12 tháng 12, 2015

TÂN BINH


Tháng 8 năm 1978 là đợt tuyển quân thứ 2 trong năm ( tháng 5 là đợt tuyển thứ nhất). Gần như tổng động viên nên lứa tân binh từ khu vực thị trấn Xuân hòa ra đi bao gồm nhiều thành phần ( học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức) đủ mọi lứa tuổi (từ 18 cho đến 28 tuổi).
Ngày 22 tháng 8 tân binh trúng tuyển tập trung tại thị trấn Xuân Hòa sau đó được bố trí ở nhà dân chờ xe đến đón.
7 giờ sáng ngày 24 tháng 8, sau khi mỗi người nhận hai khẩu phần ăn cả ngày là 2 chiếc bánh mì nhỏ không bột nở (mà khi đó chúng tôi gọi là loại bánh "ném chó chó chết"), tất cả lên xe rời thị trấn  Xuân Hòa đi ra quốc lộ 2 ngược lên Hà giang. Tôi được bố trí lên xe Zin ba cầu chạy sau cùng ( là xe hộ tống cả đoàn xe chở quân 2 cầu mang nhãn hiệu giải phóng). Do chưa được phát quân trang nên tất cả tân binh ngồi trên xe nom như đoàn dân công hỏa tuyến . Sau khi qua phà Đoan Hùng lúc lên dốc, chiếc xe chở tôi bị tụt cầu không chạy tiếp được nữa nên chúng tôi phải ở lại chờ xe quay lại đón . Chính vì vậy đến 21 giờ 30 chúng tôi mới đến ngã 3 Vạt, xã Việt lâm.huyện Vị xuyên, Hà tuyên.
 Ngã ba Vạt ngày nay

 Lúc này trời vẫn còn đang mưa nặng hạt, chúng tôi xuống xe tay ôm bọc quần áo thường phục, bước thập thõm bước thấp, bước cao theo sau ánh đuốc và đèn pin của các cán bộ nhận quân. Đường trơn, đất dính có những lúc phải lội qua suối nên làm bật quai đôi "gò" của tôi đang đi, thôi thì đành phải tháo cầm tay và lội bộ chân trần vậy. Hành quân bộ thêm 5 km nữa chúng tôi đến bản Trang vào tập trung dưới gầm nhà sàn ông Thơ. Bữa cơm tối đã được bày ra sẵn chờ đón chúng tôi tự bao giờ.  Mỗi người được hai miếng bánh mì luộc ăn với đĩa "mắc cà lào" sào không mỡ với  nước chấm "đại dương". Sau khi điểm danh,và ăn tối xong mọi người được chia về các nhà dân quanh bản để ở. Tôi sau mấy ngày ốm và gần như thức trắng đêm hôm trước cộng thêm say xe nên sau khi điểm danh và biết phải đi tiếp tôi xin phép được ngủ tại nhà ông Thơ vì quá mệt. Được sự đồng ý của cán bộ đại đội, tôi ra suối rửa chân, trèo lên sàn thay quần áo, hơ người qua bếp lửa giữa nhà, uống thuốc mang theo rồi lăn ra ngủ. Sáng hôm tỉnh dậy, sau mở mắt ra thấy sương mù mờ mịt. Khi sương tan, thấy ba bề, bốn bên là núi đập vào mắt mới thấy heo hút nao lòng. Gọi là bản nhưng các nhà ở lưa thưa, cách xa nhau.
Sau ăn sáng là công tác biên chế, nhận quân trang, ổn định nơi ăn chốn ở theo đội hình các tiểu đội và các trung đội theo khu vực. Thời kì này quân trang ta mới bắt đầu tự chủ, nội địa hóa do Trung quốc đã cắt viện trợ từ lâu và không còn vải tốt để may nên chất lượng quân trang không được tốt, ba lô nhỏ hơn bằng vải dày chứ không phải bằng vải bạt, có 2 túi cóc chứ không phải 3 cóc. Mũ, dép đúc, dày, quần áo....chất lượng cũng không được tốt bền như trước. Tân binh xe cuối cùng chúng tôi được biên chế về đại đội thông tin trực thuộc trung đoàn. Cán bộ khung đại đội là lính cũ dạn dày kinh nghiệm chiến trường. Đại đội trưởng là thiếu úy Nguyễn Đức Thanh quê Nam Định thương binh hạng 2 (ở đầu gối). Chính trị viên là thiếu úy Nguyễn văn Rường quê Bá Hiến, Vĩnh Phú. đại đôi phó là chuẩn úy Lê Hữu Hải nhập ngũ năm 1971 quê Triệu sơn, Thanh Hóa. Các cán bộ tiểu đội và cán bộ trung đội cũng đều là lính tái ngũ ( từ thời chống mỹ) với quân hàm từ hạ sỹ đến trung sỹ. Duy nhất tiểu đội 10 thông tin truyền đạt, tiểu đội trưởng và tiểu đội phó là tân binh với quân hàm binh nhì. Ngoài trang bị vũ khí cá nhân là khẩu AK47, các trung đội được trang bị máy thông tin có xuất xứ đều của Trung quốc chất lượng không cao và không còn mới.  Trung đội 1 là tổ máy 15W. Trung đội 2 thông tin hữu tuyến dùng tổng đài 15 cửa, máy điện thoại 0743 và QT65 , dây điện thoại đầu tiên dùng dây "súp" cuốn trong guồng sừng bò( sau này thêm điện thoại con cóc và dây đôi doViệt Nam sản xuất vừa nặng vừa cồng kềnh) . Trung đội 3 thông tin vô tuyến dùng máy 2W ( 71si líc ăng ten cần tán xạ và 884 dùng ăng ten cần cô li cốp). Tiểu đội 10 thông  tin truyền đạt được trang bị 1 xe đạp, túi văn thư,xà cột, súng pháo hiệu. Sang ngày thứ 2 chúng tôi bước ngay vào 3 tháng huấn luyện tân binh. Mỗi tuần từ thứ 2 đến thứ 7, riêng sáng chủ nhật vào rừng lấy củi nộp cho nhà bếp ( khô thì 30 kg , tươi 50kg) chỉ còn buổi chiều chủ nhật nghỉ ngơi tắm giặt. Cũng may thời kì đầu được ở nhà dân nên khá thoải mái không bị o ép nhiều. Chúng tôi vừa tham gia huấn luyện vừa tranh thủ học đôi ba tiếng tày để mà giao tiếp để mà biết cách gọi cha, gọi mẹ, gọi anh, gọi em, biết gọi "tu" là "con" , "mắc" là "quả", "kin" là "ăn","nòn" là ngủ.... đôi khi cũng không tránh khỏi chuyện buồn cười của các anh chàng học tán gái  bị lừa kiểu "tam sao thất bản". Tháng 12 năm 1978 sau khi bắn đạn thật kết thúc giai đoạn 1 huấn luyện, tất cả các tân binh đạt kết quả khá đều được phong quân hàm từ binh nhì lên binh nhất, và bước vào giai đoạn 2 huấn luyện : học chuyên môn kèm hành quân dã ngoại (lên vùng Quảng ngần, Thượng sơn thuộc Xín mần hoặc ra xã Trung Thành ,Vị xuyên) đồng thời tham gia khai thác vật liệu xây dựng doanh trại ra ở riêng để xây dựng nề nếp chính quy, không ở nhờ nhà dân nữa . Chúng tôi đón tết năm 1979 ở doanh trại mới tuy chưa thật hoàn chỉnh.
                Nền doanh trại cũ bên bờ suối

 Tết đầu tiên tất cả cấm trại, không được về nhưng đại đội vẫn có trường hợp bỏ trốn bị quân cảnh bắt nhốt. Chỉ thương cảnh chị em ở đại đội 24 quân y và 25 vận tải ôm nhau khóc trong 3 ngày tết ( sau này chị em vẫn không khỏi sụt sùi kể lại khi gặp nhau). Ra tết sau khi tập huấn vừa xong phần học chung để chuyển sang tập huấn chuyên môn lớp tiểu đội trưởng do trung đoàn mở thì ngày 17 tháng 2 năm 1979, chiến tranh biên giới phía bắc với Trung quốc nổ ra. Ngày 18 tháng 2 năm 1979 cả trung đoàn tôi chuyển trạng thái chiến đấu.
  Sân trường cấp I,II nơi Trung đoàn ra lệnh chuyển trạng thái chiến đấu 

Tôi trở về cùng đơn vị hành quân lên thành phố Hà giang kết thúc giai đoạn được gọi là "Tân Binh".

148 nhận xét:

  1. Thương đến xót xa . bỗng dưng rời vòng tay mẹ .Dẫu cuộc sống còn cơm độn khoai sắn , nhưng có mẹ chăm nom ...Tuổi17 , 18 thuở xưa ngờ nghệch , đâu có như bây giờ.
    Thương quá Tân binh ơi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lính trẻ
      http://2.bp.blogspot.com/-czU2Qv_wfCI/Vm-dfOWd8GI/AAAAAAAAKtk/ImsuFq46lxY/s320/P4.jpg

      Xóa
    2. T.Hà tìm đâu ra tấm ảnh này vậy? Đây là tấm ảnh khi mình đang mặc áo lính, học năm thứ 3 THHN còn XP, một người lính từ mặt trận phía bắc trở về với mái trường ĐHXD. Tấm ảnh được chụp tại hiệu ảnh Quốc tế ở Bờ Hồ sau khi đưa P đi ăn kem. Phúc còn nhớ mình đã gửi cho Phúc 12 con tem của 1 quý cho P không?

