7 giờ sáng chủ nhật một ngày tháng 6
Chuông điện thoại đổ một hồi dài rồi tắt. Mở máy thấy hiện lên dòng chữ : Tuấn ( Toản) 10c bèn gọi lại.
Chuông điện thoại đổ một hồi dài rồi tắt. Mở máy thấy hiện lên dòng chữ : Tuấn ( Toản) 10c bèn gọi lại.
Đầu bên kia là giọng nói quen thuộc của hai thằng "điếc" gọi nhau : Hôm nay lễ hội đình Chèm , tôi mời ông và nhờ ông báo cho hội 10cf ở khu vực Hà nội lên chỗ tôi dự lễ hội và giao lưu với nhau.
Ok, gì chứ báo gặp nhau, đi chơi và đi nhậu thì "tiếp sóng" ngay.
- Mình về quê từ chiều tối hôm qua rồi, chúc các bạn vui vẻ nhé (Hoa Mai)
- Trời! báo gì muộn thế , hôm nay tôi có việc lên Thanh Lâm rồi.(Việt Thạch)
- Tôi đang ở xa Hà nội Phúc ơi.(Quốc Giang)
- TP ko đi đc. sang nay gap cac ban đai hoc roi cảm ơn HMM. (Thanh Phi)
- Mình bận không đi được, độ này Bà cụ nhà mình yếu nên phải phụ giúp...Bận, chúc mọi người vui vẻ (Thu Hòa)
- Hôm nay là ngày giỗ 3 ngày của anh vợ nên tôi không đi được (Trịnh Tấn)
***
***
Chán chết, bao lần tụ họp nhóm cũng bị hoãn vì lí do này.( dù hẹn trước hay đột xuất đều hiếm có lần đông đủ cả. Nhất là các nàng, còn cánh đàn ông thì khỏi nói đa số 'ới" một cái là tới liền, chỉ sợ sau lại trách: Gấp thế ai mà đi được)
Đang nghĩ may còn có 4 người đi thì chợt nhớ hỏi Thu Hà Nội đi chưa để căn thời gian. Thấy hắn hỏi lại thời gian và địa điểm gặp nhau?
Thôi chết, mừng quá không hỏi Tuấn kỹ rồi
Lại gọi cho Tuấn và thông báo lạị: Ai đi xem hội thì đến sớm mà xem, ai đến nhậu thì 11 giờ gặp nhau ở UBND xã...
***
Thôi chết, mừng quá không hỏi Tuấn kỹ rồi
Lại gọi cho Tuấn và thông báo lạị: Ai đi xem hội thì đến sớm mà xem, ai đến nhậu thì 11 giờ gặp nhau ở UBND xã...
***
Kịch, xe xuống ổ gà, quá sót cho xe nhưng vẫn phải cười vì người cầm lái đang mải giới thiệu những địa danh gợi lại kí ức con đường xưa từ bến phà Chèm về Bưởi. Con đường bây giờ vẫn nhỏ mặc dù được thảm bê tông nhựa rộng ra đến mép hàng cây cao Du cổ thụ. Nhưng con đường vẫn còn mang dáng dấp của con đường xưa. Tên làng hai bên đường vẫn thế, nhưng đâu rồi trường trung cấp Nông lâm, bến phà Chèm nhộn nhịp của " thời xa vắng" mà giờ những nơi đó đã thay tên đổi chủ hay chỉ còn các vết tích xưa đã phai mờ.
Stop, Stop! không được mang xe vào.
Hai chú công an ngồi gác chắn lối xe đi vào lễ hội. Di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia có khác, ngày lễ còn có cả công an đứng gác. Nhưng mà lúc này đã 10 giờ 15 lễ hội chính đã xong , có thấy mấy ai đâu mà không cho vào nhỉ,. thôi đành gửi xe nơi đầu ngõ vậy.
