19 tháng 6, 2019

Tản mạn: Một ngày với Ngô Minh Tuấn và lễ hội Đình Chèm


7 giờ sáng chủ nhật một ngày tháng 6
Chuông điện thoại đổ một hồi dài rồi tắt. Mở máy thấy hiện lên dòng chữ : Tuấn ( Toản) 10c bèn gọi lại.
Đầu bên kia là giọng nói quen thuộc của hai thằng "điếc" gọi nhau : Hôm nay lễ hội đình Chèm , tôi mời ông và nhờ ông báo cho hội 10cf ở khu vực Hà nội lên chỗ tôi dự lễ hội và giao lưu với nhau.
Ok, gì chứ báo gặp nhau, đi chơi và đi nhậu thì "tiếp sóng" ngay.
 - Mình về quê từ chiều tối hôm qua rồi, chúc các bạn vui vẻ nhé (Hoa Mai)
 - Trời! báo gì muộn thế , hôm nay tôi có việc lên Thanh Lâm rồi.(Việt Thạch)
 - Tôi đang ở xa Hà nội Phúc ơi.(Quốc Giang)
 - TP ko đi đc. sang nay gap cac ban đai hoc roi cảm ơn HMM. (Thanh Phi)
 - Mình bận không đi được, độ này Bà cụ nhà mình yếu nên phải phụ giúp...Bận, chúc mọi người vui vẻ (Thu Hòa)
 - Hôm nay là ngày giỗ 3 ngày của anh vợ nên tôi không đi được (Trịnh Tấn)
***
Chán chết, bao lần tụ họp nhóm cũng bị hoãn vì lí do này.( dù hẹn trước hay đột xuất đều hiếm có lần đông đủ cả. Nhất là các nàng, còn cánh đàn ông thì khỏi nói đa số 'ới" một cái là tới liền, chỉ sợ sau lại trách: Gấp thế ai mà đi được)
Đang nghĩ may còn có 4 người đi thì chợt nhớ hỏi Thu Hà Nội đi chưa để căn thời gian. Thấy hắn hỏi lại thời gian và địa điểm gặp nhau?
Thôi chết, mừng quá không hỏi Tuấn kỹ rồi
Lại gọi cho Tuấn và thông báo lạị: Ai đi xem hội thì đến sớm mà xem, ai đến nhậu thì 11 giờ gặp nhau ở UBND xã...
***
Kịch, xe xuống ổ gà, quá sót cho xe nhưng vẫn phải cười vì người cầm lái đang mải giới thiệu những địa danh gợi lại kí ức con đường xưa từ bến phà Chèm về Bưởi. Con đường bây giờ vẫn nhỏ mặc dù được thảm bê tông nhựa rộng ra đến mép hàng cây cao Du cổ thụ. Nhưng con đường vẫn còn mang dáng dấp của con đường xưa. Tên làng hai bên đường vẫn thế,  nhưng đâu rồi trường trung cấp Nông lâm, bến phà Chèm nhộn nhịp của " thời xa vắng" mà giờ những nơi đó đã thay tên đổi chủ hay chỉ còn các vết tích xưa đã phai mờ.
Stop, Stop! không được mang xe vào.
Hai chú công an ngồi gác chắn lối xe đi vào lễ hội. Di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia có khác, ngày lễ còn có cả công an đứng gác. Nhưng mà lúc này đã 10 giờ 15 lễ hội chính đã xong , có thấy mấy ai đâu mà không cho vào nhỉ,. thôi đành gửi xe nơi đầu ngõ vậy.
Chẳng biết nhà ông bạn Tuấn ở đâu ,chỉ thấy "ới" điện thoại là khoảng 5 phút sau đã thấy ông bạn tới liền.. Tranh thủ lúc Thu Hà Nội và Hùng Võ chưa tới , ngồi dưới bóng tre ngà râm mát, vừa uống nước, vừa hỏi thăm khai thác đề tài :