      Xóa
    3. Hiệu ảnh Quốc Tế Bờ Hồ!Chú TP là chủ tiệm ảnh đấy nhé.Coi chừng...ngày ấy TP thấy có hai chiến sĩ bộ đội đến chụp ảnh,nhìn mặt quen quen nhưng không dám hỏi.Thì ra...

      Xóa
    4. Tự Minh và Xuân Phúc thân mến ! Ảnh này của hai bạn khiến bao nhiêu cô "chết"? Bao nhiêu cô "bị thương" ngày xưa vậy ? Mình hỏi thật đấy .

      Xóa
    5. Đinh làm bị thương cô bạn mái tóc có hương hoa nhài mà im lặng.
      Hồi ấy tự ti nên mât nhiêu cơ hội nhưng nghĩ lại thấy nhờ vậy mà các kỷ niêm đẹp hơn

      Xóa
  2. Mọi vinh quang đều được xây nên từ những giọt mồ hôi đầu tiên ! Và còn cả bằng máu !

    Trả lờiXóa
  3. Những ký ức,những hình ảnh gợi nhớ bước hành quân hối hả của cả một thế hệ 36 năm về trước,khi lệnh tổng động viên thúc giục lớp lớp thanh niên lên đường bảo vệ Tổ Quốc.
    Đâu đây là ngày chia tay,nước mắt tiễn đưa nhạt nhòa của mẹ và người thương bé bỏng nơi quê nhà.
    Thời gian không đủ cho những bỡ ngỡ.Phía trước là gian lao...Những TÂN BINH đã để lại chiến trường xưa bài ca bất tận...

    Trả lờiXóa
  4. You! "Nước mắt đàn ông không tuôn thành dòng, nước mắt đàn ông luôn chôn trong lòng.." Tân binh thương chị em ôm nhau khoc ba ngày tết, nhưng chắc chắn rằng không chỉ có bằng ấy ngày khoc đâu, cả Tân binh nữa, trong ba tháng huấn luyện, đẫ bao lần vị mặt trong cơm khác với vị măt của muối? Tân binh có hinh dung dược ở chân đồi Thằn Lằn cha già cầm điếu cày, ngửa mặt lên xả khói trắng để nước mắt không tuôn ra khi mẹ già giàn giụa .. Trong bếp vì đụn giạ quên không được cời đéu tay. Cha mẹ thương thằng con trai út trẻ người non da đang lần mò ra đầu nòng súng... Rồi cũng qua đi để sau hơn ba mươi năm quay lại chốn cũ bồi hồi xúc động, tìm lạ bóng dáng đồng đội. Không phải ai cũng có được cảm xúc đó đúng không.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và nước mắt cũng đang tuôn ra khi ngón tay gõ những dòng này đúng ko Thạch.

      Xóa
    2. ...Và nước mắt nghẹn ngào...thương nỗi nhớ con,cha không dám khóc;mẹ khóc âm thầm mà nước mắt cứ tuôn rơi!TNV,HA cho TP nước mắt dài hơn...

      Xóa
    3. Đã vài lần mình có dịp tới thăm thành cổ Quảng Trị ngay bên dòng Thạch Hãn,được nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu về kì tích 72 ngày đêm chiếm thành và giữu thành của hàng ngàn chiến sĩ - hầu hết là các TÂN BINH vừa đi thẳng từ các tỉnh phía bắc vào , "vừa đi vừa huấn luyện".Nghe những câu chuyện về những chàng trai thành phố vừa mới rời ghế nhà trường phổ thông,hoặc đang dở dang đại học ,dù bơi chưa thạo nhưng vẫn quyết tâm vượt sông Thạch Hãn để vào chi viện cho đồng đội đang chốt trong thành cổ...
      Sau này đọc MÃI MÃI TUỔI 20,của một liệt sĩ càng thấu hiểu sự tàn khốc của chiến tranh,đặc biệt đối với những TÂN BINH-những binh nhất ,binh nhì-những chàng trai vẫn đang quen vòng tay ấm áp của mẹ cha,vậy mà giờ đã "vụt lớn" trở thành một "chiến bình" ôm súng để bảo vệ sự bình yên của Tổ Quốc.
      Cảm ơn nhé,TÂN BINH-Những CHIẾN BINH có một trái tim quả cảm!

      Xóa
    4. Thành cổ Quảng Trị và máu xương.
      http://1.bp.blogspot.com/-03EP6b2VpNU/Vm4vOAUVYLI/AAAAAAAAAyM/omVnK_eqtFs/s1600/Quang-tri1.jpg

      Xóa
    5. QT ơi 81 ngà đêm đỏ lửa Thành cở QT nhé

      Xóa
    6. Cảm ơn Cựu Chiến Binh!Tớ sẽ nhắc QT học lại chương này :)

      Xóa
    7. http://www.youtube.com/watch?v=iyyxYvy5jPM

      Xóa
  5. Cảm ơn tất cả đã chia sẻ cảm xúc với Tân binh. Những trải nghiệm đầu đời trong quân ngũ khi rời vòng tay gia đình hơn 300 cây số ngay trong những ngày nhập ngũ đầu tiên đã để lại dấu ấn không phai mờ trong kí ức của tân binh.

    Trả lờiXóa
  6. Cám ơn tác giả với những hồi tưởng chân thực đến từng xăng ti mét.Mình đọc mà nước mắt cứ lăn dài.Phúc phải ko.Thương bạn quá.Hồi ấy trường mình cũng đi đào phòng tuyến ở sông Cầu,nhưng cảm nhận của mình cũng chỉ như hoạt động dã ngoại thôi,ăn uống thì còn thấy sướng hơn và no hơn ở trường.

    Trả lờiXóa
  7. "Chúng tôi xuống xe tay ôm bọc quần áo thường phục, bước thập thõm bước thấp, bước cao theo sau ánh đuốc và đèn pin của các cán bộ nhận quân. Đường trơn, đất dính có những lúc phải lội qua suối nên làm bật quai đôi "gò" của tôi đang đi, thôi thì đành phải tháo cầm tay và lội bộ chân trần...".Đọc đến đây nước mắt Tp cũng tuôn rơi.Cái tuổi"ăn chưa no,lo chưa tới"mà bạn mình đã phải bắt đầu bằng bao gian khổ, cam go!Xin được cùng Tân Binh chia sẻ những tháng ngày!

    Trả lờiXóa
  8. BĐCH sẽ đi viết sử cho sư đoàn 313 vì đồng chí rất nhớ từ sự kiện đến những kỷ niệm nhỏ nhất thời lính binh nhì. Bạn cho tôi sống lại hồi ức binh nhì. Đêm đó xuống xe các cán bộ ra nhân quân hô "đồng chí nào sang pháo phòng không thì xếp hàng vào đây" mấy thằng tụi tôi nói với nhau " làm lính pháo phòng không đi đáu có xe kéo" ai ngờ sau một tuần lên kho trung đoàn nhận súng thì cha mẹ ơi súng 12li7'Lúc đó bọn tôi đã biết súng ống gì đâu cứ tưởng lên nhận súng có xe chở về cuối cùng khiêng è cổ mới đem đượ em về tiể đội {súng Tàu nặng 128kg}. Sau này hành quân có dây da trâu khô buộc vào đòn khiêng có đỡ hơn . Sau đó hơn một năm sau khi ở thị xã HAGIANG đơn vị lại đổ súng 14li5 khổ thân chúng tôi em nà phì nhiêu lắm nặng có 215kg thôi mỗi lần hành quân em "hành"tụi tôi lên bờ xuống ruộng .ÔIthời lính binh nhì của tôi và BĐCH cùng các đồng đội làm sao quên...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước khi nhập ngũ -cùng trường
      Khi vào bộ đội-lên đường cùng nhau
      Chiến trường-Bạn trước,tôi sau
      Cùng sư đoàn thép-giữ đầu biên cương
      Kí ức đầy những yêu thương
      Đầy bao gian khó,đau thương một thời
      Ngôi sao trên mũ sáng ngời
      Đời trai binh nghiệp bạn ơi TỰ HÀO!

      Xóa
    2. Thật đáng TỰ HÀO về NGƯỜI LÍNH xung trận mang triết lý NGƯỜI ANH HÙNG PHÙ ĐỎNG!
      Mới ngày nào còn là cậu bé trong vòng tay mẹ,sống êm đềm những ngày tháng của tuổi thơ với bao mơ ước về tương lai;Đất nước lâm nguy,họ vụt lớn trở thành Người Chiến Sĩ.Những người bạn chung trường,bao năm đèn sách,cùng xếp bút nghiên,can đảm lên đường ra thẳng chiến trường đánh giặc.Ngày nhập ngũ ghi tên mình trong Sư Đoàn thép năm ấy không còn là của từng chiến sĩ!Những TÂN BINH ngày nào đã trở thành những chiến binh oai hùng-BĐCH,CCB...!

      Xóa
    3. Khi học cùng lớp cùng trường thì gọi là bạn.Khi có"nhấm nháy"với nhau thì gọi"ấy"và"người ta".Trước lúc đi xa trở thành người lính thì"chúng mình"trở thành EM và ANH.
      Hi.Xin sửa một chút nhé Hoa Phượng
      Trước khi nhập ngũ cùng trường
      Khi vào bộ đội lên đường cùng nhau
      Chiến trường bạn trước,tôi sau
      Cùng sư đoàn thép trấn đầu biên cương
      Kí ức chan chứa yêu thương
      Đầy bao gian khó,đau thương một thời
      Ngôi sao trên mũ sáng ngời
      Đời trai binh nghiệp ANH ơi TỰ HÀO.