Chẳng biết nhà ông bạn Tuấn ở đâu ,chỉ thấy "ới" điện thoại là khoảng 5 phút sau đã thấy ông bạn tới liền.. Tranh thủ lúc Thu Hà Nội và Hùng Võ chưa tới , ngồi dưới bóng tre ngà râm mát, vừa uống nước, vừa hỏi thăm khai thác đề tài :
Hai chú công an ngồi gác chắn lối xe đi vào lễ hội. Di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia có khác, ngày lễ còn có cả công an đứng gác. Nhưng mà lúc này đã 10 giờ 15 lễ hội chính đã xong , có thấy mấy ai đâu mà không cho vào nhỉ,. thôi đành gửi xe nơi đầu ngõ vậy.
Chẳng biết nhà ông bạn Tuấn ở đâu ,chỉ thấy "ới" điện thoại là khoảng 5 phút sau đã thấy ông bạn tới liền.. Tranh thủ lúc Thu Hà Nội và Hùng Võ chưa tới , ngồi dưới bóng tre ngà râm mát, vừa uống nước, vừa hỏi thăm khai thác đề tài :
Tuấn kể :
Hồi nhỏ 2 anh em Tuấn, Toản sơ tán cùng gia đình ở Yên bái nơi có nhà máy Z1 của Tổng cục kỹ thuật ( Nay là Tổng cục công nghiệp quốc phòng). Học hết lớp 8, bố Tuấn quyết định cho con về xuôi (Hà nội) để tăng khả năng học lực của con trước khi " vượt rào". Nhưng hồi đó không thể chuyển ngay về thành phố được nên ông tính sẽ cho anh em Tuấn - Toản về Thành phố bằng " hai nấc". " Nấc 1" về ven đô, anh em Tuấn- Toản về Mê linh ở khu tập thể kho gạo đầu làng thôn Đường lệ học ở trường cấp 3 Bến tre thị xã Phúc yên. Đang ở cùng gia đình ở khu tập thể nhà máy Z, nơi có điện, nước máy, điều kiện sinh hoạt khá hơn, nay về nơi "có tiếng" là vùng xuôi lại giáp ranh Hà nội tưởng thế nào hóa ra lại không bằng vùng rừng núi. .Không điện, không nước máy, phải dùng đèn dầu và nước giếng nên anh em Tuấn Toản cũng cảm thấy điều kiện sinh hoạt khó khăn trong khi chưa quen trường, quen lớp. ( lúc đầu bố Tuấn định chọ 2 anh em Tuấn - Toản học ở trường Thạch Đà gần nhà hơn nhưng sau khi đi thăm cơ sở vật chất 2 trường thì chọn trường Bến tre).
Ký ức về Trường cấp 3 Bến tre, lớp 9c của Tuấn là hình ảnh 2 anh em nhỏ con phải 'gò người" đèo nhau trên một chiếc đạp trên quãng đường 20 cây số ( hôm nào xe ngon, thời tiết tốt thì còn may chứ hôm nào gặp xe hỏng, đạp xe ngược gió, nhất là khi gió mùa đông bắc về thì ... thôi rồi .Thấy 2 con quá vất vả vì cái sự đi học, bố của Tuấn đã quyết định đầu tư thêm một xe đạp nữa cho 2 đứa).
Những hình ảnh cô giáo Trâm chủ nhiệm. Cô Hồng, cô Liên - giáo viên thực tập dạy tiếng nga ( lâu rồi Tuấn không nhớ tên); các bạn Hoa Mai, Hồng Hải giữ sổ đầu bài, bạn Thanh Huyền cùng tổ... và những buổi đạp xe từ Đại Thịnh lên Phúc Yên tới nhà Võ Thọ Hùng để hỏi bài... vẫn không phai mờ trong những câu chuyện kể của Tuấn.
Những hình ảnh cô giáo Trâm chủ nhiệm. Cô Hồng, cô Liên - giáo viên thực tập dạy tiếng nga ( lâu rồi Tuấn không nhớ tên); các bạn Hoa Mai, Hồng Hải giữ sổ đầu bài, bạn Thanh Huyền cùng tổ... và những buổi đạp xe từ Đại Thịnh lên Phúc Yên tới nhà Võ Thọ Hùng để hỏi bài... vẫn không phai mờ trong những câu chuyện kể của Tuấn.
