24 tháng 12, 2014

Merry Christmas and Happy New Year

   
     Khi mà năm cũ sắp qua và năm mới đang tới, người ta thường chờ đón thông điệp của những "yếu nhân". Với một quốc gia đó là Ngài tổng thống hay Chủ tịch nước, Thủ tướng.Với một tập đoàn kinh tế, một doanh nghiệp đó là phát biểu của ông Chủ tịch tập đoàn, công ty.Với một gia đình đó là ông/bà hoặc cha/mẹ.Với những đôi tình nhân thì có lẽ là một "bản tuyên bố chung" về những gì đã qua cùng những dự định sắp đến...Với "10C Family plus" tất cả các thành viên đều là "những yếu nhân" & năm 2014 ngập tràn các sự kiện, đủ cả "hỉ, nộ, ái, ố".

Bắt đầu từ buổi liên hoan ngày 21/01/2014 chứa chan tình cảm nồng thắm, đến những ngày hạnh phúc bên nhau trong chuyến bay tới thủ phủ của đồng bằng sông Cửu Long giao lưu với "Người đẹp Tây Đô", trở về thành phố mang tên Bác thăm địa đạo Củ Chi, cùng hát những khúc tình ca trên biển Vũng Tầu...Bạn bè gặp nhau tay bắt mặt mừng trong không khí vui vẻ, thân mật, đậm sắc gia đình. Bao nhiêu chuyện xưa cũ cứ ào ạt tuôn chảy...Những câu chuyện không đầu, không cuối, chẳng cần gắng gượng buộc ngôn từ vào cảm xúc đã tự lên tiếng để ta bắt gặp những tiếng lòng rất thật, rất đời cứ hoà quyện vào nhau... sóng sánh, sóng sánh như chén rượu vơi đầy, để cùng dắt nhau đi qua thương nhớ.
Trong quãng thời gian một năm qua, 10C chúng ta còn được đến chúc mừng hạnh phúc dành cho các cô dâu, chú rể là con cái của thành viên trong lớp. Được chia sẻ những niềm vui, tiếng cười và hạnh phúc cho gia đình các bạn, mỗi người cũng không quên chúc cho tân lang tân nương những điều tốt lành trong chuyến hành trình cuộc đời đặc biệt...
Vui đấy, cười đấy nhưng cũng có những giây phút chùng xuống cảm thông, chia sẻ với nhau mỗi khi ốm đau hay gia đình có chuyện buồn. Cả những khoảnh khắc trầm lắng khi phải khép lại những nhịp đập yêu thương và vòng tay bè bạn với người bạn học cùng lớp...dẫu biết rằng có những nỗi buồn thật lớn mà sự chia sẻ chỉ vơi đi một phần nhưng chúng ta tin rằng chính sự động viên, chia sẻ đó sẽ giúp mọi người thêm hiểu và xích lại gần nhau hơn.



Bạn vẫn còn nhớ nội dung bức thư này chứ? Những đứa học trò 10C dù đã lên ông, lên bà nhưng vẫn luôn quấn quýt bên cô giáo chủ nhiệm như những ngày tháng còn đến trường, tới lớp. Chúng mình học cô đâu chỉ là chữ viết mà còn học để biết sống cho tử tế phải không các bạn?
Nhớ lại khoảnh khắc cầm thư cô trên tay mà thấy xúc động đến nghẹn lời. Cô ốm nhưng vẫn dành thời gian đến với lớp, nén cơn đau bệnh tật để hoà nhịp "Trường ca Bến Tre" cùng đám học trò xưa với ánh mắt ngập niềm vui. Mỗi chúng em luôn cầu mong cô giữ vững tinh thần, lạc quan, yêu đời để chiến thắng bệnh tật cô nhé.

"10C Family plus" thân thương!
Tháng 12 cũng chỉ còn vài ngày nữa là khép lại, còn mấy ngày để ta hoàn thành nốt những việc cuối cùng của năm 2014. Ta sẽ thay một tờ lịch mới, sẽ viết tiếp cho những ngày mới, tháng mới, năm mới bằng những niềm vui và yêu thương từ những cảm xúc trong veo, đong đầy theo tháng năm tươi đẹp để 10C mãi mãi là một ngôi nhà đầy ắp những kỷ niệm thân thương & những tấm lòng cao cả.
Xin hẹn gặp trong buổi liên hoan tất niên chia tay năm Ngọ, đón chào năm Mùi & "Hành trình chinh phục Tây Nguyên" mùa hè năm 2015./.