      Xóa
    4. Sửa đi một vài từ
      Lời thơ sao xuyến quá

      Xóa
  9. Trởi ạ ccb tôi đâu nhắc đại đội vai li vác. Thưở ấy chúng tôi đay là đại đội thân quen rồi

    Trả lờiXóa
  10. Bọn tôi bị bọn nó nói thông tin thành thông tịt nên bọn tôi nói 12 ly vác hay 14 ly khiêng bọn mảy cũng vậy thôi.không ngờ ông bạn tôi canh giòi đến vậy. Cảm ơn nhé. CCB

    Trả lờiXóa
  11. THÁNG MƯỜI HAI LỊCH SỬ
    Gửi Anh bộ đội Cụ Hồ một bài thơ nữa của lính.
    Sau trận đánh 12 ngày đêm trên không anh hùng làm nên lịch sử củả dân tộc Việt Nam, cuộc sống lại hồi sinh. Người dân Hà nội từ các nẻo đường tìm về những căn nhà đổ nát vì bom đạn, bắt đầu xây dựng cuộc sống mới. Những bông hoa lại mọc trên những hố bom thù.
    Có một tấm ảnh về một cô gái Hà nội lấy nước dưới hố bom để tưới hoa. Xác máy bay Mỹ dưới chân cô, phía sau là bầu trời cao xanh. Tấm ảnh đã đi vào lịch sử
    Xúc động về tấm ảnh, về sự sống vươn lên trên cái chết. Lê Nguyên Bá, một người lính của Sư đoàn phòng không 361, sư đoàn có nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Hà nội, một người lính trực tiếp tham gia chiến đấu và bắn rơi B52 trong chiến dịch 12 ngày đêm đã viết 1 bài thơ về tấm ảnh. Xin gửi tặng Phúc và các bạn (Mình được nghe bài thơ này lần đầu trong hội diễn văn nghệ của bộ đội phòng không năm 1978 do những người lính Phòng không đọc. Hôm nay, bất chợt nhớ về kỷ niệm, mình gọi điện và hỏi anh Thọ, người lính phòng không năm xưa đã gửi cho mình 1 video của bài thơ. Xin gửi Phúc và các bạn

    https://drive.google.com/file/d/0B6u2Y7LlgAfUOTltT0VHRzVaQWc/view

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau này anh Lê Nguyên Bá có thêm câu cuối (yêu hoa…) và sửa lại 1 vài câu (lặp lại nhiều lần câu: xác B52 nâng cuộc sống cao thêm… để nhấn mạnh ý nghĩa) làm cho bài thơ đôi chút mất đi sự mộc mạc và giản dị ban đầu của người lính. Tuy nhiên bài thơ thật sự hay đối với bộ đội và bộ đội Phòng không
      (Nhờ Hà up Video lên dùm)

      Xóa
    2. LTM up lại đi.Chỉ cần nhớ bỏ chữ "s" ở trong cụm chữ "https" là ok!

      Xóa
    3. http://4.bp.blogspot.com/-8Py4aF3iQ-g/Vm-11zGauzI/AAAAAAAAKu0/Wj42wjK9uOI/s320/DSC05965.jpg
      Ta tự hào đi lên,ơi Việt Nam...

      Xóa
    4. Trung đoàn tên lửa 275 ghi danh Người Chiến Sĩ ấy!
      Ngày xưa sao TÂN BINH ai cũng đẹp trai thế nhỉ!

      Xóa
    5. TP thích đùa, trung đoàn 275 ở thời Trần Hưng đạo à

      Xóa
    6. Hi.Những người thích đùa mà LTM.Có thế Lờ Tờ Mờ mới nổi lên chứ!Thế Hướng Dương Vàng có biết Lính Trẻ thuộc binh chủng nào không?Cám ơn HDV.

      Xóa
  12. Tản mạn tân binh,- VẮT :
    Những ai đã từng đi rừng nứa hoặc tranh sau cơn mưa đều có thể nhìn thấy vắt nâu dưới đất, vắt xanh trên cây bò ra tua tủa loe ngoe như măng, như nấm mọc sau mưa. Con vắt tuy nhỏ bằng hai que tăm nhưng lúc hút no máu cũng to bằng ngón tay út.nếu bạn bi vắt cái chửa hút máu thì ngứa và gãi đến phát điên lên được.
    Thời kì làm doanh trại, Một sáng tôi vào rừng chặt nưa đem về đan phên vách,
    Mải đập dập,đan nong mốt, nong đôi đến trưa nhỏm dậy tháy lưng áo cồm cộm vội tụt áo ra khỏi quần thấy một con vắt to bằng ngón tay út rơi ra. Tấ hoả cởi trần nhờ mọi người kiểm tra hộ cũng may chỉ có một con duy nhất mà thôi,bâo hại tôi gãi gần 2 mgày sau mới bớt ngứa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vắt,đỉa,rắn,trăn-nỗi sợ hãi kinh hoàng!Cái cảm giác mềm mềm,trơn trơn,ngo ngoe của kẻ săn mồi,Đỉa,vắt luôn bám chặt vào vật chủ và chỉ chịu nhả ra khi đã hút đủ máu.Nghĩ đến đây,TP đã muốn ngất xỉu!
      Thế mà...nhứng người Lính trong chiến tranh đã phải vượt núi băng rừng, “khoét núi,ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt"...!
      TP cũng đã từng xem những thước phim tài liệu về những trò tra tấn ác quỷ của kẻ thù đối với các chiến sĩ cách mạng.Chúng nhét con đỉa vào vết rạch rồi khâu lại.Chỉ một lúc sau,nó đã phình to và cựa quậy.Cơ thể chúng căng phình.Trời ơi!Không thể ác độc nào hơn!Thật đáng sợ!Những Người Linh,Những Con Người vĩ đại!
      Cám ơn Tân Binh và các chiến sĩ đã hy sinh cuộc đời cho Tổ Quốc!

      Xóa
  13. Mình vừa xem phim ...EM NỮA LÀ 12...Nhớ tân binh của 10cf nhà mình.Chẳng biết hồi ấy tân binh đã được hưởng chế độ thứ 12 chưa.Lúc ấy đã có em nào như kiểu cô HÀ LY trong phim chưa hở tân binh.Mà BĐCH ơi.11 chế độ của lính là những chế độ gì vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu mình nhớ không nhầm thì năm 1979 để chính quy hóa, toàn quân bắt đầu thực hiện 11 chế độ trong ngày. Đó là những việc người chiến sĩ phải thực hiện trong ngày từ lúc sáng sớm tỉnh dậy cho đến khi đi ngủ chuẩn bị cho ngày tiếp theo gồm:Náo thức - thể dục buổi sáng, vệ sinh cá nhân-ăn sáng,kiểm tra nội vụ, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch , ăn trưa, nghỉ trưa,thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch buổi chiều, thể dục thể thao + tăng gia sản xuất,ăn tối, tham gia sinh hoạt tối theo kế hoạch( văn hóa văn nghệ, sinh hoạt chính trị, đọc báo...) .ngoài 11 chế độ trong ngày còn có chế độ tuần,tháng. Vì 11 chế độ trong ngày đã kín thời gian nên thêm "em nữa là 12" thi quả là một thử thách đối với tân binh

      Xóa
    2. Tân binh ơi , lúc ấy cậu đã có 12 chưa ?Tớ tò mò đấy !
      Rất may tớ chưa là 12 của ai cả, nên thử thách này tân binh nào đó không phải trải qua .
      Trông 11chế độ kia thì chế độ"thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch" là khổ nhất , đúng không tân binh?Đó là luyện tập ở thao trường , hành quân dã ngoại ban ngày rồi cả ban đêm , báo động giả ...v.v
      Tân binh ơi , cậu khóc mấy lần trong những tháng là tân binh ?Tớ hỏi thật đấy .

      Xóa
    3. Ngày xưa tớ được nghe kể về việc huấn luyện tân binh và các tân binh kể cho tớ công việc họ phải làm .Tớ quên nhiều rồi ,chỉ nhớ là rât khổ .

      Xóa
    4. Bằng lăng Tím đọc com dưới của hoa phượng thì biết ngay. Tân binh đâu thuộc diện có em nưa là 12, mặc dù nói thật là cũng muốn được như Thanh bồng được cầm tay người thầm yêu trộm nhớ buổi tối trước hôm lên đường và để mà rồi có cảm xúc làm hăn một bài thơ tình là những kết nối đầu đề các bài hát tình ca gửi vêt cho người ấy trong 10cf+. Không biết người ấy có nhớ không thầy Thanh nhỉ.
      Nói thật Tân binh chưq hề khóc lần nào. Sau này bố của Tân binh có nói lại, khi biết Tân binh nhập ngũ cụ đang điều trị bệnh huyết áp và tim mạch tại quân y viện 109 Vĩnh Yên với linh cảm của mình cụ cứ nghĩ là sẽ mất con nhưng cụ vẫn cố dấu không nói ra và làm một bài thơ động viên Tân binh lên đường mong con hoàn thành nhiệm vụ. làm sống mũi Tân binh cay cay mà thôi

      Xóa
    5. Những ông bố tuyệt vời BĐCH nhỉ .Nỗi lo âu chẳng bao giờ nói chỉ lặng thầm dõi theo con .Sống mũi cay và nước mắt dưới hàng mi đấy , coi là "khóc" rồi nhé . Thế mới đáng yêu chứ ,cậu bé 18 tuổi xanh !

