàn dừng lại chụp ảnh lưu niệm tại cổng đồn. Tại ngã ba cạnh cổng đồn có chú khỉ xi măng tinh nghịch ở dưới biển chỉ đường, mấy chàng, mấy nàng đua nhau chụp ảnh cùng. Vào đến phòng tiếp đón, mọi công tác chuẩn bị đón tiếp đoàn đã xong xuôi. Thật may cho chúng tôi, mấy ngày trước biển đẹp nên chúng tôi được thưởng thức thêm những đặc sản của biển mà riêng có ở Cù Lao Chàm như : Cua đá, ốc vú bằng….giống như các nơi trước, sau lời tuyên bố trịnh trọng của chủ nhà là lời đáp từ của cô giáo chủ nhiệm là giao lưu. Trong giao lưu, có người hỏi về mốc giới biển như thế nào, với bệnh nghề nghiệp DHN tranh thủ phổ biến luôn kiến thức cho đoàn thế nào là đường cơ sở, thế nào là vùng chủ quyền, thế nào là vùng đặc quyền kinh tế ( Chàng DHN hóm thật một mũi tên trúng hai đích vừa được tiếng đưa đoàn đi du lịch vừa tranh thủ phổ biến kiến thức biển đảo mà bắt buộc ai cũng phải ghi nhớ cùng chuyến đi). 11giờ 37 phút tan tiệc tôi thấy TH một mình lỉnh ra ngoài cổng ( Sau mới biết ông bạn tranh thủ lên thăm chùa trên đảo mà không rủ tôi,nói vậy thôi tôi cũng không thể bỏ đoàn để đi theo được). sau một hồi nhốn nháo tất cả đoàn vào ngồi tại hội trường. 11giờ 48 phút giao lưu văn nghệ bắt đầu bằng bài hát về người lính do một đồng chí thượng úy có giọng hát hay của đồn biên phòng thể hiện sau đó đến ca sỹ Thanh “Bồng”, ca sỹ DHN… đến lúc cao trào, bỏ qua các nghi thức các bạn yêu cầu thể hiện một buổi vào lớp ngày xưa của cô giáo chủ nhiệm với “lũ” học trò nhất quỷ nhì ma tuổi ngoại ngũ tuần (lúc này tôi thấy TH về đến cổng vội gọi ngay vào). Tập dượt đôi lần cười nghiêng ngả mới thấy được lớp trưởng hô : Các bạn đứng , Nghiêm. Hoa Mai giữ sổ đầu bài báo cáo thế là cả đoàn lại rũ ra cười để mà chêu chọc. DHN lúc này trở thành nhạc trưởng bắt đầu tổ chức hát , Sau bài Trường ca BếnTre ( Đây là lần thứ 4 đoàn hát từ khi vào Huế và Đà Nẵng) là các bài hát ca ngợi về người lính, về các vùng quê yêu dấu. Buồn cười nhất là khi cô Trâm bảo hát bài “Cùng anh tiến quân trên đường dài” hát về miền quê Vĩnh Phúc, hát về Liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân, chàng ca sỹ DHN không quản ngại đã biểu diễn lời biến tấu của bài hát này làm cả hội trường cười ra nước mắt. Vì sợ ầm ĩ của cuộc vui ảnh hưởng tới anh em trong đồn vào giờ nghỉ trưa tôi hỏi nhỏ anh đồn trưởng có làm sao không để chúng tôi còn liệu. Anh bảo giao lưu không ảnh hưởng gì nhưng quả thật, nhìn tình cảm thầy trò bạn bè như vậy ai chẳng cảm động và chẳng thấy thích. Cuộc vui rồi đến hồi kết vì có thông báo ảnh hưởng của áp thấp nên đoàn phải về ngay. 12 giờ 12 phút chúng tôi chào tạm biệt anh em trong đồn ra bến tàu, 12 giờ 26 phút tàu rời bến Cù Lao Chàm đưa chúng tôi trở về bến tàu cửa Đại. Vì chạy thẳng về bến nên đến 1 giờ 04 phút chiều chúng tôi về tới bến tàu, Lưu luyến chia tay anh em đội tàu chúng tôi lên xe thẳng tiến về phố cổ Hội An. 13 giờ 26 phút chiều, xe dừng trước cổng chợ Hội An để chúng tôi đi bộ vào còn xe vòng đường khác đón chúng tôi ở quảng trường Sông Hoài. Tuy giữa trưa nắng gắt nhưng những người bán vé tham quan du lịch vẫn làm việc mẫn cán nên đoàn dù có muốn đi lướt qua cho biết cũng vẫn phải mua vé tham quan đầy đủ. Qua cổng chợ Hội An rẽ phải vào đường Trần Phú đoàn ghé tham quan hội quán Phúc Kiến lúc này chàng Đức thể hiện rõ năng lực của một người làm công tác du lịch, nhiệt tình hướng dẫn và giới thiệu đoàn các điểm tham quan cùng những tư liệu về chúng. Đối với những người ham thích du lịch thì phố cổ Hội An có nét đẹp mà người ta ưa thích, còn một số người thì cảm nhận như một dãy phố quê  nào, có đâu đó ở ngoài bắc có gì khác đâu. Đến đây đoàn bắt đầu tách tốp vì trưa nắng và xem xét mua sắm nên người tham quan cứ đi tham quan người mua cứ mua. Tôi có nhiệm vụ đi khóa đuôi không để ai thất lạc nên không chụp chung được ảnh đoàn ở đây nhất là với cây cầu kiều nổi tiếng (thôi đành lỗi hẹn để lần sau có thời gian vậy nhé). Vì đầu đoàn ra đã thúc nên cuối đoàn tôi cũng phải thúc dục với các bạn đang mua sắm làm cho các bạn cũng phải vội vàng nên không vừa ý (nhưng thôi mong các bạn thông cảm vì chuyến đi chung của đoàn). 14 giờ 11 phút mọi người thu quân khỏi phố cổ Hội An lên xe tại quảng trường Sông Hoài để quay về Đà Nẵng, 14 giờ 50 xe về đến Hotel để mọi nghỉ ngơi đến 18 giờ tập trung đi ăn tối. Tuy vậy, chiều vẫn còn nhiều bạn xuống biển tắm lần cuối trước khi rời Đà Nẵng. 

18 giờ  đoàn lên xe ra nhà hàng Bến Tre cạnh nhà hàng cơm Việt Nam để ăn tối và cũng là buổi cuối cùng chia tay Đà Nẵng. Vì nhiều lý do nên lúc này đoàn tách làm nhiều nhóm nhỏ, Cô Trâm, Xuân Thu,TH,Tiến Hùng đi ra bắc bằng  máy bay lúc 8giờ 30, Người đẹp tây đô PHN bay vào TP HCM lúc 9 giờ 30. Ngọc Thu, Khánh bay ra Hà Nội sáng hôm sau, Nhường đi tàu vào TPHCM ngày hôm sau. Còn lại 17 người trong đoàn đến 10 giờ 25 phút đã có mặt tại phòng đợi tàu ga Đà Nẵng và cũng vì lý do kỹ thuật mọi người không được ở cùng toa mà tách làm hai, 9 người ở toa số 6 và 8 người (chủ yếu là nam) ở toa số 4. Tàu chậm gần 1 tiếng nên 12 giờ tàu SE8 mới khởi hành rời ga Đà Nẵng ra Hà Nội kết thúc ngày 04 tháng 6, kết thúc ngày thứ 2 Festival của 10 C Family tại Đà Nẵng.