13 tháng 12, 2014

Tản mạn cuối năm : Mùa Cưới



Trong gia đình Mười xê, ngoài cặp đôi “Tài – Nhàn” học chung một lớp còn có những cặp đôi học cùng trường cấp III Bến tre lấy nhau, nhưng chênh nhau một khóa ( trên – dưới) thì chỉ có hai đôi. Cuối tháng mười 11 đầu tháng 12, gia đình mười xê được dự hai đám cưới con của hai cặp đôi này.
* Dự cưới con cặp đôi:  Hồng – Hội  (ngày 30 tháng 11 năm 2014)
     Hội là con gái của thầy Nhân học cùng lớp với 10cF, còn Hồng lên cấp III học sau một khóa. Hội từ khi tốt nghiệp cấp III năm 1977 cho đến giữa những năm 90 khi 10cF hội lớp thường niên tôi mới gặp lại. Còn Hồng thì năm 1978 nhập ngũ vào cùng đại đội thông tin với tôi đóng quân tại Vị Xuyên, Hà Tuyên (  nay là Hà Giang). Cuối năm 1979 tôi chuyển đơn vị, không ở cùng Hồng. Hồng ở lại đơn vị tiếp tục tham chiến cho đến năm 1982 Phục viên ra quân. Vào những năm 2000 họp mặt cựu chiến binh C18, E191,F313 tại Xuân Hòa tôi mới gặp lại Hồng vì vậy cũng chẳng biết hai bạn xây dựng gia đình với nhau năm nào. Ngày 24/11/2014, nhận được lời mời qua điện thoại của Hội và nhận trách nhiệm chuyển thiếp cho các thành viên khác của 10cF khu vực Hà nội do Hội nhờ Lân mang đến, tôi ok và chuyển giúp Hội đến những nơi ghi trong thiệp.
 Hội – Hồng tổ chức cho con vào trưa ngày chủ nhật 30 tháng 11 tại Galaxy Center (Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) xa khu vực hoạt động của các thành viên 10cF trên Phúc Yên nên nhiều thành viên 10cFở khu vực Phúc Yên không đến dự được, chỉ gửi quà mừng cho hai cháu. Tuy nhiên với sự góp mặt của đại diện 10cF, tiệc cưới của cặp đôi thế hệ F2  gia đình 10c: Việt Hà – Hải Ninh đã diễn ra vui vẻ và ngập tràn hạnh phúc.

Trước giờ vào tiệc


  Vào vị trí sẵn sàng....
Cô dâu, chú rể và bố mẹ hai bên thông gia ra mắt
Vào tiệc thôi
Mẹ chồng - nàng dâu
*Dự Cưới con cặp đôi : Minh – Lan ( ngày 07 tháng 12 năm 2014)
       Minh học cùng với tôi từ năm lớp 7, là thành viên tích cực trong ban liên lạc 10 cF ngay từ thời kỳ đầu mới thành lập. Những năm 80, Minh là bộ đội gửi học, khoa vật lý hạt nhân trường đại học tổng hợp Hà nội (một ngành bây giờ đất nước đang rất cần kỹ sư để triển khai các dự án điện hạt nhân nhưng thời bấy giờ ra trường kỹ sư chưa có đất dụng võ. Trong thời gian học, Minh đã từng vào tham quan cơ sở hạt nhân đầu tiên và duy nhất cho đến nay của Việt Nam tại Đà Lạt). Trong thời gian học tại trường đại học tổng hợp, Minh gặp lại Lan cô bạn học cùng trường cấp III Bến Tre ngày xưa (trên một khóa). Hai người làm quen và yêu nhau từ đấy. Ra trường một thời gian Minh – Lan tổ chức xây dựng gia đình. Sau nhiều sự kiện biến động, đổi thay trong nghề nghiệp, nơi công tác, nơi ăn chốn ở, đến nay khi cô giáo Lan nghỉ hưu, gia đình Minh – Lan quyết định về đóng đô tại Xuân Hòa.
 Vì đám cưới con của Minh – Lan được tổ chức tại nhà riêng ở Xuân Hòa nên ngày vui của cặp đôi thế hệ F2 gia đình mười xê : Hoài Nam – Mai Hương có đông đủ các thành viên của 10cF tham dự hơn.





Đoàn rước dâu về...






