Xuống
xe trước tòa nhà Bưu điện thành phố, lững thững đi bộ về khách sạn. Nhờ khí trời
mát mẻ, tôi chợt bừng tỉnh, trở về với cuộc sống thường ngày…..thôi chết, chiều
nay lấy xe máy đi, quên chưa hỏi giá thuê xe thế nào, nếu giống như lần trước
thì lúc về Hà nội chắc sẽ phải đi bộ từ sân bay Nội Bài về nhà….
…Năm
2012, đi nghỉ ở Sầm Sơn, để khỏi phải dùng nước kém chất lượng, vào một quán
hàng cho thuê chỗ ngồi, ngay bờ biển, chúng tôi gọi dừa cho đảm bảo độ tinh khiết,
vì Thanh hóa cũng là thủ phủ dừa của miền Bắc, chắc là giá cả cũng chấp nhận được;
hai người nhận ghế, tôi chỉ một quả dừa, cô chủ quán có “đôi mắt biết nói”
nhanh nhẩu : “anh dùng chi củng là ủng hộ tụi em mờ, quả ni 25.000đồng”, gọi
hai quả cho hai người; thư thả, chúng tôi ngả mình trên ghế bố…. khi bạn lao
mình xuống làn nước biển, tôi đề nghị thanh toán thì chủ quán đưa phiếu ghi 250.000đồng.
Chết mẹ! lúc đi ra đây, mình nhét một tờ 200.000đồng vào túi nhỏ, mà cái quần
bơi đang mặc, mới mua lúc trước có giá 30.000đồng, biết làm sao đây? Tôi cự lại,
nói sẽ không trả tiền như vậy; người phụ nữ bặm trợn, tay chống nạng nói như
không có người nghe: “quả ni 25.000đồng (tay Mụ chỉ quả thứ nhất) nhưng quả ni
(tay Mụ chỉ vào quả thứ hai) là 200.000đồng, ghế ngồi là 25.000 đồng, có trả
không thì mi nói? nhìn vào “đôi mắt long sòng sọc”, tôi không biết đây có phải là
“em nhỏ thân yêu” lúc trước hay không, nhưng biết làm sao đây? cảm giác nhiều
khi cũng bị lừa dối. Đợi đến khi bạn tôi lên bờ, tôi ghé tai đề nghị: “Em trả
giùm anh 50.000đồng, anh không mang tiền lẻ”….Thật là ……. mất hết cảm hứng..….
Bước
chân vào khách sạn, ngoài sân chỉ còn hai bảo vệ, vào sảnh, chỉ còn một nhân
viên lễ tân; em ngẩng đầu nhìn tôi, hỏi nhỏ:
-Anh
về sớm thế?
-Playku
cũng không nhiều nơi đến lắm!
-Cũng
tùy người anh ah!
Chủ
đề quan tâm nhất của tôi lúc đó là giá thuê xe máy nên tôi hỏi ngay: Chiều nay
anh có thuê xe ở đây nhưng bây giờ …?
-
Chị Lan (người
cho tôi mượn xe chiều nay) về rồi, chờ anh muộn quá, chồng chị đã đón về lúc
7h00. Bọn em là “dân làm công ăn lương” có tăng thu nhập bằng cách cho thuê xe:
một ngày, cho thuê “xe số”, mới mua là 200.000đồng; chị Lan có nhắn lại là nếu
ngày mai anh dùng xe nữa thì tính một ngày là 200.000đồng còn nếu anh không đi
nữa thì coi như cho mượn, chào đón anh đến với Cao nguyên”. Em đứng dậy đưa tôi
chìa khóa phòng..