Một kỷ niệm nhỏ về tên trường đối với Tuấn không thể nào quên là bởi vì hồi đó khi Tuấn viết thư lên cho các bạn trên trường Yên Bái cũ nói rằng 2 đứa đang học tại trường cấp 3 Bến tre làm các bạn cứ tưởng 2 anh em được bố mẹ đưa vào tận tỉnh Bến Tre trong miền nam để học.
Năm lớp 10, anh em Tuấn - Toản được bố mẹ chuyển "nấc thứ 2" về trường cấp 3 Xuân Đỉnh. Không hiểu sao 2 thằng lại được trường cho vào học lớp 10c. Thầy giỏi, Trò cũng học khá hơn nhưng Tuấn vẫn thỉnh thoảng đạp xe ngược từ Chèm lên Phúc Yên để hỏi bài Thọ Hùng. Chính vì mối nhân duyên từ lớp 9c trường cấp 3 Bến Tre mà Tuấn, Thọ Hùng chơi thân với nhau và phát sinh nhiều mối ràng buộc cho đến tận bây giờ.
Hiện giờ. Tuấn vẫn giữ mối liên lạc với các bạn phổ thông trên Yên Bái, với các bạn lớp 10c Xuân Đỉnh và mối quan hệ với đồng đội đơn vị cũ nên không thể có mặt thường xuyên cùng các bạn 10cf trường cấp 3 Bến Tre được vì có nhiều lúc trùng ngày, mong các bạn lượng thứ.
Cốc nước đã vơi, lần lượt Thọ Hùng, Thu Hà Nội đến.Đã gần 12 giờ trưa,
mọi người nhanh chóng vào đình Chèm dâng hương, chụp ảnh lưu niệm
Sau một hồi, chỉ chỏ cho nhau về vết tích bến phà Chèm xưa đã đi qua, côt điện kia còn đó...Cả nhóm ra quán quen của Tuấn ở ven đê (gần lối xuống bến phà Chèm) làm nồi lẩu cá sông & món gà mái quê mà Tuấn đã đặt.
Tinh thần lên cao, chả mấy chốc đã bay gần 1 lít rượu nếp cái hoa vàng Minh Tuấn mang đi, kèm thêm 4 ca bia hơi nhà hàng rót tới. Thế mà mới làm cho chúng chuyếnh choáng say. Bằng chứng là khi về nhà, Tuấn còn mang két bia lon Haniken ra tiếp đãi mọi người.
Không biết chuyện sau ra sao vì người viết bài về trước. May mà khẩu Bazoka này không " Khạc lửa"....
Một trong những cuộc hẹn hò có có số lượt hoãn dài nhất. Lỗi chủ yếu là do Võ Thọ Hùng vắng mặt với muôn vàn lý do. Lần này có Hùng thì lại vắng mặt nhiều TNHN quá.
Trả lờiXóaHaiz !lâu rồi nhà cửa vắng hoe
Trả lờiXóaNguyên nhân tại sao cuộc hẹn của Tuấnbị kéo dài khi vắng Thọ Hùng, 10C family có biết không? Bởi vì vợ Tuấn rất tin tưởng khi Tuấn đi cùng Thọ Hùng. Haiz! Thật là trao trứng cho ác
Trả lờiXóaUi trời , lâu quá mới có bài mới ! Chúc mừng người cầm bút nảy văn nhá BĐCH !
Trả lờiXóaVăn mượt ghê ! Hồi xưa mình học cùng Hắn có vài tháng nên mình chẳng có ấn tượng gì về hành văn hành lá của Hắn cả . Mấy năm nay mới đọc nhiều bài Hắn viết , chủ yếu là tự sự , thấy diễn đạt của hắn càng ngày càng êm ái ! Chậc , chậc ...gừng càng già càng cay đây BĐCH ạ !