Gia đình 10cF tới dự tiệc




Cùng gia chủ nâng cốc mừng ngày hạnh phúc hai con
* Gặp nhân viên nhà đài QPVN

   Mấy ngày điện thoại, hẹn hò Ok rồi lại OK nhưng khi xe đến ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn,Ciputra để đón nhân viên nhà đài QPVN đi ăn cưới thì "anh chàng độc thân cuối cùng có vợ" lại kêu có việc đột xuất không đi được. Đành vậy, thôi thì tranh thủ làm vài kiểu ảnh đăng lên blog để gia đình mười xê thưởng lãm xem thể trạng anh chàng sau khi có người  " nâng khăn, sửa túi" ra sao.


Thay cho lời kết:
     Mùa cưới năm nay, 10cF sẽ tiếp tục được tham gia ngày vui, hạnh phúc của nhiều lứa đôi thế hệ F2 của mình. Nhiều người ở xa không về tham dự được đành qua điện thoại  gửi lời chúc mừng tới gia chủ và chúc phúc cho các cháu.Tuy nhiên vẫn còn cảm thấy tiếc nuối và áy náy. Nhân đây tôi xin đăng lại tin nhắn của GNTQ gửi về cho Blog đẻ có cảm nhận của thành viên 10cF nơi xa không về được: 
Dẫu biết rằng :
Vắng “Trăng” thì đã có “Sao”
Huyền không đến được thấy nao nao trong lòng
Bạn bè đến đông đủ không? 
Ngày vui trọng đại gia đình Minh – Lan
Chúc con Tình Thắm, rượu tràn
Chúc cho tình bạn ngày càng bền lâu.


3 tháng 12, 2014

CÓ YÊU NHAU THÌ VỀ BAN-MÊ-THUẬT !


Rập rình mãi, sau gần 39 năm 8 tháng, sau ngày giải phóng Thành phố tôi mới đặt chân đến nơi khởi đầu chiến dịch Tổng tiến công mùa xuân lịch sử - 1975, vùng đất có cái nắng, có cái gió, có nỗi nhớ không tên say lòng người. Chia tay rồi, nay vẫn thấy chông chênh, chếnh choáng như đang say tình đất, tình người Cao nguyên, say men rượu, say hương vị ly cà phê Ban Mê.Trước lúc lên đường tôi hỏi “Ông già Tây Nguyên”- tên gọi trên internet của bạn học cùng lớp ở cấp 3 Bến Tre: “Tao đi Ban Mê thì có đến chỗ mày không?” Nhường trả lời : “cứ đứng ở tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột, ngã sáu giữa thành phố, nơi có đặt cái xe tăng gọi to là tao đến”.Tượng đài chiến thắng biểu tượng của Ban Mê và Cao nguyên.

   Ảnh chụp lúc 5h00, mặt trời chưa thức giấc, phía sau là cây Kơ-nia

Hơn 8 giờ sáng lên xe buýt ra sân bay, 2h00 hạ cánh, bắt xe đến Tượng đài chiến thắng thì chao ôi, mênh mông thế này, gọi để ông bạn nghe được chắc người ta cho mình đi viện tâm thần luôn, ghé gốc cây kơ-nia trong khuôn viên nhà văn hóa tránh nắng; Thôi! Lại mất thêm mấy nghìn điện thoại vậy; đầu kia bắt máy: “tìm chỗ nghỉ đi, sáu mươi phút nữa tao có mặt”. Ngó nghiêng chút, cũng tìm được chỗ nghỉ cạnh ngã sáu; đi tìm quán ăn lót dạ, chẳng là từ sáng chưa có gì vào bụng; quanh một vòng, chẳng có hàng nào phục vụ ăn cả, nản quá, nghi rằng dân lao động ở đây không có dịch vụ ăn uống ngoài phố, hỏi một người đi đường thì được chỉ lên tấng hai trong chợ Đăk lăk; lên tầng hai, dụi mắt một chút thì nửa tầng là phục vụ ăn uống, tuy nhiên cũng cuối chiều nên ít người ăn, nhiều người bán.

                    Tìm hiểu văn hóa vùng miền châu Á thì phải đến chợ

Gọi hai bát bún, một đia bánh tổng hợp cho hai người, no không muốn đưng lên, hết30.000vnd, bằng một nửa số tiền một tô mỳ trên máy bay Vietjetair (cũng khó so sánh chính xác vì có thể đó là cú vét nồi của nhà hàng). Quanh một vòng chợ; ông bạn xuất hiện, kêu lên xe đi lấy cái xe nữa cho tiện. Đã hơn 4h00 tranh thủ ghé bảo tàng Đăk Lăk, Biệt điện Bảo Đại,chùa Khải Đoan và một số điểm đến du lịch trong thành phố.

