Trong
1 chuyến công tác phía nam,nhận lời mời từ một người bạn,tôi háo hức
lên đường.Chúng tôi đến với Côn Đảo,nơi giam cầm và đầy ải hàng chục
ngàn chiến sĩ cách mạng với hệ thống nhà tù lớn nhất và lâu đời nhất
Việt nam.
Nhà tù Côn Đảo được biết đến như một địa ngục trần gian ghi dấu chân lưu đầy của các chiến sĩ cách mạng yêu nước với lòng kiên trung bất khuất trước roi vọt và tra tấn dã man của kẻ thù.
Đây,Trại tù Phú Sơn,Phú Hải,Phú Tường…,Lò Vôi,Sở Muối…,những cái tên đã từng gắn với quá khứ đau thương.
Tôi chầm chậm đi qua các phòng giam,Hầm Xay Lúa,Phòng Tối,Chuồng Cọp kiểu Pháp,Chuồng Cọp kiểu Mỹ,khu Chuồng Bò…Bước vào một phòng giam lớn,được giới thiệu là phòng giam chung của cả 200 người. Qua những tượng mô phỏng,tù nhân không một mảnh vải che thân,lác đác chỉ vài tù nhân có áo mặc trên mình-đó là những tù nhân đang bị bệnh-cổ chân họ bị còng vào 1 thanh sắt nối dài với hàng trăm cùm sắt tương đương với số tù nhân trong phòng.Ban ngày họ được tháo cùm và phải làm khổ sai với các công việc nặng nhọc như đập đá làm đường,dọn tàu,đốn gỗ,lặn lấy san hô,nung vôi,tuốt lúa,xay lúa,lao dịch khổ sai.
Tôi rùng mình đi giữa những dãy phòng giam sâu hun hút,ngột ngạt.Mỗi phòng giam rộng 3,6m2 giam tới 35 tù nhân.Họ chỉ có thể đứng ken vào nhau chặt như nêm cối để rồi... chết ngạt.Toàn bộ tù nhân đều bị xiềng xích,ăn,ở,vệ sinh trong buồng giam và bị tra tấn đến chết…
Leo lên phía trên bằng lối cầu thang hẹp dựng đứng,tôi tận mắt chứng kiến toàn cảnh chuồng cọp gồm 2 dãy.Mỗi dãy có 60 phòng nhỏ.Theo lời kể của HDV,chồng cọp là nơi giam giữ những tù nhân chính trị đặc biệt.Họ bị giam riêng biệt,ở truồng và bị kiểm soát 24/24h,thường xuyên bị tra tấn bởi những cai ngục đứng từ bên trên,có thể bị đâm bằng giáo sắt,đổ nước sôi,hoặc rắc vôi bột và đổ nước…
Ra khỏi khu chuồng cọp, sự phẫn nộ & tâm trạng xót xa theo chúng tôi đi mãi !
Và kia,Nghĩa Trang Hàng Dương.Những nấm mộ xếp thành hàng,thành hàng…
Đặt một đĩa trái cây mang theo từ đất liền trên mộ chị Võ Thị Sáu,nước mắt lã chã rơi,tôi nghe tim mình đau thắt…
Nơi đây,22.000người đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ Quốc. 1.900 người an nghỉ nơi Nghĩa trang Hàng Dương và chỉ 500 ngôi mộ đã xác định được tên.
Còn nữa,xa ngoài kia,nằm dọc theo bờ biển là Nghĩa Trang Hàng Keo mà giờ chỉ còn lại dấu vết bởi kẻ thù đã cầy ủi toàn bộ các ngôi mộ nằm ở đây xuống biển nhằm xóa sạch những vết tích,xóa đi những bằng chứng tội ác tột cùng của các cai ngục,tay sai chế độ thực dân Pháp & đế quốc Mĩ.
“Ngày giải phóng,trên đảo còn giam giữ 7000 tù nhân.Ngày trở về,150 bác đã tình nguyện ở lại xây dựng đảo.Hiện chỉ còn 5 bác còn sống ở đảo…”.Giọng cô HDV vẫn vang bên tai.Tôi như bừng tỉnh
”Mình sẽ tìm gặp...”Ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu.