Trả lờiXóaCuộc gặp mặt có mỗi mình là phụ nữ , hơi cô đơn ! Hỏi ra thì ai cũng có lí do cả . Mình cũng lưỡng lự ...rồi Hắn động viên " thôi đi đi ..." , thế là mình tham gia . Đình Chèm mình đã nghe giới thiệu rồi nhưng chưa bao giờ đặt chân đến . Chỉ có bến phà Chèm , đò Chèm là biết nhiều . Cả một khúc sông Hồng rộng với dòng nước đục ngầu cuộn chảy mải miết ...Bờ bên kia xa mờ ...Cây cầu Thăng Long mỏng mảnh vắt ngang như nét chì tô vội ...xa lắc ...Bao kí ức dội về ! Vừa náo nức , vừa bùi ngùi ...Một thời không quên , khó khăn và nhọc nhằn ...Thế là đã ba mươi mấy năm không đặt chân đến đây ...!
"Hắn" ngày xưa và bây giờ điểm tổng kết chỉ vừa " quá bán" cho đi tiếp thôi cô giáo ngữ văn à. Không mượt lắm đâu, đọc như xe va vào ổ gà vậy. Xót lắm
XóaCái thứ diễn đạt dàn trải như trứng rán ấy , xưa rồi nhá . Cứ gập ghềnh , xóc ...liệu hồn đấy ...lại thấy nhẹ nhõm !
XóaMình có việc phải về quê nên không tham dự được, thật tiếc là chả mấy khi được gặp Tuấn lại ngồi với nhau gần gũi và tình cảm .Cảm ơn Tuấn vẫn nhớ tới Mai và Hải, mong rằng có nhiều dịp được gặp lại Tuấn, hy vọng 28/7/2019 lớp mình được đón Tuấn về họp lớp.
Trả lờiXóaTrả lại tên cho bà xã đi Hoa Phượng
XóaBạn Tuấn nói " cả lớp 10C bạn ấy chỉ nhớ có 4 bạn nữ là Mai , Hải , Huyền và lớp trưởng Thắm thôi đấy Hoa Mai ạ .
XóaRất mong cuối tháng 7 bạn Tuấn về vui cùng lớp Hoa Mai nhờ !
Những bài viết trên blog luôn mang lại những cảm xúc khác với bài trên facebook. Từ cách viết hình như cũng được tỉ mỉ, chau chuốt hơn. Nội dung cũng đầy đủ hơn & lâu lâu đọc lại sẽ thấy thêm nhiều điều sâu sắc nữa. Nó không ào ào, lào phảo, ồn ã, thậm chí là cảm giác bon chen như trên trang facebook. Hi, cũng chỉ là một cảm xúc cá nhân thôi nhé.
Trả lờiXóaChỉ biết là trang blog này đã ghi lại biết bao nhiêu sự kiện với lớp mình, gắn với tất cả các thành viên trong & ngoài lớp, có cả xưa và nay & những cái ...sắp xảy ra nữa chứ. Cảm ơn vì tất cả.
Bến phà Chèm xưa gắn với bao nhiêu kỉ niệm của chúng mình thời đi sơ tán chống chiến tranh phá hoại của Mĩ khi tiến hành đánh bom, bắn phá miền bắc Việt Nam. Ngày ấy, bắc qua sông Hồng chỉ có độc cây cầu Long Biên, và một cây cầu phao dã chiến, nhưng mùa lũ lụt tới là phải ngừng hẳn hoạt động. Sông Đuống cũng vậy, chỉ có 1 cây cầu độc đạo, sau thêm một cầu treo lắc la lắc lư hệt như cái cầu lớp mình đi khi đến buôn Đôn ở Ban mê thuật năm xưa.