      Xóa
  14. Chả biết là tại sao người ta "tuyển" cả PHÚC đi bộ đội vì theo mình nhớ là Phúc khó có thể đạt các tiêu chuẩn về chiều cao,cân nặng phải không Thạch Nguyễn Việt & Ông già Tây Nguyên?
    :) :) :)
    Nói thế thôi chứ TÂN BINH làm cho mình nhớ lại cái không khí "Bốn mươi thế kỉ đều ra trận" của cái thời khắc hào hùng ấy.Giống hệt như khi thế hệ bọn mình học những tiết học Lich Sử - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 ngay thế kỉ 20 hay Hịch tướng sĩ;Đại Cáo Bình Ngô từ thủa xa xưa của ông cha ta...

    Trả lờiXóa
  15. Không hiểu tại sao trẻ con bây giờ không thích học môn sử nhỉ .Có thể vì những người viết sử không hiểu biết về lịch sử và cũng có thể họ không bao giờ có sự rung động trước lịch sử ." Việc cũ quay đầu ,ôi đã vắng
    Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng" (Nguyễn Trãi)
    Còn chúng ta, những con người sống trong lịch sử , tạo ra lịch sử và mãi rung động với lịch sử hào hùng và bi tráng !

    Trả lờiXóa
  16. Cảm ơn tác giả có trí nhớ thật tuyệt vời, cho bạn đi viết sử được đấy

    Trả lờiXóa
  17. Chúng tớ - Những người chưa được làm người lính nên chưa thể hiểu hết về cuộc đời người lính mà chỉ biết qua những câu chuyện, phim ảnh... Hôm nay được biết thêm về họ qua bài viết của bạn chúng tôi rất xúc động và càng hiểu thêm , cảm phục những người lính đã vất vả, hy sinh quá nhiều cho Tổ Quốc, càng tự hàohơn vì trong những người lính ấy có nhiều thành viên của 10CF

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. To Hoa Mai và những người bạn:
      Trước hết xin cảm ơn các cảm nhận, những chia sẻ, cảm thông và những lời nối tôt đẹp của
      bạn giành cho Tân binh nói riêng và những người lính nói chung đã đang và sẽ tiếp bước cha anh hoàn thành nghĩa vụ của người con đối với Tổ quốc nhất là trong tháng 12 này có ngày kỷ niệm thành lập quân đội nhân dân
      Việt nam và ngày quốc phòng toàn dân thật là ý nghĩa. Những trải nghiệm của Tân binh thật sự nhỏ bé trước mọi khó khăn thử thách của lớp lớp cha anh đã từng trải qua trong các cuộc chiến trường kì gian khổ.

      Xóa
    2. http://www.youtube.com/watch?v=K9jK6Mlqsh0

      Xóa
  18. Mình rất thích chủ đề ngày càng mở rộng nhưng lại gần gũi . Cái vĩ đại nhất là cái bình dị nhất . Anh đi anh nhớ quê nhà
    Nhớ canh rau muống nhó cà dầm tương
    Nhó ai dãi nắng dầm sương
    Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
    Người anh hùng cũng là con người thân thuộc với ta "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính ". Nỗi nhớ đầy vơi , dằng dặc ...

    Trả lờiXóa
  19. Đêm nay mình chia tay
    Mong đêm dài vô tận
    Ngày mai đường chia hai
    Hậu phương và mặt trận
    Ước gì gửi tình em
    Trong ba lô anh được
    Ước gì gửi đời em
    Theo bàn chân anh bước
    Anh ơi cứ đi đi
    Chiến trường đang vẫy gọi
    Ngày mai đây anh tới
    Hải đảo hay đất liền
    Anh ơi hãy nhớ gửi
    Số hòm thư cho em
    N T H
    Hòm thư :742 KA
    HÀ TUYÊN A
    Bài thơ này của một người em bé nhỏ đã viết tặng mình khi lên đường nhập ngũ mình nhớ tác giả là nhà thơ DiỆP MINH TUYỀN bài thơ này đã theo mình đi suốt cuộc đời binh nghiệp gần bốn chục năm qua . Và người con gái ấy cũng suốt đời chỉ có một số hòm thư đó thôi (mặc dù cả cuộc đời binh nghiệp mình ở rất nhiều đơn vỉ rất nhiều số hòm thư).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khá khen cho nhà ngươi còn nhớ số hòm thư đơn vị.không biết hồi ấy tụi thằng Mận A10 (quân bưu) có kiểm tra nội dung bức thư tình này không. Vì khi nhận thư từ và bưu phẩm từ bưu điện Vạt về phân loại để chuyển đi các đơn vị, bọn nó được truyền cho một tuuệt chiêu của các đàn anh đi trước là xem nội dung không để lại dấu vết đối với các bức thư nghi là thư tình.

      Xóa
    2. Đây là thời gian CCB đang yêu nên CCB nhớ lắm BĐCH à .

      Xóa
    3. Mất giọng anh vẫn hát vang
      "Bài ca chiến si" gian nan thủa nào...
      :) :) :)
      http://youtu.be/VJLAdcGH46Y

      Xóa
    4. "Em bé suốt đời chỉ có một số hòm thư"ấy là một cô giáo không CCB?TP đã gặp EM nơi đất thép.Em kể rất nhiều về chàng chiến binh dũng cảm năm nào.

      Xóa
    5. http://4.bp.blogspot.com/-1aEIxqKoXQk/Vm-1gD9S83I/AAAAAAAAKus/4VMHAvn61Kg/s320/12386764_1692650730957985_242979777_n.jpg
      Ngày xưa chẳng đến nỗi nào
      Điển trai lại có nhiều hào* để tiêu
      Bao nhiêu cô giáo liêu xiêu
      Tân Binh chỉ mới đánh liều "cầm tay"
      :) :) :)
      *Lính 5 đồng

      Xóa
    6. Hi.Chứ không phải là"Ai ơi chớ lấy bimh nhì/Năm đồng một tháng lấy gì nuôi con"?
      Tân Binh bên trái đẹp trai nhất.Hi.

      Xóa
  20. Còn 1 tuần nữa là đến ngày kỷ niệm của những người lính BỘ ĐỘI CỤ HỒ, các anh đã trở thành tượng trưng cho thế hệ trẻ, bài hát rất hay đã nói lên tất cả:
    Anh tên gì hỡi anh yêu quý
    Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
    Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác thù
    Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
    Không một tấm hình,không một dòng địa chỉ
    Anh chẳng để lại chi trước lúc lên đường
    Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ...

    Trả lờiXóa
  21. Đã cố tình không viết một câu thơ hay nhất trong cả bài tơ của DMT ĐỂ CÔ GIÁO NÀO ĐÃ MỘT THỜI YÊU LÍNH bổ xung mà....thôi thì viết nốt vậy.
    ..."Anh ơi cứ đi đi
    Dù xa em vẫn đợi.
    Ngày mai đây anh tới..."
    Câu thơ này như một lời ước hẹn,là động lực cho người lính cầm súng ra mặt trận .VÀ NIỀM TIN ƯỚC VỌNG CỦA CHÚNG TÔI Ở SAU LƯNG . Nhưng có những ước vọng ,khát vọng mãi chỉ là giấc mơ....Để mãi là kỷ niệm đẹp ở mỗi người và tôi cũng không là ngoại lệ trong những người lính đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://www.youtube.com/watch?v=3kSAs4rAZZg

      Xóa
    2. Thật xúc động khi được là "ước vọng , khát vọng" trong "giấc mơ" của CCB!
      Người ta không mơ thì làm sao có được những giây phúy thăng hoa !

      Xóa
  22. em đc sinh ra khi đất nước sắp hoàn toàn giải phóng,và trong tháng 12 này thấy nhớ Bố mình nhiều hơn vì bố em cũng là một người lính CỤ HỒ.ngày đó em còn quá nhỏ để hỏi bố về những tháng ngày binh lửa, nhưng khi biết đọc ,em thấy đầu trang sổ tay của bố là dòng chữ TRÊN ĐẤT LỬA QUẢNG BÌNH...và những kỷ vật bố mang về là một bi-đông, một ăng-gô, một chiếc áo chấn thủ- những vật dụng gắn liền với cuộc đời người lính...

    ghé thăm 10c đọc bài viết của các anh chị, là thế hệ sau nên lặng nghe những chia sẻ,tâm sự của các anh chị, và mạo muội chia sẻ chút.chúc cả nhà luôn vui ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các thành viên của 10C family thực ra cùng chỉ hơn Mưa_123 không nhiều năm.Cũng là thế hệ trưởng thành ngay sau thời kì Nam -Bắc thống nhất.Tham gia quân đội trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc chống quân bành trướng TQ & biên giới phía Nam với Cambodia.
      Nhưng tất cả các thành viên đều đi học,lớn lên trong chiến tranh phá hoại của Mĩ ném bom miền Bắc Việt Nam.Nên có người bằng tuổi nhà thơ Trần Đăng Khoa,cũng có người xấp xỉ tuổi nhà thơ Hồng Thanh Quang. :) :) :)

      Xóa
  23. Cảm ơn những dòng tâm sự của mưa 123 về bài viết Tân Binh.Những tâm sự về người Cha- một cựu binh đã tham gia nơi tuyến lửa. BĐCH cảm thông với mưa 123 bởi mưa 123 cũng là người chịu thiệt thòi, là con bộ đội khi sinh ra không có người cha bên cạnh. Khi cuộc chiến qua đi, khi cuộc đời binh nghiệp qua đi, người lính trở về đời thường thì những kỉ vật là các vật dụng cá nhân (quần áo, balô, tăng,võng). Những hồi ức luôn là một phần không thể tách rời, nó luôn mang theo suốt cuộc đời người lính.