Tôi may mắn gặp được bác K.vào những phút cuối trước khi ra sân bay.Quán café xinh xắn nằm nép mình dưới tán cây bàng trăm tuổi,trong khuôn viên nhà chúa đảo Nguyễn Văn Vệ.Tôi lễ phép:”Thưa bác,chúng con từ đất lền ra.Chúng con xin phép được nói chuyện giao lưu với bác.Tối qua,chúng con đã đi tìm nhưng không gặp được bác.Mong bác bớt chút thời gian…”. Người cựu tù ngồi đó,gương mặt hiền lành,nụ cười đôn hậu.Bốn mốt năm đã trôi qua,dường như mọi chi tiết của ký ức ngày nào vẫn như vừa mới xảy ra hôm qua. Và... không chỉ hôm nay, mà bất cứ lúc nào, chỉ cần chạm nhẹ vào câu chuyện của quá khứ,bác cũng sẽ kể lại bằng khuôn mặt trầm ngâm với chất giọng đầy chí khí…Được biết bác quê Kiên Giang.Bác bị bắt và bị giam cầm 5 năm tại đảo,trước khi Côn Đảo được giải phóng…Vì thời gian quá ngắn,chúng tôi xin phép được chụp ảnh chung với bác rồi vội vã lao ra sân bay.
Tạm biệt Côn Đảo,tôi còn lưu giữ mãi hình ảnh bầu trời xanh lục trong vắt,mùi biển,mùi cỏ cây và âm thanh của sóng,hình ảnh Côn Đảo hôm nay với cảnh sắc kỳ thú đầy quyến rũ mà thiên nhiên ban
tặng, những ngôi nhà khang trang,những con đường thơ mộng nép mình dưới
tán bàng cổ thụ và những bức tường rêu phong. Trước biển một buổi sáng
tinh sương,tôi hít hà bầu không khí mằn mặn căng đầy khí quản...Chúng
tôi đã tận hưởng cái nắng đầy đến chói chang của vùng đảo...
Côn Đảo,hồn thiêng sông núi.Côn Đảo,một nhà tù nghiệt ngã đã khép lại súng gươm!
Tôi bỗng chợt nhớ đến cuộc sống hôm nay.Chúng ta quá đủ đầy.Phải chăng người ta đã quên…!
Tôi thấy mình có lỗi với sự hi sinh mất mát không gì bù đắp nổi của cả một thế hệ cha ông.
Côn Đảo,hồn thiêng sông núi.Côn Đảo,một nhà tù nghiệt ngã đã khép lại súng gươm!
Tôi bỗng chợt nhớ đến cuộc sống hôm nay.Chúng ta quá đủ đầy.Phải chăng người ta đã quên…!
Tôi thấy mình có lỗi với sự hi sinh mất mát không gì bù đắp nổi của cả một thế hệ cha ông.
Một chuyến đi mang nhiều cảm xúc & đầy ý nghĩa!
Trả lờiXóaCó thể nói rằng để có được cuộc sống như hôm nay là nhờ bao mồ hôi,xương máu của những chiến sĩ cách mạng đổ xuống vì nền tự do & độc lập của Tổ Quốc từ bao nhiêu năm nay.Ngục tù chỉ có thể giam giữ được thể xác chứ không thể giam cầm được tinh thần lạc quan tin vào tương lai tưoi sáng của đất nước.
Một chút chạnh lòng khi còn không ít những người tù chính trị năm nào vẫn hàng ngày bươn chải với cuộc sống,bởi đất nước còn nghèo,chính sách còn khiêm tốn với những người con trung kiên đó.
Nghĩa trang Hàng Keo xưa ấy,nghĩa trang Hàng Dương giờ đang có hàng ngàn nấm mộ của các thế hệ tù chính trị đã ngã xuống xuyên suốt 2 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp & đế quốc Mĩ...
Một sự biết ơn trào dâng trước linh hồn của những người con kiên trung của đất nước-lớp cha anh mãi xứng danh là những NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC
Côn Đảo vẫn còn đó những chứng tích chứng minh cho thời kỳ bi tráng của lịch sử.Cầu tàu 914 đã từng chứng kiến những cuộc vượt ngục đầu tiên và rất nhiều trong số họ không bao giờ trở về.
XóaTổ quốc và nhân dân ta chịu ơn các anh hùng liệt sĩ.Côn Đảo đất thiêng được coi như bàn thờ chung của cả dân tộc.
Xin thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau không bao giờ quên lãng!