Thở phào nhẹ nhõm, lúc này tôi mới để
ý đến người đang nói chuyện với mình… dong dỏng, thân hình chắc nịch, nước da
ngăm ngăm, gọn gàng trong trang phục của ngành du lịch; ngắm nhìn trang phục hợp
thời, cứ như tailors từ Paris đến đo, may trực tiếp vậy; mái tóc quăn tự nhiên
ôm gọn khuôn mặt trái xoan, đôi mắt thật là khó tả…dù không làm cho người đối
diện tan chảy nhưng chắc chắn ai đó cũng phải ngẩn ngơ, thẫn thờ bởi vì đôi mắt
đó không tỏ vẻ hân hoan hay buồn phiền mà chỉ nói lên một điều là cam chịu và
biết giữ im lặng… rất chi là Tây Nguyên… Hỏi tên và liếc nhìn vào biển hiệu trên
áo được biết em tên là H’Brinh; tuy rất kiệm lời, nhưng không có thông tin nào
cần tìm hiểu mà tôi không được đáp ứng, với giọng nói trầm, ấm, có băng tần hẹp,
đậm sắc cà phê-nắng và gió (tôi dùng cách miêu tả này vì không còn cách nào thể
hiện âm giọng tuyệt vời hơn cả), có lẽ vì chưa thạo tiếng phổ thông và tôi hỏi
cũng còn đa nghĩa nên các câu trả lời của em đều đều và chầm chậm… Dẫu vậy,
cách nói của em rất quấn hút người nghe. .. H’Brinh sinh ra và lớn lên ở huyện
Kbang, cách Thành phố 80km, cùng quê với anh hùng Đinh-Nup, sau gần 3 năm theo
học chuyên nghiệp, H’Brinh vè Công ty du lịch Gia Lai. Tôi tìm hiểu thêm về các
điểm đến nơi đây, em tận tình chỉ dẫn… gần sang ngày mới, khi tôi áy náy về sự
bất tiện khi ngồi cùng giờ này, em nói tôi cứ tự nhiên , em rất vui muốn chia sẻ
cảm xúc cùng tôi khi đến Playku, mong muốn được giới thiệu để tôi có một chuyến
đi hiệu quả mãn nguyện; khi được hỏi về quê hương, H’Brinh không quên tranh thủ
tuyên truyền cho ngành du lịch, em kể rành mạch về Khu lưu niệm Anh hùng Núp tại
làng Sơtơr, xã Tơ Tung, co Nhà lưu niệm 2 tầng, khu nhà sàn, tượng, khu mộ tượng
trưng, khu nhà thủy tạ và... Công trình hoàn thành vào năm 2011,
cùng với các
công trình lịch sử văn hóa về thời Tây Sơn Thượng đạo và các danh lam thắng cảnh
khác sẽ hình thành một tour du lịch khép kín từ Thành phố PlâyKu đến các huyện Kbang, thị xã An Khê và huyện Kông… . liệt kê những điểm đến, nhấn mạnh những đặc sắc
trong khu vực và không quên dặn tôi về việc đừng quá lan man mà trở lại Playku muộn
vào chiều mai. Đã sang ngày mới hơn 60 phút, em khéo léo từ chối lời đề nghị
sáng mai cùng tôi du hành trên đất Gia lai- Kon tum; em đề nghị tôi về nghỉ và
sáng mai chủ động lên đường, chúc tôi có một đêm ngon giấc và sáng hôm sau có
chuyến đi an toàn.
Thao
thức cả đêm không ngủ; hơn 7 giờ sáng, đến lễ tân thì mọi người đã thay ca ….. mặt
trời đã tỏ, tôi cùng “ngựa sắt” lên đường, theo hướng bắc, qua đường rẽ vào sân
bay 3km tôi theo biển chỉ “Biển Hồ”, đường trải nhựa phẳng phiu, nhiều xe công
nông chở người dân địa phương hối hả trong ngày mới. Đến trung tâm xã Biển Hồ, tôi hỏi đường đến khu du lịch mới biết đã đi
quá 3km. Quay lại, rẽ vào khu rừng thông, đến nhà lồng vọng cảnh hai tầng được
dựng lên trên đỉnh roi đất vươn ra giữa hồ. Cùng bước lên bậc đá với tôi có hai
cháu gái, nhà ở Thành phố, một trong hai cháu ngày mai chia tay Gia lai, theo bố
mẹ về Sài Gòn, chúng đến đây để được ngắm nhìn cảnh vật thơ mộng cùng nhau trước
lúc chia tay. Tự nhiên tôi thấy cảnh vật đượm buồn, mà cũng buồn thật, Hồ
T’Nưng đây là nguồn nước ngọt trong khu vực nên cảnh ở đây hoàn toàn tự nhiên,
không được khai thác du dịch, đã gần 8 giờ sáng mà nơi đây chỉ có nước, cây,
mây, trời và ba người chúng tôi, xa xa đàn le le vịt trời tung tăng như nơi đây
không hề có có can thiệp của con người.
Theo
đường Quốc lộ 14, tôi đi tiếp KonTum, đường mới khánh thành nên rất thoải mái,
nhìn xa con đường trải nhựa mới, uốn lượn vô cùng thơ mộng; có được cầm lái trực
tiếp mới có được cảm giác thăng hoa trong hành trình khám phá Cao nguyên. Càng
đi, càng vắng, rồi chỉ còn rừng cây và nương rãy,. Đây rồi, “TP.KonTum kính chào quý khách”,
qua một con dốc lớn - một lòng chảo lớn tràn ngập nắng vàng, mái ngói lô xô đều
đều vút tầm mắt. Một phần sông Dak’Bla ôm gọn TP.KonTum. Đứng trên cầu Dak’Bla nhìn ra xung quanh, xa
xa là núi bao quanh trùng điệp, sơn thủy hữu tình là đây… là núi bao sông, là
sông bọc phố; Kon Tum thu hút người yêu du lịch bởi cảnh quan tự nhiên kết
hợp với truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời; Qua
cầu, đi thêm vài ngã tư rồi rẽ theo đường Trần Hưng Đạo ghé tham quan tòa Tổng Giám
mục Kon Tum, gắn liền với lịch sử truyền giáo ở Tây Nguyên được xây dựng từ những
năm đầu thế kỷ 20, trong khuôn viên rộng rãi, có nhiều công trình phụ trợ, dẫy
nhà chính ba tầng bằng gỗ quý uy nghi,có chiều ngang dẫy nhà tới cả trăm met;
tòa giám mục vẫn đang hoạt động bình thường, khách vẫn được phép vào ngó
nghiêng chụp ảnh. Đi tiếp ra bờ sông, đến cầu treo KonKlor, dừng chân bên ngoài
nhà rông, đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đay; lúc này đã gần trưa, không vào thăm nhà Rông được.