    Trả lờiXóa
  24. HẮC LÀO :
    Là bộ đội thường được nghe câu cửa miệng " Tuổi quân của chú chưa bằng tuổi HẮC LÀO của anh để so sánh lính cũ, lính mới.
    Những ngày đầu tiên ở đơn vị được ra suối tắm chúng tôi thích lắm. Bình thường suối có mực nước thâp, nước trong lội bộ qua suối được (những hôm mưa, nước nguồn về đục ngầu chảy cuộn cuộn) lính chọn những chỗ trũng sâu để tắm. Những tưởng nước trong là sạch vì chỉ thấy ít váng nổi lên. Ai dè mấy hôm sau mới thấy ngứa nơi cạp ưuần, thò tay gãi thấy "sướng". Rồi bắt đầu nhìn thấy ở nơi gãi một quầng đỏ như đồng xu nổi lên toàn những nốt nhỏ li ti,rồi thâm đen lai. HẮC LÀO rồi, Ngứa và ngứa, ngứa và gãi. Ngứa ghê thì Tự Minh kể rồi còn ngứa hắc lào thì khó chịu lấm bởi "chúng"cứ nhè vào chỗ kín nơi mỏng da, mỏng thịt mà nổi lên, mà"xơi" trước. Nhìn dáng anh chàmg đi khệnh khang là biết ngay anh chàng bị nó "xơi" nơi bẹn rồi, khi đi vải quần chà vào đấy thì đau rát lắm. Là bệnh nấm lây lan nhanh, chúng tôi lại ở vùng thung lũng quần áo luôn ẩm do không phơi được nắng, thuốc đặc trị hiếm, quân y đơn vị không đủ cấp cho anh em nên bệnh hắc lào trở thành bệnh đại trà tân binh không ai thoát, mọi người cử nhau lấy lá cơi đun nước tắm chữa ghẻ, và lá rừng sát chữa hắc lào (lá do dân bảo có răng cưa không thuộc tên) tuy không đặc hiệu nhưng cũng đỡ. Kết thúc ba tháng huấn luyện tân binh các chàng trai, cô gái thư sinh năm nào cũng đã kip khoác lên mình "Hoa gấm" tàn tích của HẮC LÀO.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hắc lào...dấu son chứng thực đã qua khóa huấn luyện tân binh

      Xóa
  25. HA ngày trước đã giúp bôi thuốc hắc lào cho đồng chí bộ đội nào chưa mà biết rõ dấu son tốt nghiệp tân binh thế ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. kết luận được rút ra từ lời kể của BĐCH thôi mà,mình tin là bây giờ mới giám kể lại chứ hồi ấy mấy cậu tân binh giấu kín những chuyện ghẻ lở,hắc lào này,bọn con gái chúng tớ làm sao biết được

      Xóa
    2. Ngày ấy lính tụi mình được phân phối tiêu chuẩn nhu yếu phẩm hàng tháng gồm 0,5kg đường,2 banh xà phòng72,5goi thưốc lá hoặc thuốc lào,2goí thuốc đánh răng bột.(xà phòng và đường gửi ngoài quán gần hết).tiết kiệm sử dụng tuyệt đối để bồi dưỡng sức khoẻ nên thằng nào không ghẻ không hắc lào không phải lính. Thuốc bôi ghẻ hắc lào bôi tập chung buổi chiều sau giờ thể thao vui lắm (toàn con trai khoả thân vô tư ngộ lắm)

      Xóa
    3. Hi hi CCB phán "không ghẻ, hắc lào không là Lính" nên mình chẳng dám lên tiếng vì số mình làm "Cậu" lính rồi, mình chỉ biết con rệp hay đốt ở phản nằm khi vào nằm cùng "lính" tập diễu binh kỷ niêm Quốc khánh 2/9/1985.

      Xóa
  26. Ôi trời đất , chia sẻ của CCB làm BLT tưởng tượng đến những bức tranh NUY thời Phục Hưng !Buồn cười quá thôi .Nhất quỉ , nhì ma ,thứ ba là lính !!!
    Năm 1985 rất nhiều xe pháo tập kết trong lễ duyệt binh trước cửa nhà của BLT:13 Thụy Khuê.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhắc đến cảnh "nuy" thì mình cũng chợt nhớ đến khoảng thời gian(hè năm lớp 9)khi QT.Đức Bình,Nhân (lớpA) của cấp3 Bến Tre + 1 bạn nữa của trường Trần Phú-Vĩnh Yên đi khám tuyển phi công ở bệnh viện không quân (Hoàng Văn Thụ-Hoàng Mai-HN.Tất nhiên đó không phải là lúc trong phòng khám,mà là lúc 4 thằng "lộc ngộc" đánh DUY NHẤT cái quần đùi,cởi trần trùng trục chạy ra máy nước công công đầu làng để tắm.Trong thì "lừng lững" như thế,nhưng quả thật đứa nào cũng ngoan hiền,vậy mà chả biết tại sao các cô,các chị đang xúm quanh máy nước giặt giũ,hứng nước gánh về....đều dạt hết ra xa &...quay mặt đi!!!???
      Kể ra chuyện này để chứng tỏ QT đã có thể trở thành TÂN BINH còn sớm hơn Bộ Đội Cụ Hồ,Cựu Chiến Binh vài năm đấy nhé!
      :) :) :)

      Xóa
    2. trong thì lừng lững nên lộ hết ra ngoài làm các cô các chị xấu hổ phải ngoảnh mặt đi là đúng rồi còn kêu ca nỗi gì.

      Xóa
    3. BLT ơi,cậu nói xa xôi thế làm gì,cứ tưởng tượng cảnh các cậu ấy....CCB,BĐCH,HTL,LTM,ĐQG,DHN,cả Thạch Nguyễn Việt,Hùng Nhung thêm luôn Hoa Phượng nữa cho khỏi tị....đang bôi thuốc ghẻ,hắc lào cho nhau cũng tha hồ cười....KKKKKKK

      Xóa
    4. Thanh Hà tả thực rất hay
      Làm nhiều bạn nữ như say thuốc lào...

      Xóa
    5. Ngày xưa có câu chuyện: Có anh chàng ăn vụng vợ, rang lạc đãi bạn. Lac vừa chín thì vợ về kg buêt dấu đâu đành đổ cả vào túi quần rôi nhảy cà tưng, cà tưng. Vợ ngạc nhiên hỏi thì anh chồng trả lòi: Thấy mẹ mày về ta vui quá.
      Thời lính trước đây cũng nhiều anh vừa tán gái vừa thò tay túi quần...

      Xóa
    6. Chắc không Lê Tự Minh ?
      BLT nhìn ảnh của các bạn thuở xưa , đó mới là hình ảnh BLT nhớ về các bạn . Bùi ngùi lắm mà cũng tiếc !

      Xóa
    7. Tự Minh à , bạn đang bộc bạch thực tế của bạn ngày xưa đó sao ?!
      Bao nhiêu lần Minh phải làm như câu chuyện Minh kể rồi ?!
      Ôi trời đất, nhất lính mà !!!

      Xóa
    8. Cũng kg ít lần đâu BLT. Chỉ tại chính sách "ngăn sông cấm chợ" mà BDCH đã nhắc nên "quần xì" kg lưu thông vào VN nên làm khổ bộ đội tranh nhau quét nhà buổi sáng. Bây giờ quần xì bán khắp nơi mà BDCH chỉ nghoe nguẩy. Mẹ cha nó vô duyên

      Xóa
    9. Bươn chải trong cuộc sống không "ô dù" từ bấy lâu nay,nên "10C family" trót làm rớt cái "nón" trên chữ "Trông" mà Hồng Anh "khai thác" từ "trong" dữ quá!
      Bởi nếu đúng như Hồng Anh comment thì 4 thằng mình phải chuyển sang binh chủng tên lửa hoặc pháo phòng không mới là chuẩn!?
      Thực tế vòng khám tuyển phi công lần đó chỉ còn QT vượt qua.( Khó nhất là phòng thay đổi áp suất,ngồi ghế xoay nên loại 3 người Đức Bình,Nhân,& bạn trường Trần Phú).Buồn vì các bạn "trượt" mình cũng trả lời không đi luôn.(Lúc đó chưa đủ tuổi nghĩa vụ quân sự nên phụ thuộc QĐ của các nhân).
      :) :) :)

      Xóa
    10. Quynh Trang rớt mỗi cái ô
      "Trông" thành"trong" khiến các cô mừng thầm ...

      Xóa
    11. Ở "trong" ai cũng phải "trông"
      Cao to lừng lững ..."phi công" cơ mà
      :)

      Xóa
    12. Tặng BBT 1000 like cho câu thơ trên.

      Xóa
  27. Hồi ấy có tiểu thuyết gì của nhà văn HỮU MAI viết về phi công nên nhiều người mơ ước mà.

    Trả lờiXóa
  28. Chúng mình được biết bệnh ghẻ , hắc lào , vắt , rận mà các bạn đã trải qua . Còn bệnh gì nữa không CCB , BĐCH, LTM , HNN, HTL...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn 1 căn bệnh nữa của lính mà thời đó ai cũng mắc phải. Căn bệnh tranh nhau quét nhà buổi sáng.
      Đố TP và BLT tại sao bây giờ căn bệnh đó giảm đi

      Xóa
    2. BLT đã tham khảo ý kiến anh lính của mình nhưng Tím chưa nói đâu !