Cảm ơn tác giả đã vất vả có chuyến đi để mọi người được hiểu biết thêm về Việt Nam, Đất nước, con người. "Côn Đảo, một nhà tù nghiệt ngã đã khép lại súng gươm!", "Nhà tù Côn Đảo là trường học lớn nhất trong các trường học của những người Cộng sản ở Việt Nam trước năm 1975"....
Trả lờiXóaTác giả có thấy Nhà trường Thông báo tuyển sinh không?
Súng gươm đã khép lại.Hận thù đã nguôi ngoai.Theo quyết định của Fullbright,nơi đây sẽ trở thành Harvard University of practice(Trường Đại học Harvard thực hành).Theo đó,các đảng viên 10CF sẽ được đặc cách theo học và miễn học phí 100%.
XóaƯu tiên những chánh thanh tra
XóaCựu Chiến Binh cũng bay ra học hành
Doanh Nhân-Dịch giả song hành
Giảng viên đại học tiếng Anh đỗ liền
...
Ngày học phổ thông,mình đã đọc truyện BẤT KHUẤT rất khâm phục ý chí của đồng chí Nguyễn Đức Thuận.Tác giả ra Côn ĐẢo có gặp được đ/c NĐT không?
Trả lờiXóaBất Khất,cuốn tự truyện về sức chịu đựng kì diệu của người chiến sĩ cách mạng nơi nhà tù Côn Đảo,suốt 8 năm bị tra tấn dã man vẫn không hề bị khất phục.Cả thế hệ chúng mình,chắc không ai không đọc,phải không GNTQ?.Hiện ở Côn Đảo có một con đường mang tên Nguyễn Đức Thuận.
Xóavà bây giờ như ta đang gặp tác giả của bất khuất ở đây
XóaSorry các đồng chí & các bạn.Cái bàn phím thật tệ!Nuốtluôn chứ U của mình.
XóaBẤT KHUẤT như vẫn còn đây.
Tác giả theo hành trình "du lich tâm linh" hay "khám phá-nghỉ dưỡng"? Có biết sân bay Cỏ Ống nằm cách xa sân bay Côn Sơn bao nhiêu km ko?
XóaChuyến đi như một hành trình tìm về quá và hiện tại của Côn Đảo để có cái nhìn chân thực nhất về lịch sử hòn đảo này.
XóaCôn Đâỏ quyến rũ và bí ẩn với vẻ đẹp hoang sơ của biển xanh,cát trắng.Con đường ven biển được làm kè,trải nhựa,nhưng những hàng cây vẫn còn đó hiên ngang...
Sân bay Côn Đảo được mang tên sân bay Cỏ Ống đến trước năm 2005-cách thị trấn Côn Đảo 14km.Người dân Côn Đảo,ngay cả TP,vẫn thích gọi cái tên Sân bay Cỏ Ống bởi nó gần gũi với thiên nhiên nơi đây và gắn với quá khứ như một phần không thể tách rời.
https://2.bp.blogspot.com/-_ZkQI3TiPHQ/V5C4GgLIOBI/AAAAAAAAA94/n8YNnLbkLbQljzKuSLev-xWpXqRmqvIHwCLcB/s1600/29921608.jpg
https://3.bp.blogspot.com/-XawAzga5KiY/V5DAWyQUwrI/AAAAAAAAA-c/BnDe4tLOPVMaPKbLZChS_-IAnvmsSzWogCLcB/s1600/san-bay-con-dao.jpg
https://3.bp.blogspot.com/-MHFnGUdLgKc/V5C-dtyl5wI/AAAAAAAAA-Q/1LfJ-SFgx5A_2virYK15vrrtUEtjiDcvACLcB/s1600/bo-anh-ghep-con-dao-xua-va-nay-ivivu-11.jpg
Cái ảnh thứ 3 thật đặc biệt!Nó gợi nhớ đến những chuyến vượt ngục "không tưởng" của một số người tù chính trị năm xưa.Thành công với xác suất cực nhỏ.Không ít những chuyến vượt ngục đã trở thành huyền thoại!
XóaNặng lòng với những di tích lịch sử mang đậm ký ức đau thương, vừa cảm thấy quá đỗi thanh thản với cuộc sống yên bình cùng vẻ đẹp nên thơ trên đảo!
