Đã hơn mưòi ngày hôm nay, cư dân mạng xôn sao về việc
Phạm Ngọc Anh 20 tuổi sinh viên năm thứ hai đại học Mỹ thuật Hà nội mất tích trên
đường trở về sau khi chinh phục Phan Xi Pang. Theo người cùng đoàn thì Ngọc Anh
đã tách đoàn, đi trước và đến nay đã có 3 đoàn gồm 30 người dân địa phương tìm
kiếm hơn mười ngày vẫn chưa thấy vết tích. May, rủi hay định mệnh là một chuyện,
điều làm tôi suy nghĩ hiện nay là “con người” có thể làm chủ được vũ trụ, thiên
nhiên, biển cả và nhiều hơn thế nữa nhưng phải rất nhiều người, còn mỗi cá nhân
thì vô cùng nhỏ bé so với thiên nhiên, nhỏ bé so với người khác và thậm chí nhỏ
hơn cả ruồi muỗi. Bằng chứng là tuần qua một du khách KOREA bị ong trên núi BÀ
NÀ đốt đến tử vong. Không thể khinh xuất khi hành động và phát ngôn. Nói vậy để
hiểu rằng mình rất nhỏ bé yếu đuối. Nhất là những người thích du lịch khám phá,
mạo hiểm cần lưu ý điều này.
Ngày 4/3/2012 tôi đã đặt chân tới “Nóc nhà Đông dương”,
phấn khích vô cùng, cảm giác như mình nói thầm điều gì thì “Thượng Đế” đều thấu
hiểu cả.
Khi chuẩn bị đi, tôi cứ tưởng tuổi 50 đã là cao tuổi nhất trong đoàn rồi, nhưng đến khi gặp nhau ở ga Hàng cỏ còn nhiều cao niên hơn: anh Trần Đại Khu phó chủ tich Công đoàn viên chức Việt Nam- tuổi 58, chị Tâm, đã nghỉ hưu- tuôi 63…trên đường gạp nhiều khách du lịch nước ngoài tuổi trên 70 .. thật ngưỡng mộ. 21 giờ, hẹn nhau ở ga, làm quen nhau vội vã rồi lên tầu. Có nhiều tốp nhỏ, cũng trang bị lỉnh kỉnh như “dân phượt”, sau này được biết đó là sinh viên các trường đại học rủ nhau thám hiểm “nóc nhà Đông dương”. Sau một đêm trên tầu, khoảng 5 giờ sáng đến ga Lao cay, hướng dẫn viên du lịch đón chúng tôi về một khách sạn thuộc công ty du lịch để mọi người vệ sinh cá nhân và ăn sáng; ô tô đưa đi Sapa, nhận phòng, thay đồ rồi đi ngay Trạm Nui Xẻ để sớm bắt đầu hành trình, lúc này đã ngoài 8 giờ.
Khi chuẩn bị đi, tôi cứ tưởng tuổi 50 đã là cao tuổi nhất trong đoàn rồi, nhưng đến khi gặp nhau ở ga Hàng cỏ còn nhiều cao niên hơn: anh Trần Đại Khu phó chủ tich Công đoàn viên chức Việt Nam- tuổi 58, chị Tâm, đã nghỉ hưu- tuôi 63…trên đường gạp nhiều khách du lịch nước ngoài tuổi trên 70 .. thật ngưỡng mộ. 21 giờ, hẹn nhau ở ga, làm quen nhau vội vã rồi lên tầu. Có nhiều tốp nhỏ, cũng trang bị lỉnh kỉnh như “dân phượt”, sau này được biết đó là sinh viên các trường đại học rủ nhau thám hiểm “nóc nhà Đông dương”. Sau một đêm trên tầu, khoảng 5 giờ sáng đến ga Lao cay, hướng dẫn viên du lịch đón chúng tôi về một khách sạn thuộc công ty du lịch để mọi người vệ sinh cá nhân và ăn sáng; ô tô đưa đi Sapa, nhận phòng, thay đồ rồi đi ngay Trạm Nui Xẻ để sớm bắt đầu hành trình, lúc này đã ngoài 8 giờ.
Tập trung tại trạm Núi Xẻ
Khởi đầu là 3 km đường bằng, quanh co ven suối, nhìn
hai bên đường cho thấy vết tích của các trận lũ quét, nếu mùa mưa chắc dữ dội lắm,
nước trên các triền núi đã đổ cả về đây, cây cối đổ rạp và lúc này đã khô cả.
Tiếp đến là những đoạn dốc mà người đi sau chỉ nhìn thấy bắp chân người đi trước.
Mới đầu, tôi là người đi thứ hai, trước tôi là Mỵ cô gái dân tộc H’mong hướng dẫn
viên cùng đoàn hai ngày; Mỵ đi trươc dẫn đường, chỉ những cành cây có thể bám, điểm
bậc đá có thể đặt chân tận tình; tôi ngoan ngoãn theo sau, nhưng cứ mỗi lần Mỵ
nhún chân để bước cao hơn thì váy nhiều tầng, nhiều mầu của Mỵ lại như một cái ô
to chùm che kín núi rừng.. bất tiện quá, hơn nữa tôi cũng cần đi sau cùng để
quan sát và đôn đốc 14 người trong đoàn, lúc này đã có vài người muốn bỏ cuộc.