      Xóa
    3. TP vừa nhắn tin ( vì đang trong giờ lên lớp!)rằng:" Bệnh xưa của lính giờ đã chữa được nhiều rồi,bởi đất nước nay đổi mới từng ngày.Hàng loạt công trình nhà ở,trung tâm thương mại mọc lên ầm ầm.Tân binh sau khi hoàn thành các khóa huấn luyện chuyển sang làm thêm kinh tế,nghề mà chi phí đào tạo ít nhất,hiệu quả cao nhất là đóng gạch.Chả biết tòa nhà đầu Lê Trọng Tấn Hà Nội sẽ dùng hết mấy binh đoàn đấy nhỉ?"
      ( Tớ đánh lại nguyên văn tin nhắn! )

      Xóa
    4. BLT và TP tìm hiểu tại sao lính hoàng gia anh có kiểu chào nữ hoàng Anh lạ đời như vậy sẽ trả lời được câu hỏi của Lờ Tờ Mờ.

      Xóa
    5. Mình với TP chung nhau mở công ty "lái gạch" đi.

      Xóa
  29. Bố BLT còn kể về cái đói nữa . Các bạn có bị đói không ? Có bao giờ bị say sắn vì ăn lúc đói không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đói ăn,đói mặc,đói thông tin
      Đói ngủ,đói thuốc,đói tiếng chim
      Khoảnh khắc chiến trường im tiếng súng
      Nhớ cồn cào kỉ niệm mùa thi ...

      Xóa
  30. Thời đó đang bế quan tỏa cảng, ngăn sông cấm chợ, cấm con buôn, con phe nên lương thực, thực phẩm đều khai thác tại chỗ. Nơi trung đoàn đóng quân là nơi đồng bào dân tộc kinh tế còn nhiều khó khăn làm ăn theo kiểu tự cấp tự túc nên một xã miền núi lần đâù tiên có hơn 1.200 quân đến ở việc cung cấp lương thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Tuy không đói như thời kì chống pháp, chống mỹ nhưng quả thực đối với tân binh thời bấy giờ đói hơn bây giờ rất nhiều.Hồi ấy tân binh mơ được ăn một bữa cơm gạo tẻ cho ngon miệng mà không có. Nhớ lần kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam đầu tiên (22/12/1978) được báo ăn tươi với cơm tân binh mừng lắm nhưng khi và miếng đầu tiên nhai bát cơm gạo lức(không phải là gạo xay không giã) thấy nó trệu trạo mhư ăn hạt bo bo sau này thì cảm thấy thôi thì ăn bột mì luộc còn hơn. Do vậy BLT hỏi có đói và bị say sắn không thì Có
    Còn nhớ lần đầu tiên lấy phụ cấp 5 đồng của binh nhì thấy sung sướng lắm, thôi thì hy sinh buổi chiều chủ nhật để đi lấy củi về nộp nhà bếp. Sáng ra Vạt xem kiếm cái gì ăn và mua thêm vài thứ vật dụng thiết yếu đã. Mấy thằng đi loay quay thế nào mà tiêu sạch. Để lần sau thấy chúng bạn đi mà thòm thèm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. To everyone! sau 1976 có nhiều khái niệm đã thay đổi nên khi nhắc đến thì nên để trong ngoặc kép ".." ví dụ "con buôn", "con phe" đó là khái niệm cũ còn bây giờ đã là thành phần kinh kế cơ bản, chủ đạo; nếu nói như thế nhiều người phân vân.Cả chuyên say sắn nữa, BLT viết: "Say sắn! cái chất độc trong nhựa sắn thật khủng khiếp, có thể chết người đấy!Mình nhìn thấy người bị say sắn rồi, họ cấp cứu ở bệnh viện Bảo Lộc .
      Thương các cậu lắm!". Sao người say sắn ở Bảo Lộc Lâm Đồng, BLT lại thương QT, CCB, BDCH, HN... ở 10cF? BLT định thương ai? nhựa sắn chưa nguy hiểm bằng men sắn, BLT đã chứng kiến người ngộ độc men sắn Làng Vân chưa? thương lắm! Tôi và bạn tôi mấy lần ngộ độc rồi chẳng thấy ai thương cả. Vui nhé.

      Xóa
    2. Rồi thì "người tàng hình" cũng xuất hiện .
      Khi các bạn là lính mới thì BLT là sinh viên rồi giáo viên trong Lâm Đồng -sinh viên tình nguyện mà .Cuộc sống của Tím lúc bấy giờ là "Ăn như sư, ở như phạm " nhưng còn khá hơn các tân binh nhiều .Người dân đi KT mới cũng vất vả lắm . Thế nên Tím mới nhìn thấy người bị say sắn đi cấp cứu ở BV Bảo Lộc .(Bảo Lộc là nơi Tím dạy ở đó Thach Nguyen Viet à )BĐCH và các lính mới đói lắm , có sắn ăn là may rồi nhưng ăn lúc đói thì dễ say, nguy hiểm mà . Tím thương tất cả những ai đã là lính , dù là chỉ một ngày mặc áo lính hay chỉ vài giờ chuẩn bị đi lính hoặc là lính ở hình thức khác .Men sắn thì Tím chỉ nghe thôi . Rượu làng Vân nổi tiếng mà, các cô gái làng Vân cũng nổi tiếng .Tím chưa chứng kiến người ngộ độc men sắn làng Vân hay say cô gái làng Vân !Thach Nguyen Viet "ngộ độc" men sắn làng Vân đi, biết đâu còn lâu mới đến lượt Tím thương !!!
      Vui lắm Thạch à , Vui vì được trò chuyện với bạn .

      Xóa
    3. http://maylocruou.com/wp-content/uploads/2013/09/12_ruougao02-220x500.png
      "Say" rượu thường sẽ nói cười
      Đôi khi cũng khóc vì người tủi thân
      Những gì trước uống phân vân
      Giờ "tuôn" ra tuốt ngại ngần chi ai
      :) :) :)

      Xóa
    4. Những cái gì sờ được,nắm được,đo dược,cầm được...là hữu hạn,phải ko BLT,
      QT,CCB,BDCH, HN...?Còn những gì không đo điếm được,cầm nắm được(vô hình) thì là vô hạn.Có phải BLT đang say và thương"người tàng hình"?

      Xóa
    5. BLT đã trả lời bạn ở bài viết trên rồi, ngay dưới bài viết của Thạch ( mình gọi Thạch là người tàng hình vì ko xuất hiện nhiều trên blog nhưng biết tất cả mà ).

      Xóa
    6. To Thạch Nguyễn Việt.Người ta thương nhưng người ta vẫn mắng....uống cho lắm vào rồi làm khổ vợ khổ con....

      Xóa
  31. BLT đoán đúng mà . Cũng chẳng khó đoán vì hồi ấy là thế .
    Đang ở cái tuổi "ăn thủng nồi trôi rế" mà bị đói thì thương lắm . Bọn con gái còn cố chịu được . Con trai thì khổ hơn nhiều .Say sắn! cái chất độc trong nhựa sắn thật khủng khiếp , có thể chết người đấy !Mình nhìn thấy người bị say sắn rồi, họ cấp cứu ở bệnh viện Bảo Lộc .
    Thương các cậu lắm !

    Trả lờiXóa
  32. Còn sốt rét nữa . có bạn nào bị sốt rét không ?
    Căn bệnh có thể lấy đi tính mạng con người chỉ trong một lần sốt. Gọi là sốt rét ác tính !

    Trả lờiXóa
  33. Còn một bệnh nữa cứ âm ỷ trong người lính tụ mình là nhớ giọng nói của con gái. Khi ấy đơn vị mình đóng quân đều ở các bản làng đồng bào TÀY ,MÔNG nên có bao giờ nghe thấy tiếng con gái đâu chỉ lâu lâu được ra thị xã Hà Giang mới nghe thấy tiếng con gái Kinh đêm về cồn cào không ngủ được cơn bệnh và đói này cứ âm ỷ trong mỗi người lính thế chúng tôi càng thương các anh lính có vợ mà vẫn cùng chúng tôi làm nhiệm vụ của người lính . Khi đóng quân ở bản vẫn còn nghe thấy tiếng con gái dân tộc sau đó khi lên "chốt" thì chỉ còn những người lính vói nhau ( ngày đó làm gì có RADIO phương tiện thông tin gì như bây giờ).Bệnh nà gọ là bệnh "NHỚ GÁI"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Này CCB cô hiệu trưởng trong sân bay phong quang còn hỏi thăm không?