                                   Bảo tàng Đăk LăK

Nhá nhem tối, ra ngoại thành, len lách mãi đến nhà Thắng (em trai Huyền- bạn họccùng lớp trường Bến Tre thời phổ thông) nằm khuất sau rặng cà phê; mẹ già ngồi ngoài cửa nhìn mặt trời lặn, chờ các cháu đi học chưa về. Thấy chúng tôi đến mẹ vồn vã mời ra sau nhà rửa mặt, chờ các em về làm cơm; tôi hỏi mẹ biết ai không, thì nói có nhưng quyên tên, khi Nhường cất tiếng thì mẹ nhận ra “thằng Nhường ở gần đây”, còn tôi thì mẹ đâu có biết. Trờitối hẳn, chúng tôi xin phép lên đường, đến 39 Trương Công Định; một thanh niên người thấp,đậm diện quần đùi, áo ba lỗ thấy có khách đưng cửa, chạy ra mời vào nhà như người ruột thịt,Nhường giới thiệu đây là Luân, người gốc Hải Phòng, chồng Hoa- em gái Huyền. Từ trong nhà đi ra, Hoa hớn hở đón khách, trên tay một mâm cỗ bày sẵn đang bốc khói; khỏi cần giới thiệu, Luân bê ngay bình 5lit AMAKONG để cạnh bàn “răn đe”; lần đầu gặp mặt mà thế này thì… ngại quá; gần hết đồ nhắm, hai “tay súng ngắn” vẫn mải mê chuyên môn. Chỉ còn “hai tay súng ngắn”
Hoa kể năm đó, sau khi tốt nghiệp trường chuyên nghiệp là “theo trai” vào đây gây dựng cơ nghiệp rồi đón hai em vào trước, vun vén cho chúng, lập nghiệp ở đây rồi đón nốt bố mẹ vào dưỡng già. Bà chị đang là “hùm sám” ở núi rừng Việt Bắc nên không vào cùng. Phải công nhận Huyền có cô em gái chu đáo nhưng đằng sau đó không thể không đánh giá cao chàng dể; mình là phụ nữ nếu không độc chiếm được thì mình cũng chấp nhận làm “phòng nhì” cho Luân 

                     Một số thì dùng “AKA”, còn lại là chỉ chứng kiến

Hoa-Luân có hai con gái, nay đã trưởng thành, một công tác ở TP.Hồ Chí Minh, một công tác ngay tại Buôn Ma Thuột, nay hai thân khô dựa vào nhau, làm chỗ dựa cho các em vàmẹ già nơi đất khách. Luân gợi ý kết thúc để đi ca-phê, tôi nghĩ ca-phe lúc nào chả được nênngồi lại, thêm đôi cốc nữa, trước lúc ra về Luân, Hoa không quên mời các anh chị 10CF năm tới nhớ thực hiện dự định đã đề cập trước đây, không quên khoe đang nuôi chục con “cắp nách” ở nhà cậu Thắng chờ 10cF, Hoa gửi lời hỏi thăm cả nhà 10cF ở Hà nội, gửi lời thăm“thằng Hùng cùng cũi”; thấy tôi ngơ ngác, Hoa giải thích “đáng ra anh phải gọi em bằng chị,nhưng thôi, còn thằng Hùng, ngày xưa đi trẻ cùng em, em gác chân lên cổ nó suốt”. Tôi nhận lời chuyển thông tin rồi về, không quên cầm thêm chai nhỏ để mai dùng tạm; Hoa đưa tôi thêm hai gói to thuốc AMAKONG để ngâm rượu, không quên nói nhỏ: “em thấy nhà em dùng cái này hay lắm”. Rượu AMAKONG Luân ngâm rất hiệu nghiệm, ngủ ngon giấc.
Ngày thứ hai, 5 giờ sáng Nhường, Hoa, anh Luân đến đón chúng tôi đi ăn sáng, tiện chia tay để “ông bà ngoại” về TP.HCM thăm cháu. Ra xa ngã sáu chút, hàng ăn quà la liệt mà hàng nào cũng đông khách, lúc này tôi nghĩ đây là đất du lịch thật sự chứ không phải vùng đất nông nghiệp. Sáu giờ, cao nguyên nắng chói chang, ngồi nhâm nhi chút ca phe, xe con 4 chỗ đỗ xịch cửa quán, Hoa - vợ Nhường đến đón chúng tôi đi thăm cao nguyên đại ngàn. 