Trả lờiXóaKhi theo bố mẹ lên gây dựng trường đại học Tài Chính ở Lập Thạch, Vĩnh Phú năm 1967, mấy ae tôi ngồi trên chiếc com măng ca đít tròn, kéo theo một cái rơ mooc chở va li của mấy chú giáo viên khoa ngân hàng vừa đi tu nghiệp ở Nga, Bungari về cùng với bố tôi. Xe được ưu tiên chạy qua cầu Long Biên, rồi cầu Đuống, qua Phủ Lỗ, theo quốc lộ 2 đi Lập Thạch. Đến Vĩnh Yên,bỏ đường nhựa, xe rẽ đường đất vào Tam Dương, Liễn Sơn, phà Then, qua dốc 30, chạy về Lãng Công (sau này tôi mới biết là gần đất Tuyên Quang). Trước khi lên xe háo hức bao nhiêu bởi những gì bố tôi nói về vùng đất mới, thì đến với đoạn đường đất quanh co, sóc chạm đầu vào nóc xe...3 ae tôi nôn đầy cả 3 cái mũ rơm kiểu ổ chó của học sinh Hà Nội. Gần nửa đêm, xe cũng đến được thôn Trường Xuân, xã Lãng Công. Xe dừng ngay ở một biển xây dạng pano quảng cáo, đánh dấu ranh giới của đại phương và một câu khẩu hiệu TẤT CẢ CHO TIỀN TUYẾN..., mặt bên kia là ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM QUANG VINH MUÔN NĂM
Liên hệ với trưởng thôn xong, xe lùi vào sân kho hợp tác xã ở gần đó, mấy phút hội ý phân công xong, 4 bố con tôi đến một gian nhà ở lưng đồi, xung quanh là các vườn sắn. gần đó là 2.3 gia đình đi làm kinh tế mới, cũng nhà tranh, vách đất đắp. gần nửa đêm, nhưng chúng tôi vẫn quây quần quanh bếp lửa để đợi nồi sắn luộc chín dành cho bữa ăn tối. Tôi được một chú giáo viên bóc cho một củ sắn nướng dúi bếp ngay khi mới vào. Thơm, ngon...nhưng tôi nhớ mẹ, nhớ Hà Nội, nước mắt chợt lăn trên má...
Lại nói cầu Đuống, cầu Long Biên. Năm 1970 lần đầu tiên mình lọt vào lứa tuổi con em nhà máy X10 cho đi chơi trong dịp hè về vườn thú Bách thảo ở Hà nội( đi xe thùng ngồi ghế băng. Đến cầu Đuống các cháu xuống đi bộ qua cầu treo sau đó lên xe đi dọc ven đê qua cầu Long Biên về Bách thảo trong một ngày hè nắng nóng. Hồi đấy đi mấy anh em cho được ít tiền ăn kem và cả " chín tầng mây" cũng phải ăn chung nhưng sao mà thích thế
Xóa(tiếp)
XóaTôi bắt đầu ở nơi sơ tán từ lớp 1. Những phút lúng túng ban đầu ở lớp mới qua nhanh. Những người bạn học mới phần lớn là những đứa trẻ con của các gia đình người Kinh từ miền xuôi đi vùng kinh tế mới, có một nhóm là con của đồng bào dân tộc ít người từ bản khá xa tận gần chân núi Sáng. Cô Hạnh là cô giáo của lớp chúng tôi, cô còn rất trẻ & hiền. Cô cũng là con của một gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới. Tôi nghe nói, chỗ chúng tôi sơ tán khá xa Hà Nội, phải hơn 100 km, đi mất cả ngày trời mới đến. Vậy mà lớp học chúng tôi cũng "nửa chìm, nửa nổi" trong lòng đất. Từ chỗ đang ngồi học, chúng tôi có thể tản ra 4 phía theo con giao thông hào đến với các hầm chữ A lẩn quất quanh sân lớp học. Lớp đứng riêng lẻ 1 mình. Vừa tiện cho con em các xóm, xã vùng núi đi học, vừa tránh được nguy cơ từ bom đạn. (theo đường chim bay, từ khu công nghiệp Việt Trì sang đây chỉ có vài chục km. Ngay cả trường đại học Tài Chính cũng nằm rải dài theo nhiều xã ở huyện Lập Thạch. ( khoa Ngân hàng ở Trường Xuân, khoa Tài Vụ ở Quang Yên, khu hiệu bộ ở cầu Vênh...). Cũng từ nơi sơ tán này, tôi gặp được Dương Hoài Nam, Phạm Ngọc Hải(cũng là con em của trường Tài Chính, nhưng học các lớp khác trong trường Lãng Công )khi tham gia những kì đi thi học sinh giỏi của trường, hay những lần trường Tài Chính "tôn vinh" con em đạt danh hiệu "cháu ngoan Bác Hồ" trong những kỳ nghỉ hè...