Theo đường bên sông quay về ghé thăm nhà thờ gỗ, một công trình kiến trúc độc
đáo của Tây Nguyên được dựng lên từ năm 1913, ở đây có một vài đoàn khách nơi
xa đến đang ghé chụp hình. Điều đặc biệt của công trình này là được làm hoàn
toàn bằng gỗ quý, không dùng bê tông cốt thép và vôi vữa để sơn trét. Hệ thống
cột,xà, rui mè được chạm khắc tỉ mỉ, công phu. Không xa cầu Dak’Bla của đường
14 bắc qua sông Dak’Bla là
khu di
tích Nhà ngục Kon Tum, ngục được xây dựng năm 1930, từng là nơi giam giữ tù chính trị
và các chiến sĩ cách mạng đồng thời cung cấp công nhân khai phá miền cao
nguyên, mở đường 14, nhưng nơi đây chỉ là di tích dựng mới trên nền đất của nhà
ngục, không còn dấu tích cũ.
|
Nhà thờ gỗ Kon Tum |
Đã
quá Ngọ, lại ngược đường 14 về với Gia lai, lại đường nhựa êm ái, nắng gió miên
man, nhớ đến hình ảnh trai tráng Tây nguyên tóc gió thôi bay, lộ ngực trần trước
gió, định bụng phanh ngực để đón gió, chợt nhớ ra là đang mặc áo chui đầu,
không lẽ lại phơi bụng cóc thì bất tiện quá, tăng ga để cảm nhận đam mê nắng
gió… Đi theo hướng chỉ “YALY 20km” được hơn cây số, đến rừng cao su bạt ngàn;
lúc này chỉ có đường, cây cùng với nắng, gió và tôi, cảm giác rờn rợn, tim đập
nhanh hơn, bây giờ mà có một nhóm người đứng giữa đường thì không biết sẽ xử
trí thế nào?cho xe chạy hết tốc độ có thể, xa xa có nhóm xe may cùng chiều; cố gắng đuổi cho gần họ, một vài tốp xe máy Airblade và Vision trắng,
đỏ, xe nào cũng buộc theo một hoặc hai cái cuốc, trên xe các phụ nữ dân tộc
lưng đeo gùi, tay kéo ga như không có tôi đồng hành; Cảm giác lo lắng đã giảm,
tĩnh tâm thư thái ngắm nhìn thiên nhiên và các bạn đồng hành,chợt nghĩ có lẽ
trong số những người phụ nữ hối hả kia chắc có H’Ren. Được khỏang gần chục cây
số gặp đường chính vào YALY, xuât hiện nhiều đường dây truyền tải điện, rồi khu
dân cư của công nhân ngành điện và thị trấn YALY; đường phẳng lì êm ái, không một
vết gợn, mặc dù được trải nhựa từ ngày khánh thành nhà máy 1983 nhưng đến nay
không có một vết nứt hay miếng vá, sửa; có thể nền đất nơi đây khác với nền đất
châu thổ sông Hồng; Nhưng không, nền tầng hai cầu Thăng Long cũng tốt lắm chứ,
sao đầu cầu phía nam có hai cái lõm gần bằng cái mũ bảo hiềm mà mấy tháng nay
thỉnh thoảng tôi vẫn phải đưa bánh xe xuống để đo nông sâu….. tôi giả thiết: nếu
tôi làm lãnh đạo trong ngành giao thông thì …thế hệ cha anh mình cũng cạn nghĩ
thật, họ không hình dung được dân số bây giờ như thế nào; người đông, ít việc,
thất nghiệp tràn lan mà làm đường tốt như thế này lấy đâu ra dự án, công trình
để tạo công ăn việc làm, để có lương có thưởng cho công nhân.. Cổng nhà máy thủy
điện đóng, chỉ có một nhân viên trực, bộ phận hướng dẫn du lịch đã về nghỉ trưa
nên không vào được; đứng ngoài chụp mấy cái ảnh để đánh dấu tọa độ xong quay
ra, người bần thần tiếc nuối.