      Xóa
    2. Về"căn bệnh" của CCB thì quả thật là "bệnh" không thể chữa .Bởi đó là "bệnh của những người yêu nhau". Từ xa xưa , các cụ đã đúc kết "Nhớ gì như nhớ người yêu / Trăng lên đầu núi , nắng chiều lưng nương".Nghĩa là nhớ lắm, nhớ nhất vào lúc chiều tà và khi đêm về .Cái nhớ cồn cào, nhớ như dứt da dứt thịt, nhớ đến bồn chồn"Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ". Ngăn làm sao được cái nhớ của con tim yêu !Rồi đến sau này , nhà thơ của lính cũng đã nói" Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính". Như thế, cái "nhớ" của người lính được ẩn đi, nỗi nhớ ấy là phần chìm của tảng băng trôi !
      Người lính mang tình yêu ra trận, người con gái chờ đợi nơi hậu phương"Dù sao em vẫn đợi / Đợi anh ,anh laị về".Dẫu cho anh về bằng xương , bằng thịt hay trở về bằng chiếc ba lô nhẹ tênh - gia tài của lính chỉ thế thôi ! -từ tay đồng đội thì "em vẫn đợi". Sự chờ đợi lớn dần theo năm tháng, là điểm tựa cho người lính nơi xa kia, làm ấm lòng người chiến sĩ .
      Trong một hoàn cảnh toàn những anh trai trẻ ở với nhau thì việc "thèm" nghe thấy tiếng nói con gái là điều thật đáng yêu vì nó là tự nhiên mà .Con người ta sinh ra là thế "Người với người sống để yêu nhau", đó là cái chung . Còn" Em ngồi ríu rít ở sau xe
      Em nói lòng anh mải lắng nghe"
      thì lại khác rồi. "Thèm" được nghe giọng nói của em nơi chiến hào! "Thèm" được nghe giọng nói của em sau mỗi lần lửa đạn! "Thèm" được nghe em thủ thỉ bên tai khi đêm về ......
      CCB ơi! Đó cũng là cái "thèm" của hậu phương đấy !!!

      Xóa
  34. Tin Nóng Hổi Vừa Thổi Vừa Xem.
    http://1.bp.blogspot.com/-cYDEy7cO8Xg/VnKBxctdghI/AAAAAAAAAyg/_LzfcjI1mn4/s1600/12366976_1230680953609289_2102510045_n.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xa rồi Vạt-chiến trường xưa
      Ngời xanh áo Lính lưa thưa Cóm nàng.
      Tháng ngày binh lửa xốn xang
      Khăn piêu nhẹ lướt bóng chàng uy nghi.

      Xóa
    2. Vạt chỉ là nơi đầu tiên huấn luyện tân binh còn cách thị xã Hà giang ( nay là thành phố Hà giang) 29 km từ đó lên vùng chiến sự từ năm 1979 đến năm 1986 cửa khẩu Thanh thủy với các địa danh: 1509, 1200, hang quân y...còn hơn chục km nữa. Nơi mà các tân binh sau này thay nhau lên nằm chốt (có các cựu học sinh của trường cấp III bến tre như ccb, Hồng, Bảo, Hùng,Khai...).không có khăn piêu. Chỉ sau này sang tây bắc ở Sơn la tân binh mới được thấy và cầm xem khăn piêu của cô gái Thái thanh phi ạ

      Xóa
    3. Bộ đội cụ Hồ ơi , khăn piêu nó như thế nào ? Chắc đẹp lắm phải không ? Chiếc khăn trao gửi tình yêu thì chắc là đặc biệt lắm !" Chiếc khăn piêu thêu chỉ hồng để gió cuốn bay về đây , mắc trên cây. A chi ơi tới đây nhặt lấy chiếc khăn đẹp này ..." cùng với tiếng khèn dập dìu ...Lãng mạn vô cùng !Chiếc khăn , tiếng khèn quấn quít vấn vương giữa núi rừng đại ngàn ...

      Xóa
    4. BLT nè.Chiếc khăn piêu thêu chỉ hồng...
      http://3.bp.blogspot.com/-bqZxuWjJ0D8/VnOcI-z9u3I/AAAAAAAAAy4/11w8doX4YyY/s1600/12831945324_96fc2cca6d.jpg
      http://2.bp.blogspot.com/-IQdLujwJ-7o/VnOcTEXkPOI/AAAAAAAAAzI/9c5KFhbVC8s/s1600/khanpieu001.jpg

      Xóa
    5. Nhìn ảnh của Cựu Chiến Binh & các cô gái đang hát,chợt nhớ lời của bài hát TRƯỚC NGÀY HỘI BẮN Không biết mấy chàng TÂN BINH lớp mình ngày xưa có bắn đạn thật bao giờ chưa nhỉ?
      "Sao anh không nhớ sáng mai bắn thật rồi sao? ngày mai anh bắn ra ngoài thì hoa em sẽ tặng người bản bên.
      Ới cô nàng mà anh yêu mến nếu mai mà đạn kia anh bắn cả ba viên kia trúng vòng mười thì hoa em sẽ tặng người nào đây "

      Xóa
    6. Hi.HP này dí dỏm,tinh nghịch thật!

      Xóa
    7. Chắc chắn là tặng hoa cho anh rồi !Còn hơn thế nữa kia -em tặng em cho anh ! Cô gái nói thế .

      Xóa
    8. Cha cha CCB gương mẫu cơ à,đúng là bộ đội rèn người tốt thật.Tớ nhớ hồi đi học Trọng Hiền chắc phải làm bản kiểm điểm nhiều nhất lớp mình vì tội đi học muộn và nói chuyện trong giờ.Thế mà bây giờ.....

      Xóa
    9. Lớp trưởng "nhớ dai"may không "thù lâu" mà HA còn nhớ đã tặng mình chiếc khăn len năm 1979 (tháng 11/1979) sao kỷ niệm đẹp không nhớ mà toàn nhớ khuyết điểm may quá...HA không làm cô giáo của mình . Chấp gì khuyết điểm thời đuổi bướm bắt ve phải không HA .

      Xóa
    10. Hihi,cám ơn cậu ko giận tớ vì lôi kđ ra.Chẳng qua cũng chỉ là khen cậu đã phấn đấu tốt và rất đáng tự hào.Cũng là lời chúc mừng nhân ngày thành lập quân đội 22/12.

      Xóa
    11. Hình như khi đó Hiền báo tin là được kết nạp đảng thì phải,nếu mình nhớ ko nhầm thì Hiền là người được gia nhập Đảng sớm nhất trong lớp mình.

      Xóa
    12. Vẫn mãi là người đến sau thôi HA.

      Xóa
    13. Câu nói này của bộ đội Cụ Hồ rất nhiều ý tứ đấy nhé !!!

      Xóa
    14. Xin lỗi BĐCH tớ ko có thông tin mà,vả lại cũng chỉ là hình như thôi.

      Xóa
  35. BĐCH nhắc đến đi63m cao 1509 đó là đài quan sát của sủ đoàn chúng mình và cũng là nơi đồng đội chúng mình hy sinh nhiều nhất sau tháng02/1979 trong khi tất cả các mặt trận ở Biên giới đã im tiếng súng thì cửa khẩU, THANH THUỶ,VỊ XUYÊN của sủ đoàn mình và sư 356 chiến sự còn đến giữa năm 1986. Chúng mình đã trở lại nơi chiến trường xưa thắp nén tâm nhang cho đồng đội nằm xuống để chúng mình đứng dậy ngày hôm nay. Trong hơn 1700 đồng đội ấy còn rất nhiều đồng đội mang tên "Liệt sĩ vô danh" đến khi nào sẽ trả lại tên cho anh đây?Và bên kia cửa khẩu THANH THUỶ còn hơn 200 đồng đội nằm chung trong một ngôi mộ mà kẻ thù đã cho đổ bê tông làm bằng chứng " VN xâm lượC TQ" . Tôi sẽ trở lại nơi ấy trong mộ ngày gần đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong những chuyến đi công tác ở cực Bắc,không dưới 5 lần,TP đã có dịp đến với Hà Giang.Những dấu vết của chiến tranh năm xưa,những địa danh,những mỏm đồi mang tên Cối Xay Thịt,Lò Vôi Thế Kỷ,Thác Gọi Hồn,Ngã Ba Cửa Tử… nói lên sự kinh hoàng của cuộc chiến.Cùng học trò,là các cô giáo người bản địa và các cô giáo người kinh đến từ Nam Định,Ninh Bình,Hưng Yên...khi cha mẹ họ lên xây dựng vùng kinh tế mới,đến thăm cửa khẩu Thanh Thủy.Tại nơi đây.TP có thể nhìn rõ những điểm cao như 468,685,772,và lẫn trong mây mờ là điểm cao 1509.Giờ được nghe BĐCH,CCB nhắc đến,TP vô cùng xúc động khi hiểu thêm về những hy sinh mất mát mà Những Người Linh và đồng đội của các anh đã phải trải qua.Xin được thắp nén nhang tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh thân mình gìn giữ biên cương của Tổ Quốc!
      Hà Giang nay đã thay da đổi thịt.Con đường từ thành phố Hà Giang đến Vị Xuyên được trải nhựa láng bóng,thậm chí còn tốt hơn rất nhiều so với đường dưới xuôi-khiến TP hết sức ngỡ ngàng.Những quả đồi,những địa danh chết chóc năm xưa,nay đã được phủ bằng màu xanh của cây rừng...

      Xóa
    2. 27 âm lịch tháng 3
      Khau Vai bạn hỡi Người ta đang chờ
      Giờ chưa chân chậm mắt mờ
      Leo lên chạm đỉnh cột cờ biên cương
      Đồng Văn phố cổ mù sương
      Ghé qua thăm lại nhà Vương Chí Sình
      Ngắm dòng Nho Quế lung linh
      Mã Pì Lèng đến chợ tình Khau Vai
      Mèo Vạc một buổi sớm mai
      Chia tay người cũ anh cài nụ hôn
      Kèm theo là smartfone
      Zalo cho phép...

      Xóa
    3. Hấp dẫn quá ! Ước gì ...
      Sao mà Tây Tầu liên kết thắm tình anh em thế nhỉ QT!

      Xóa
  36. Xúc động ,thương xót! Lá vàng còn ở trên cây / Lá xanh đã rụng đắng cay lòng người !
    Cựu chiến binh cho Tím đi theo về thăm lại chiến trường xưa nhé .