Xóa"Nặng lòng với ký ức đau thương"Cho ta sống có trách nhiệm hơn.Cám ơn TP.bài viết rất xúc động.Làm ta hiểu hơn về đất nước con người,về những hy sinh mất mát của cả dân tộc một thờ đã qua
XóaCách đây khoảng 5 năm,QT đã được thưởng thức quà đặc sản của Côn Đảo.Đó cũng là một món quen thuộc của tuổi thơ chúng mình-Hạt Bàng.Chỉ khác là những hạt bàng Côn Đảo đã được chế biến với những vị khác nhau: cay,ngọt,mặn...Khi nhấm nháp những hạt bàng này bên những ly trà mạn,hay cà phê ,nhớ về nơi đã sản sinh ra chúng-những cây bàng cả trăm năm tuổi có mặt rất nhiều trong sân các trại tù khét tiếng.Hay rải dài trên các tuyến đường dẫn ra biển,nơi khai thác san hô để nung vôi xây trại giam,hay sở muối...Hình như mỗi cây bàng là một nhán chứng sống chứng kiến sự tra tấn dã man của cai ngục với tù nhân;Mỗi hạt bàng như kết tinh trong đó chí khí quật cường của chiến sĩ Cách mạng;Những cành bàng chứa chan linh hồn những người đã ngã xuống nơi đây ,vươn xa tỏa bóng che chở cho con cháu trong cuộc sống hôm nay...
Trả lờiXóaLinh thiêng lắm những cây bàng trăm tuổi của Côn Đảo hồn thiêng sông núi.
TP đã từng được nghe những câu chuyện của cây bàng gắn liền với cuộc sống của những người tù Côn Đảo:"Vào những ngày trời đông giá rét những chiếc lá bàng rụng được tù nhân lượm về lót trên nền đá của trại giam nhà tù Côn Đảo để nằm, chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Quả bàng và cả những chiếc lá bàng non có lúc được dùng lót dạ qua ngày. Lá bàng còn để chép những vần thơ hay viết thông tin liên lạc giữa những bạn tù. Mùa cây bàng thay lá được những người tù ghi dấu tháng năm trôi qua chốn địa ngục trần gian giữa biển khơi"
Trả lờiXóaCó một người con gái tuổi mới 16,đã bị thực dân Pháp đưa ra Côn Đảo để bí mật thủ tiẻu.Chị là Võ Thị Sáu,người con gái đất đỏ anh hùng...
Trả lờiXóahttp://youtu.be/NenjrWLk0CU
Thật xót xa!Khi bị bắt và bị kết án tử hình Võ Thị Sáu mới 16 tuổi.Vì chưa đủ tuổi,Võ Thị Sáu đã bị giam tại khám Chí Hòa.Chị bị đưa ra Côn Đảo đúng một đêm.7giờ sáng ngày 23/1/1952 chị bị xử bắn.Lúc đó,người con gái ấy mới 18 tuổi.
Trả lờiXóaTác giả đã đặt chân đến Côn Đảo,đã vào tham quan địa ngục trần gian của cả 2 thời kỳ Pháp & Mĩ ...Có biết bài thơ này là của ai không?
Trả lờiXóa"Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bẩy đống
Ra tay đập vỡ mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sõi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể chuyện con con"
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaPhan Chu Trinh và Đập Đá ở Côn Lôn.
XóaNói nghe như !0C FAMILY đã từng đến Côn Đảo.10CF có tấm ảnh nào"Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn"không?
Khoái nhất là 2 câu cuối :
Xóa"Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể chuyện con con"
Đọc xong người ta dễ lại mường tượng đến câu đầu :
"Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn"-Thật tuyệt!Chẳng cần bình thêm lời nào nữa cho "Những kẻ vá trời"
:):) :)
Và bây giờ trở về với hiện tại,xin mạn phép các chiến sĩ cách mạng đã từng gửi thân trong chốn ngục tù Côn Đảo,mạn phép tác giả bài thơ,nhà yêu nước Phan Chu Trinh,chúng con xin mượn & modifiel trong chốc lát 2 câu cuối nhắn nhủ cho các thành viên của "10C family"
Là bạn học với nhau từ trước
Giận dỗi chi kể chuyện con con!!!