(còn tiếp)
Lần cuối cùng mình đi phà Chèm là năm 1984 đi đón chị dâu thứ 2 từ Tân Lập, Đan phượng về Đông anh ( nơi bố mẹ mình sau khi về hưu về quê sinh sống) cuộc đón dâu bằng xe đạp là cả một ký ức sinh động một thời gian khó chưa xa
Trả lờiXóaNhớ
Trả lờiXóaLâu quá ko vào blog. Máy tính mấy năm nay toàn con gái dùng. Chắc nhà mình cũng bị khoá rồi. May sao vẫn vào được ngôi nhà chung của 10cf chúng mình.
Trả lờiXóaChúc mừng các bạn, cảm ơn Tuấn vẫn còn nhớ được mình. Bến phà chèm có rất nhiều kỷ niệm với mình. Hồi học đại học gần như tuần nào mình cũng đạp xe về nhà. Đi phà cũng có mà đi đò cũng có. Sợ nhất là đi đò mà xe chở nặng. Có lần mình đến bến đò 11 giờ trưa mà đến 7 giờ tối mới qua được sông .
Bây giờ ta gặp nhau đây
Trả lờiXóaNhư cá gặp nước như mây gặp rồng
Mây gặp rồng bát phong bát vũ,
Cá gặp nước con ngược con xuôi.
Cảm ơn Một năn chỉ có bốn mùa đã ghé thăm blog.và tặng thơ
Trả lờiXóaCá ngược, xuôi để ra biển lớn.
Mây vờn Rồng thỏa chí bay cao.
Trời xanh, Biển rộng thế nào.
Chốn đây ấm áp ta vào mười xê.
Bây giờ giáp mặt đinh ninh
Trả lờiXóaXa xôi ai có thấu tình chăng ai?
Hay là người đã nghe ai,
Thả chông tình nghĩa ,ráp gai lối tình
Một năn
XóaTrời ơi! Mình vẫn là...mình.
Tình xưa nghĩa cũ chẳng hề nhạt phai.
Nào đâu là đã nghe ai
Hữu duyên...thiên lý chẳng phai nghĩa tình.
Biết nhau từ thuở phượng hồng
XóaTrăm ... nghìn ... xin đừng quên nhau !
Một năm có mỗi 4 mùa
XóaGiờ thêm mùa nhớ là sure chứ gì
Bấy lâu còn ...chưa...
XóaHỏi H...đã có hoa Sen chưa H...
H... còn leo lẻo nước trong
Bấy lâu chỉ dốc một lòng chờ Sẹn !
https://youtu.be/MHxv1VUTGBw
Trả lờiXóaMột năn
Trả lờiXóaNgoài Bắc thì có Bốn mùa.
Trong Nam chỉ có hai mùa đó thôi.
Câu ca dao mẹ dạy rồi.
Thương nhau như rứa Một năn ơi trách gì?
****
" Trái Bòn bon trong tròn ngoài méo.
Trái Sầu đâu trong héo ngoài tươi..."
Bốn mùa xuân hạ thu đông
Trả lờiXóaĐể coi trời khiến duyên mình ... !
Một năm chỉ có 4 mùa
Trả lờiXóaRiêng ai đã chiếm 2 mùa Xuân Thu
Bộ Đội Cụ Hồ ơi !
Trả lờiXóaKhẩu ba zô ka kia không thể khạc lửa được nhưng khẩu cối 82 thì nã đạn khủng khiến cho ông bạn Minh Tuấn và Thọ Hùng hoa cả mắt !
Chao ôi , khói mù mịt ! Hụ ...hụ ...hụ ...
Vậy là 2 khẩu cối 82 giã cấp tập vào đâu, lúc nào mà hoa cả mắt Bằng Lăng Tím vậy?
Trả lờiXóaƠ ...ơ ...Có 1 khẩu thôi 10C F. ơi ! Mà Tím đâu có hoa mắt nhể !
Trả lờiXóa