Tuấn kể : 
Hồi nhỏ 2 anh em Tuấn, Toản sơ tán cùng gia đình ở Yên bái nơi có nhà máy Z1 của Tổng cục kỹ thuật ( Nay là Tổng cục công nghiệp quốc phòng). Học hết lớp 8, bố Tuấn quyết định cho con về xuôi (Hà nội) để tăng khả năng học lực của con trước khi " vượt rào". Nhưng hồi đó không thể chuyển ngay về thành phố được nên ông tính sẽ cho anh em Tuấn - Toản về Thành phố bằng " hai nấc". " Nấc 1" về ven đô, anh em Tuấn- Toản về Mê linh ở khu tập thể kho gạo đầu làng thôn Đường lệ học ở trường cấp 3 Bến tre thị xã Phúc yên. Đang ở cùng gia đình ở khu tập thể nhà máy Z, nơi có điện, nước máy, điều kiện sinh hoạt khá hơn, nay về nơi "có tiếng" là vùng xuôi lại giáp ranh Hà nội tưởng thế nào hóa ra lại không bằng vùng rừng núi. .Không điện, không nước máy, phải dùng đèn dầu và nước giếng nên anh em Tuấn Toản cũng cảm thấy điều kiện sinh hoạt khó khăn trong khi chưa quen trường, quen lớp. ( lúc đầu bố Tuấn định chọ 2 anh em Tuấn - Toản học ở trường Thạch Đà  gần nhà hơn nhưng sau khi đi thăm cơ sở vật chất 2 trường thì chọn trường Bến tre). 
Ký ức về Trường cấp 3 Bến tre, lớp 9c của Tuấn là hình ảnh 2 anh em nhỏ con phải 'gò người" đèo nhau trên một chiếc đạp trên quãng đường 20 cây số ( hôm nào xe ngon, thời tiết tốt thì còn may chứ hôm nào gặp xe hỏng, đạp xe ngược gió, nhất là khi gió mùa đông bắc về thì ... thôi rồi .Thấy 2 con quá vất vả vì cái sự đi học, bố của Tuấn đã quyết định đầu tư thêm một xe đạp nữa cho 2 đứa).
Những hình ảnh cô giáo Trâm chủ nhiệm. Cô Hồng, cô Liên - giáo viên thực tập dạy tiếng nga ( lâu rồi Tuấn không nhớ tên); các bạn Hoa Mai, Hồng Hải giữ sổ đầu bài, bạn Thanh Huyền cùng tổ... và những buổi đạp xe từ Đại Thịnh lên Phúc Yên tới nhà Võ Thọ Hùng để hỏi bài... vẫn không phai mờ trong những câu chuyện kể của Tuấn.
Một kỷ niệm nhỏ về tên trường đối với Tuấn không thể nào quên là bởi vì hồi đó khi Tuấn viết thư lên cho các bạn trên trường Yên Bái cũ nói rằng 2 đứa đang học tại trường cấp 3 Bến tre làm các bạn cứ tưởng 2 anh em được bố mẹ đưa vào tận tỉnh Bến Tre trong miền nam để học.
Năm lớp 10, anh em Tuấn - Toản được bố mẹ chuyển "nấc thứ 2" về trường cấp 3  Xuân Đỉnh. Không hiểu sao 2 thằng lại được trường cho vào học lớp 10c. Thầy giỏi, Trò cũng học khá hơn nhưng Tuấn vẫn thỉnh thoảng đạp xe ngược từ Chèm lên Phúc Yên để hỏi bài Thọ Hùng. Chính vì mối nhân duyên từ lớp 9c trường cấp 3 Bến Tre mà Tuấn, Thọ Hùng chơi thân với nhau và phát sinh nhiều mối ràng buộc cho đến tận bây giờ.
Hiện giờ. Tuấn vẫn giữ mối liên lạc với các bạn phổ thông trên Yên Bái, với các bạn lớp 10c Xuân Đỉnh và mối quan hệ với đồng đội đơn vị cũ nên không thể có mặt thường xuyên  cùng các bạn 10cf trường cấp 3 Bến Tre được vì có nhiều lúc trùng ngày, mong các bạn lượng thứ.
Cốc nước đã vơi, lần lượt Thọ Hùng, Thu Hà Nội đến.


Đã gần 12 giờ trưa, 
mọi người nhanh chóng vào đình Chèm dâng hương, chụp ảnh lưu niệm









Sau một hồi, chỉ chỏ cho nhau về vết tích bến phà Chèm xưa đã đi qua, côt điện kia còn đó...Cả nhóm ra quán  quen của Tuấn ở ven đê (gần lối xuống bến phà Chèm) làm nồi lẩu cá sông & món gà mái quê mà Tuấn đã đặt.



Lại râm ran thi nhau nói (khổ cho 2 thằng điếc ngồi nói chuyện với nhau trong quán nhậu). Lại nâng cốc và hát cả lời Nga và lời Việt bài "Nâng cốc" như "chốn không người". Tuấn "gửi gắm" tình cảm của 2ae Tuấn Toản đến các thầy cô & bạn bè qua bài hát BỤI PHẤN... 
Tinh thần lên cao, chả mấy chốc đã bay gần 1 lít rượu nếp cái hoa vàng Minh Tuấn mang đi, kèm thêm 4 ca bia hơi nhà hàng rót tới. Thế mà mới làm  cho chúng chuyếnh choáng say. Bằng chứng là khi về nhà, Tuấn còn mang két bia lon Haniken ra tiếp đãi mọi người.


Không biết chuyện sau ra sao vì người viết bài về trước. May mà khẩu Bazoka này không " Khạc lửa"....