;) ;) ;)
Hehe.Đề nghị trích dẫn văn học cần có visual aid nhé 10cF
XóaCảm ơn tác giả đã làm sống dậy các trang lịch sử bi hùng của các chiến sỹ cách mạng qua các thời kỳ chống pháp và chống mỹ. Qua các tác phẩm đã được học,đã được đoc và qua các hiện vật thực tế mới thấy con người ta vì lý tưởng cách mạng,với ý chí đấu tranh mong mang lại cho xã hội,cho đất nước cuộc sống tốt đẹp hơn mà có sức chịu đựng bền bỉ đến kì lạ trước các đòn tra tấn dã man của kẻ thù. Tôi chưa được đến thăm các nhà tù đế quốc, thực dân ở phía nam, mới đến tham quan một số nhà tù phía bắc trong đó có nhà tù Sơn la. Đây cũng là nơi nổi tiếng một thời bởi rừng thiêng, nước độc với sự tra tấn đày ải dã man của thực dân pháp đối với các chiến sỹ cách mạng. Đi thăm một phần di tích nơi giam giữ và các dụng cụ tra tấn cũng cảm thấy rợn người. Có thể nói các nhà tù như Côn Đảo, Phú quốc,Sơn la,Hỏa lò...là "trường học" và địa ngục trần gian của các chiến sỹ cách mạng trong 2 cuộc chống Pháp và chống Mỹ. Nhưng các nhà tù này từ nay trở về sau sẽ chỉ là bảo tàng,là nơi lưu giữ dấu tích của các chiến sỹ cách mạng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước mà thôi.
Trả lờiXóa"Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi.Nào có xót chi đâu ngày trở về.Ra đi ra đi bảo tồn sông núi.Ra đi ra đi thà chết chớ lui..."
XóaNgày 27/7 đang đến rất gần.Chúng ta xin được nghiêng mình tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn sâu sắc những người con kiên trung của Tổ Quốc!
Nhà tù Côn Đảo thực chất là địa ngục trần gian để lung lạc ý chí của những người tù chính trị cộng sản.Nhưng nếu nhìn vào cái tên gọi mà chính quyền tay sai đặt ra thì mị dân & mĩ miều làm sao : Phú Sơn,Phú Hải,Phú Tường,Phú Bình...Những cái tên đó nhằm đánh lừa những người Mĩ tiến bộ trong chính phủ Hoa Kỳ lúc đương thời?
Trả lờiXóaKhông chỉ là những cái tên,Khu vưc sân giữa hai dãy các trại giam đều rất rộng và thoáng mát.Bóng tán lá của những dãy bàng cho ta 1 cảm giác thư thái,thanh bình và yên tĩnh.Ở đó còn có đầy đủ các khu vực như giảng đường, bệnh xá,nhà thờ,nhà bếp,nhà ăn.Tuy nhiên,tất cả đều được dựng lên để đối phó với các đoàn giám sát về nhân quyền của quốc tế và đánh lừa dư luận.
XóaDẫu Côn Đảo đã từng là nơi địa ngục trần gian nhưng qua những tấm ảnh mình thấy đẹp và thơ mộng.Mong có một ngày nào đó được đến nơi đây
Trả lờiXóaCảnh sắc không ồn ào của Côn Đảo & tà áo dài của những cô gái làm người đọc cảm thấy sự yên bình dù không xa chỗ đứng đó là địa ngục trần gian của một thời hoa lửa...
XóaỞ cái nơi nhà tù nhiều hơn trường học & nhà dân này,hình ảnh và lời kể không đủ để nói lên những gì xảy ra bên trong cánh cổng trại giam.
XóaÔ cửa sổ nhỏ bằng bàn tay của buồng giam là nguồn ánh sáng và lỗ thông hơi duy nhất cho sự sống của các tù nhân.Ở đó họ còn có thể kiếm được một loại thuốc quý – con thằn lằn.Đối với tù nhân,thằn lằn có thể chữa được tất cả các bệnh nếu họ có cơ may bắt được 1 con thằn lằn bò qua lỗ thông hơi từ bên ngoài vào.Người tù phải cố gắng bắt được chúng trong tình trạng không bị đứt đuôi và giữ cho chúng không chết.
Trong phòng giam chật hẹp,tù nhân đều ăn,ở,vệ sinh tại chỗ.Mỗi tuần,thậm chí có lúc tới 52 ngày,họ mới được đổ phân,nước tiểu 1 lần.
Họ sống trong ngập ngụa,phân ngập đến tận ông chân.Quần áo bẩn đến mức người ta có thể dựng đứng chiếc áo lên mà không bị đổ,bởi mồ hôi,máu, nước mắt & bẩn két lại như hồ.