Gặp
Quốc lộ 14 về Gia Lai, Một hình vẽ xe đạp trên mặt đường, rồi hình vẽ xe máy
trên mặt đường, có cả hình vẽ dép, mũ và người nữa; từ lúc sáng, trên đường đi
cũng có thấy những hình vẽ vội bằng sơn trắng trên mặt đường nhưng tôi cũng
không để ý; rồi tôi cũng hình dung ra
đây là tác phẩm của CSGT ghi lại hình ảnh khi xử lý tai nạn; giảm tốc độ để….
ngắm cảnh, cảm giác bất an ùa đến, trên đường về Playku có đến hơn chục tác phẩm
như vậy.
|
Sân tập bóng đá Asenal-HAGL |
Không
vào thành phố, tôi tiếp gần chục km nữa về phía nam, thăm khu công nghiệp Hoàng
Anh Gia Lai và học viện bóng đá của Bầu
Đức, gửi xe ngoài cổng, rảo bức qua những hàng cây bãi cỏ, tranh thủ chụp vài bức
ảnh kỷ niệm…với Asenal-HAGL, trầm trồ thán phục “thằng khùng Phố Núi”. Trên đường
về, rẽ lên núi Hàm rồng, một ngọn núi cao gần 300m nổi lên trên cao nguyên, đứng
từ xa nhìn lại như thấy một hình thang nổi lên giũa trời, mặt trên bằng phẳng,
có cảm giác như đây chính là Table-Mountain ở Captown…nghe tiếng xe máy bò ngược
dốc, mấy chiến sỹ cảnh vệ chắn đường yêu cầu quay xuống, không được lên núi; mấy
phút ngắn trao đổi, tôi được phép để lại xe máy đi bộ quanh một vài vị trí hạn
chế. Trên cao là khu quân sự, rada, và các trạm thông tin di động, phát thanh
phát hình… đứng nơi dễ quan sát nhất có lẽ thấy tận Trường xa đang chìm dần vào
hoàng hôn, quay ngược lại chắc là Thái Lan đang đỏ rực dáng chiều. Núi hàm Rồng
có lẽ là tên gọi ví von theo hình dáng núi, trên đỉnh không có hình thể mặt bàn
mà là một vòng cung đều, rộng lớn như thể cái bát bị vỡ miệng một nửa- chắc là
hàm dưới con rồng cũng vậy.
|
Núi Hàm Rồng |
Xuống
núi, thành phố đã lên đèn, học sinh từng tốp rời trường, những đứa trẻ nhỏ hơn
được người lớn đón đưa, khói lam chiều luẩn quẩn, đàn gà con táo tác tìm mẹ, người
người đang tất tả chuẩn bị bữa cơm gia đình, mẹ ngóng con ngoài cổng, con ngóng
mẹ bên thềm nhà, cha dục giã con tắm gội… tôi chợt nhớ từ sáng chưa có gì vào bụng,
thấy mình lẻ loi cô đơn nơi đất khách rồi lại tưởng tượng cảnh mình có mảnh đất
vài trăm mét nơi đây, một ngôi nhà xinh nho nhỏ, trong đó có người được gọi là tri
kỷ, có những đứa trẻ thông minh, thân thiết với tôi để hàng năm ghé thăm Cao
nguyên như một nhu cầu và nghĩa vụ trách nhiệm… Mơ ước nhỏ nhoi ấy chắc gì đã
thực hiện được.
Chiều
nay Lan trực lễ tân, trả xe máy xong định lên phòng thì Lan đưa một gói báo nhỏ,
nói quà H’Brinh gửi người miền bắc, Lan hướng dẫn đây là bắp bò non một nắng
hai sương, một hộp muối kiến vàng ở huyện KBang, làm mồi nhậu rất tuyệt, đây
cũng là đặc sản Gia lai mà không đâu có; còn đang lúng túng thì có mấy khách
vào lấy phòng, không kịp trao đổi gì thêm…
Mấy
tuần sau tôi gọi vào số máy lễ tân khách sạn xin gặp H’Brinh, giọng nam thanh
niên trực máy cáu cẳn thông báo H’Brinh đã lấy chồng, chuyển về huyện công tác,
rồi cup máy.. cảm giác hẫng hụt trào dâng, hình ảnh biển trên núi xanh thẳm
tĩnh lặng bỗng chốc lay động soi bóng đồi thông non đưa tôi đến với nhạc phẩm của
Nguyễn Cường
Em
đẹp thế Play…. ku ơi!
Trái
tim tôi muốn vỡ tan rồi!
Mê
đắm nhìn vào đôi mắt ấy!!!!..
………………….
Có hương rượu cần say men, say men,
Có ngọn lửa nào đang nhen, ….chơi vơi...
Hà Nội 1.2016