Khi đến độ cao 1800m, nhìn sang bên, quả núi cao lững có đỉnh 2300m cháy đen
nham nhở không khỏi trạnh lòng. Năm trước ở đây cháy rừng, Bộ Nông nghiệp đi trực
thăng thị sát xong cũng lắc đầu bỏ mặc, không có cách nào tiếp cận. Cũng may,
quả núi này cao và đứng độc lập, sau khi lửa liếm đến ngọn rồi thì thôi, để lại
những mảng nham nhở, cây trơ gầy guộc, không gây hại hơn được nữa. chắc mọi người
cũng xót núi rừng như tôi, chắc ai đó cũng liên tưởng đến việc cháy rừng hôm
nay mình sẽ thế nào? Đến gần 13 giờ chúng tôi mới tới trạm nghỉ chân ở độ cao
2200m.
Điểm dừng chân 2200m
“Porter”người địa phương mang hành lý giúp đoàn,
mang chăn đệm, lều trại của công ty du lịch đã đến trước chuẩn bị bữa trưa cho đoàn;
hình như chúng tôi là người đến đây sau cùng, mọi người đã tiếp tục lên đường
trước đó. So với 15km đường đã qua thì quãng đường buổi chiều 10 km có vẻ đỡ dốc
hơn, nhưng có khoảng 5km, trước đây phải trèo leo như người rừng, nay ban quản
lý đã hỗ trợ bằng những lan can bê tông và thang sắt. Đi được khoảng 30 phút, 4
“porter” giúp đoàn chúng tôi lại vượt lên trước để chuẩn bị lều trại và bữa chiều,
nhìn họ gùi những gùi hàng mà cảm phục;
chúng tôi bảo nhau “sao ở đây đầu óc họ tối thế nhỉ? cứ mỗi đoàn lên, lại
gùi lều tại lên, về lại gùi về, sao không lập công ty kinh doanh nhà nghỉ luôn
trên núi?”, Mỵ nghe thấy giải thích ngay: “Có thế thì người H’mông chúng em mới
có được 150.000đ cho hai ngày gùi hàng
chứ, tính như anh chị thì người Kinh lên đây ăn hết à” nghĩ cũng phải và hình
như đây là chủ trương của Tỉnh chứ không phải không có ai làm. Lúc này chúng tôi
cũng đã chia hai tốp; thanh niên khoẻ hơn đi theo đi theo porter, 6 người yếu hơn
làm nhiệm vụ “khoá đuôi”. Thế thôi nhưng chúng tôi cũng vượt được nhiều thanh
niên sinh viên đang mếu máo dọc đường. Lúc này chỉ có một cách là lên núi, nghỉ
lại giữa rừng không được, quay về Sapa không được. Chắc cũng đang ở độ cao
2500m, gió phần phật, mây lúc đến, lúc đi, quấn lấy mọi người như thân thiết lắm.
Phan Xi Pang ở đâu?
Nhiều người đã đến điểm dừng chân 2800m từ 5 giờ
chiều, chúng tôi đến nơi đã 7giờ, ăn xong vào lều ngủ luôn. Khoảng hai tiếng
sau, cả khu vực lao sao tiếng hú, gọi rồi gào khóc, lúc này, tôp sinh viên cuối
cùng mới lết đến điểm nghỉ. Khóc chán rồi cười, hát và hình như họ không ngủ, lửa
bập bùng cả đêm- thanh niên sinh viên mà. Sáng sớm, khi tôi ngủ dậy thì xung
quang đã thu dọn cả, trả lại các nền đất cho núi rừng. Còn 300m cao nữa, khoảng
6km đường rừng. Chúng tôi đi được nửa đường đã có người đi xuống, một người nước
ngoài và một hướng dẫn viên, tôi hỏi “đi một mình thế có buồn không” anh ta không
trả lời trực tiếp mà cười và nói “như thế tốt nhất cho chủ động di chuyển”. Sau
khu rừng rậm đến đoạn đồi trống trời lại sáng hơn, chắc còn 500m nữa lên đến đỉnh
cao nhất, không hiểu trên đó có gì mà ồn ào như đại bàng vỗ cánh.
Chút tự hào
Đến nơi mới thấy rợp cờ đang bay phần phật, gió ào ào;
chẳng là khi tìm đường lên đây người ta đi từ phía tây, nếu đi mặt phía đông thì
quá nguy hiểm, không lúc nào ngớt gió. Tây có, ta có, với khoảng đất hơn 100m²
trên đỉnh núi mọi người thay nhau tranh thủ chụp ảnh ký niệm, ghi dấu ấn đã đặt
chân đến “nóc nhà Đông dương”.
Cũng đến lúc chia tay với “Trời” rồi
Sau hơn một giờ ngắm nhìn xung quanh, mãn nguyện,
chúng tôi lại là người cuối cùng xuống núi. Sau bữa cơm trưa ở điểm nghỉ đêm hôm
trước, bây giờ lại có lều trại đoàn khác đến chuẩn bị. 2 giờ chiều, lên đường
tiếp tục xuống núi.
Chia tay điểm dừng chân 2800m
Qua khỏi điểm nghỉ 2200m trời đã tối, đi đêm, nên đường
có vẻ dài thêm, về đến khách sạn đã là 21giờ.
Đường đến
Phan xi fang
Sáng hôm sau xem thời sự địa phương trên truyền hình
được biét “lúc 13giờ chiều qua, sảy ra cháy rừng trên núi Hoàng Liên cắt ngang đường
từ Bản Cát Cát lên Phan Xi Pang đến nay chưa cứu chữa được” mọi người nhìn nhau
vui, buồn lẫn lộn….
Không biết có điều kiện quay lại với Phan không, nhớ
quá!!!.
Hà Nội, 24/7/2013