Tột cùng trong khổ ải,thiếu ánh sáng,mất vệ sinh,thiếu đạm,chân người tù bắt đầu bị đen,trước tiên từ các ngón chân,dần dần lên đến ống chân.Và khi đen đến ống chân là lúc tù nhân sẽ chết.Lúc này thằn lằn là phương thuốc duy nhất mà họ nhường cho nhau để cứu bạn tù.(Người tù nuốt thằn lằn để có chất đạm).
Buổi sáng đẹp trời trong lòng Côn Đảo
Trả lờiXóaCó một người con gái đã ra đi
Chị Sáu đó-Mái tóc gài hoa trắng
Giữa hai hàng lính sáng quắc lưỡi lê
Chùm lá bàng xào xạc gió thông reo
Sóng biển rì rào lắng nghe chị hát
Tuổi nhỏ anh hùng bất khuất hiên ngang
Biển gầm lên thét lũ bạo tàn
Cả nước nghiêng mình đồng đội tiễn đưa
Chị đã hi sinh rạng ngời cho Tổ quốc
Biển lại rì rầm vỗ về ru chị ngủ
Sáng mãi ngàn thu sử sách lưu truyền
Cảm ơn Thanh Phi một kỳ du lịch
Hòn đảo anh hùng mãi mãi khắc ghi.
Người thếu nữ ấy như mùa xuân
XóaChị đã dâng trọn cuộc đời
Đi chiến đấu với bao niềm tin
Dù chết vẫn không lùi bước...
Nghe noi noi day bay gio thiieng lam,du khach den day thanh tam cau gi duoc nay,Chang biet Thanh phi ban minh cau gi ta.
Trả lờiXóaNguyện cầu cho những linh hồn đã khuất và Người Con Gái ấy an giấc ngàn thu.Cầu cho Biển Đông không còn dậy sóng;Tổ quốc mãi trường tồn!
XóaTối qua,TP xem một phóng sự:Đoàn cán bộ Tổng Cục Hậu Cần-Kỹ Thuật Bộ Công An do Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuyên,Phó Tổng cục trưởng,làm trưởng đoàn về thăm Côn Đảo nhân dịp 27/7.Đoàn đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đồng bào yêu nước đang yên nghỉ tại nghĩa trang Hàng Dương;thăm nhà tù Côn Đảo và 5 cựu tù chính trị Côn Đảo,trong đó có bác K.
Có chuyện ra nghĩa trang hàng dương gặp chị sáu sau 23 giờ không biết có đúng không thanh phi?
Trả lờiXóa
Xóa“Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng
Đã chết cho mùa... hoa lê-ki-ma nở
Đời sau vẫn còn nhắc nhở
Sông núi đất nước ơn người anh hùng
Đã chết cho đời sau…”.
Trời càng về khuya,dòng người đến viếng mộ chị Sáu càng đông.Bên cạnh những câu chuyện về sự linh thiêng,người ta dễ dàng nhận thấy sự thành kính của những người đến viếng mộ cô Sáu.Giữa thế giới của người sống và người đã khuất theo cảm nhận của nhiều người là rất gần.Và đó là nét đặc biệt của nghĩa trang Hàng Dương và mộ chị Võ Thị Sáu.
Thấy hình ảnh tác giả chup trước An Sơn Miếu,nơi thờ bà Phi Yến.Vậy còn miếu cậu,tác giả có ghé thắp hương không?Thấy nhiều người bạn đi Côn Đảo về cũng nói 2 ngôi miếu này cũng khá thiêng.
Trả lờiXóaMột câu chuyện bi tráng của một giai đoạn lịch sử đất VIệt.Dân gian cũng cho rằng câu
"Gió đưa cây cải về trời,
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.
Chính là xuất phát từ đây!
An Sơn Miếu gắn liền với những câu chuyện bi thương về người phụ nữ tài sắc và yêu nước.Thất thế trước quân Tây Sơn,Nguyễn Ánh đã mang theo vợ,Phi Yến và con,hoàng tử Cải ra đảo Côn Sơn lánh nạn.Vì can ngăn việc bán nước cầu vinh của Nguyễn Ánh,Bà Phi Yến đã bị Nguyễn Ánh nhốt vào một hang đá trên một hòn đảo vắng (nay gọi là Hòn Bà).Khi nhận được tin quân Tây Sơn ra đánh đảo Côn Sơn,Nguyễn Ánh đã xuống thuyền bỏ chạy.Con bà Phi Yến là hoàng tử Cải lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng.Trong cơn tức giận và nghĩ rằng bụng dạ Cải rồi cũng giống mẹ,nên chính tay Nguyễn Ánh đã túm lấy đầu hoàng tử Cải ném xuống biển.Xác hoàng tử Cải trôi vào bãi biển Cỏ Ống, và dân làng đã chôn cất hoàng tử.