    Trả lờiXóa
  37. 10cf có các bạn tham gia các lực lượng vũ trang như : công an (Tấn,Trung..) Biên phòng(Nam,Tiêu..) Quân đội (đủ các quân binh chủng) : Lục quân (Phúc,Hiền...), PK-KQ( Sỹ, Hiền,Lân,tự Minh..),Tăng thiết giáp(văn Minh, Toán..), Hóa học(tiến Hùng,Đồng Minh),Tuyên văn ( hà Thanh...), Hải quân có Nghĩa " lãm" và một người hiện đang còn làm nốt những phần việc còn lại trước khi nghỉ hưu của lớp đàn anh đi trước là truyền đạt lại kinh nghiệm cho lớp đàn em đi sau ở đài truyền hình QPVN. Người nguyên xuất thân từ lính hải quân, người đi nhiều, ghi nhiều thước phim chân thực về đời sống bộ đội trên khắp mọi miền của Tổ quốc(từ biên giới đến hải đảo xa xôi),những bằng chứng tội ác của đế quốc mỹ rải chất độc da cam đã để lại di chứng cho các thế hệ sau của các cựu binh đã từng đi qua, sống và làm việc tại nơi đó...Một người mải miết đi,mải miết làm việc và chỉ kịp tìm lại hạnh phúc lứa đôi của riêng mình khi đã ngoài năm mươi.Con người đó các bạn có biết không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. KỶ LUẬT

      Khi mình khoác áo lính vào ĐH cũng là khi gia đình chuyển vào Huế. Ở ngoài Bắc khi đó không còn người thân quen. Những ngày Thứ 7, CN, lễ tết chẳng biết đi đâu.
      Một lần mình xin phép Đại đội trưởng lên Xuân Hoà thăm Đồng Minh và các cô chú nhà máy cũ nhưng Đại đội trưởng không cho đi. Tâm sự với thằng bạn thân- Ngọc Minh và được nó ủng hộ. Ăn cơm chiều xong 2 thằng buông màn, đặt cái gối giữa dường, trải chăn lên trên rồi lẻn cửa sau rảo bước, đi bộ từ sân bay Bạch mai ra ga Hàng cỏ chờ tàu. Chuyến tàu tới Phúc yên khoảng 10h, 2 thằng cuốc bộ vào nhà Đồng minh lúc gần 1h sáng. Ngày hôm sau vừa ăn cơm nhà Đồng Minh xong, đến thăm các cô chú trong nhà máy thì bị giữ lại và bắt ăn cơm tiếp. Từ chối không được nên 2 thằng hiểu thế nào là “no căng bụng”. 2 giờ chiều Đồng Minh và em gái chở bọn mình ra Xuân Hoà về Hà nội. Xe quá đông nên phải bám để treo người vào xe trở về đơn vị cho kịp.
      Sáng hôm sau, cả đại đội ra sân tập thể dục, Đại Đội Trưởng Vân đứng trước hàng quân dõng dạc đọc kỷ luật: LTM và Lê Ngọc Minh. Đây là kỷ luật đầu tiên của cuộc đời bộ đội. Năm sau cả đại đội được lên quân hàm hạ sỹ, mình và Ngọc Minh vẫn đeo Binh nhất.
      5 năm trước, mình đã chạy một mạch hơn 300km từ Huế ra Hà tĩnh thăm Ngọc Minh trong thời khắc hấp hối. Phút ra về, Ngọc Minh nắm rất chặt tay mình, không muốn buông, ánh mắt đầy lo sợ. Căn bệnh ung thư đã cướp mất một người bạn và cũng giây phút đó trái tim mình đau đớn nhớ lại kỷ niệm bạn vì mình mà bị kỷ luật.

      Xóa
    2. TÔI ĐÃ BIẾT YÊU ĐÂU

      Buổi còn thơ cắp sách tới trường
      Khăn quàng bay như con chim nhỏ,
      Tuổi vô tư bạn cùng cây cỏ
      Tất nhiên là tôi đã biết yêu đâu.

      Buổi ngoài trời rích rắc mưa ngâu
      Nghe tích tắc giọt nước mưa làm tổ
      Ngoài rặng xoan đâu chắc trên lá nhỏ
      Nhìn nhà bên mà đã biết yêu đâu.

      Buổi trong tim có một chú chim sâu
      Bay nhảy hoài chẳng khi nào khép cánh
      Nhìn cô nào cũng là sao lấp lánh
      Tất nhiên là tôi đã biết yêu đâu

      Buổi trước bạn gái thân chẳng nói được 1 câu
      Hoa phượng loé trong mắt nhau rực cháy
      Tôi biết rằng có cái gì ở đấy
      Thế nhưng mà “Tôi đã biết yêu đâu ”

      (Thơ của Lê Ngọc Minh)

      Xóa
    3. Những tháng ngày gian khó,khốc liệt và mất mát khiến nước mắt chúng ta cứ lăn dài!

      Xóa
  38. Đó là bạn Giang của 10CF.Một người bạn rất thân thiết của nhóm "Thích ngồi chật"!
    Có lẽ nào tên bạn lại gắn liền với màu quân phục của bạn ?
    Chào người lính Hải quân !
    Đảo Sơn ca không có sơn ca
    Ngày và đêm rùng rùng tiếng sóng
    Lúc nào biển cũng là biển động
    Sóng ngả nghiêng ầm vỡ quanh nhà ...

    Đảo Sơn ca không có sơn ca
    Đêm trăng lên cát trắng mà đỏ áy
    Ngày lòe lửa, hoàng hôn rần rật cháy
    Cỏ chưa kịp non đã vội úa già

    Đảo Sơn ca không có sơn ca
    Không có giống chim nào sống được
    Cái doi cát mỏng manh như bọt nước
    Trôi lang thang trên mặt biển sẫm màu mây

    Có tiếng chim nào ríu ran đâu đây
    Mà hòn đảo bỗng bồng bềnh hư ảo
    Tôi ngước tìm.Thấy anh lính Hải quân
    Đứng ngang trời thổi sáo ...

    (Đảo Sơn ca 4-1976 Trần Đăng Khoa )

    Trả lờiXóa
  39. http://2.bp.blogspot.com/-2vS1f-cieQU/VnOyroOyFEI/AAAAAAAAKvM/R54QwedpjUo/s320/IMG_20151218_3.png
    Với ĐQG-"Tienchau" thì tùy "chiến trường" mà ta gọi là Tân Binh hay sắp Cựu Chiến Binh.Trường hợp này nó đặc biệt như trái "bàng vuông" trên đảo Trướng Sa ấy mà các bạn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐQG đã có em bé chưa,sốt ruột quá rồi.

      Xóa
    2. "Nhờ" cô bạn gái 2 con
      Bạn tôi "nhập ngũ" khi tròn 52
      "Tân Binh" lý thuyết thuộc bài
      Chắc khi điểm xạ chọn sai kiểu nằm
      Bao giờ cho đến cuối 5
      Hoa Mai dậy nốt cách nằm là xong
      Điều mà "lớp trưởng" đang mong
      "Bé" ơi vụt nhớn...

      Xóa
    3. Hoa Mai cùng với Quỳnh Trang.
      Giúp bạn rõ thật nhịp nhàng giỏi ghê.
      Mai này có bé Giang khoe....

      Xóa
    4. Thế là trọn vẹn đôi bề ,Giang ơi!

      Xóa
    5. Tớ để dành câu này chờ mãi giờ mới được BLT nối,cám ơn bạn nhé.
      Thực ra định viết.Ấy công các bạn 10c chúng mình.

      Xóa
    6. Chúng mình nối cả hai câu Thắm nhé !

      Xóa
  40. Tớ rất xúc động khi đoc TÂN BINH và bình luận của các bạn.Trong chiến tranh chống đế quóc Mỹ và quân xâm lược bành trướng TQ không có một gia đình Viêtj Nam nào không có người thân ra trận.Đã có quá nhiều hi sinh mất mát.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hạnh Nguyên!
      Những đất nước,con người đã trải qua chiến tranh đều thấy thực sự yêu quý & trân trọng 2 chữ Hòa Bình.

      Xóa
  41. Nguyễn Đình Khai (Tân binh cùng tiểu đội với BĐCH,bạn trai đôi mắt Pleiku-Người đẹp Ban Mê) Tháng 2 năm 1979 tại Thị Xã Hà Giang - Hà Tuyên
    http://3.bp.blogspot.com/-VGzRwWWpkmA/VnQF6XRdDJI/AAAAAAAAKvg/A8orfH1CB_Q/s320/DSC08504.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://4.bp.blogspot.com/-0xe5NwTw7q8/Vnij3lrOZEI/AAAAAAAAKxY/qSkov5e2ibg/s320/20131215_181831.jpg
      TÂN BINH rồi CỰU CHIẾN BINH
      Tinh thần đồng đội chúng mình chẳng quên
      :)

      Xóa
    2. Nhất định thế ! Luôn luôn thế ! Mãi mãi thế !

      Xóa

Bạn có thể tặng hình ảnh hay Video cho 10C family không cần thẻ bằng cách:
- chèn hình (đuôi .jpg, gif, npg, bmp)
- chèn nhạc từ trang nhaccuatui hay nguồn bất kì, miễn có đuôi mp3
- chèn video từ youtube bằng cách dán thẳng link vào comment
- Thay đổi màu chữ: [color="red"] chữ màu đỏ [/color]
Thank you!