                        Luân, Thạch ,“Ông già” & “Đôi mắt”

Chia tay Hoa, Luân; chúng tôi lên đường đi Buôn Đôn, nơi có rừng Quốc gia YokĐôn, cách trung tâm 60km về phía tây bắc; khu du lịch sinh thái Buôn Đôn, có nhà sàn gỗhơn trăm tuổi của bên ngoại Amakong một dũng sỹ săn voi nổi tiếng, thăm khu nhà mồ dành cho những người săn voi và vợ của các dũng sỹ. Qua cụm cầu treo San Si ra sát bờ ngắmdòng Serepok.

                          Phấn khởi khi đặt chân đến nơi đây
                                                   
Nhà sàn gỗ hơn trăm tuổi, tấm lợp cũng làm bằng gỗ, nhà  kiểu Lào 

                     Cầu treo San Si dẫn ra giữa sông Sêrêpok


Không thể bỏ qua chương trình cưỡi voi đi dạo trong Buôn; mỗi con voi chở được ba khách cùng một quản tượng, con voi tôi đi nhỏ hơn vì chỉ có hai khách, đã 41 tuổi, không cóngà; tôi có linh cảm đây chính là coi voi mà nhạc sỹ Phạm Tuyên đã đưa vào bài hát: “Chúvoi con ở Bản Đôn / không có ngà vẫn là trẻ con..” không hiểu có phải vì nó là “trẻ con” hay nặng quá mà vừa đi vừa nhảy, đánh mông sang phải lại sang trái, ngồi trên lưng voi lắc lư, bất giác tôi lại nhìn xuống cái chân còn lành của mình.
Chiều về khách sạn, lang thang ca-phê phố, lượn vòng tham quan kiến trúc cao nguyên; Trời se lạnh, phố đẹp ngỡ ngàng, dài tít tắp, phố chia đều theo ô bàn cờ, nhà nào cũngcó mặt tiền rộng rãi, nhà xây cao lắm cũng chỉ 7 tầng, đường phồ mới thì trồng cây nhỏ hơn,phố cổ thì những cây sao đen to như hàng sao đen nổi tiếng ở phố Lò Đúc- Hà Nội, nhưng ởđây nhiều lắm, chưa đến “tây” bao giờ nhưng tôi có cảm giác mình đang ở “tây”. Ghé Buôn Cô-Thôn, còn có tên là A’Ko-Dhong, một Buôn nằm trong thành phố, cách trung tâm chừng 5km, nay hoạt động du lịch, được biết dân ở đây giầu có nhất vùng.
Hai “lão thành cách mạng” bàn chuyện thế sự tại làng cà phê Trung nguyên Đây cũng chính là nơi sinh thời ca sỹ Y-Mooan đã sống. Xa hơn một chút quanh đây,trước kia là rừng rậm, nay đã có nhiều khu du lịch sinh thái sắp đưa vào hoạt động. Tối ghé nhà hàng; tối thứ bảy, người dân ở đây, cả gia đình kéo nhau vào nhà hàng kín chỗ, dãy phố dài toàn hàng ăn và tổ chức sự kiện, hàng nào cũng một bãi xe rộng nhưng không còn chỗ hở,ô-tô, xe máy chen sát; gọi một nồi lẩu cá lăng, một vài món phụ là đặc sản địa phương, năm người dùng cả đồ uống hết năm trăm nghìn, no căng bụng, vẫn còn xin hộp giấy để mang đồ chưa hết về; đến giờ vẫn còn thèm….Đặc biệt thái độ phục vụ của các cháu ở đây là một ấn tượng vô cùng hấp dẫn đối với tôi, có lẽ với giọng nói lễ phép, ánh mắt nhìn thẳng, lắng nghe,tận tình đó là khởi nguồn của những nỗi nhớ không tên đối với những người từ nơi xa đếnđây; chắc những đôi mắt ấy, giọng nói đó mà hơn 30 năm trước đã làm cho nhạc sỹ Nguyễn Cường khi lên cao nguyên quên cả lối về. Nếu nhà hàng này ở Hà Nội thì mỗi tuần tôi tổ chức“họp” một lần.
Trời mưa nặng hạt, trên đường về, tôi cứ để nguyên đầu trần mong thưởng thức mưa cao nguyên, hy vọng sẽ có một ca khúc nào đó về mưa cao nguyên được xuất bản; ai về nhà nấy, tôi về nhà nghỉ, sáng mai lại lên đường.