XóaBà Phi Yên là thứ phi,vợ chúa Nguyễn Ánh,bà còn có tên gọi là Lê Thị Răm,sinh hạ hoàng tử Hội An,còn có tên gọi là hoàng tử Cải.
Ai đã một lần đặt chân lên Côn Đảo đều nghe kể câu chuyện bi thương về Bà Phi Yến và Hoảng Tử.Ba thế kỷ đã trôi qua,những nén nhang vẫn ngày ngày nghi ngút thắp lên để tưởng nhớ Người xưa và xót thương cho tình mẫu tử!
Cám ơn QUYNH TRANG."Gió đưa cây cải về trời,
XóaRau răm ở lại chịu đời đắng cay".Câu thơ mình đã biết hóa ra dựa trên sự tích có thật.
"Tôi như bừng tỉnh",”Mình sẽ tìm gặp...”Ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu.
Trả lờiXóaTôi may mắn gặp được bác K".
Mấy đêm rồi Tôi cứ thao thức không ngủ để lý giải tại sao không viết rõ họ, tên người chiến sỹ quê Kien Giang bị giam cầm ở Côn Đảo đã ở lại xây dựng nơi đây. Không tự lý giải được thì phải hỏi vậy. cuối tuần trả lời riêng nhé.
Top secret.
XóaGửi Đ/C Thach NguyenViet.
Trong cuộc chiến tranh đầy máu lửa,để đảm bảo tuyệt mật,cụm tình báo quân sự H.63 đóng tại căn cứ Bời Lời ra quyết định"Người chiến sĩ quê Kiên Giang ấy mang biệt danh K".Nếu có gì cần lý giải thêm xin liên hệ Diễn Đàn Gala Dinner SaPa 2016.Hi.
K chắc là "Nick name" trên facebook của người cựu tù chính trị đó đấy Thach Nguyenviet à!?Lúc nào rảnh Thạch thử "Tìm kiếm" xem sao,may ra...chuẩn!
XóaKhông phải trên instagram hay twitter sao,QT,TNV?
XóaBiển đảo em ơi bốn mùa mưa nắng
Trả lờiXóaSóng vỗ vô bờ dào dạt gió đưa
Tà áo dài thướt tha trên phố
Tán bàng xưa tường phủ rêu phong
Chang chang Côn Đảo trời xanh thế
Em là bờ Anh sóng mãi bên em ...
"Biển đảo em ơi bốn mùa mưa nắng"
Trả lờiXóaSóng vẫn xô bờ tung bọt trắng một cõi thiêng.Côn Đảo hôm nay lồng lộng vươn mình với lời nhắn nhủ ân cần thiết tha:"Về đi,về với nắng mưa sóng gió/Đảo Côn Lôn mà chẳng lạc loài/ Đất chi lạ quanh năm sen nở/ Bốn mùa hương dành cả cho người.../Về đi,con đồi mồi đã về làm tổ/Chiếc mai vân sắc biển sắc trời/Ổ trứng trắng hồng đêm trăng mùa hạ/Thật vì ta cuộc sinh nở nghìn đời".
♥♥♥CÓ một bài ca không bao giờ quên♥ LÀ lời đất nước tôi chẳng phút bình yên ♥CÓ một bài ca không bao giờ quên...
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?v=RWDcw3Gy0Ps
Với cái tít của bài "Côn Đảo,hồn thiêng sông núi",có lẽ tác giả thấy ở đây những cái đặc trưng nhất,ác liệt nhất,tinh túy nhất của những người con yêu nước đã dám đánh đổi cuộc sống,tuổi xuân của mình đi qua cả 2 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp & đế quốc Mĩ...
Trả lờiXóaThấy ở đó bóng dáng của nhà tù Phú Quốc,nhà tù Sơn La,Ngục Công Tum...Hay nghĩa trang Trường Sơn;Ngã 3 Đồng Lộc với 10 o thanh niên xung phong;Thành cổ Quảng Trị mới ngày nào đó , hay đồi A1 của lòng chảo Điện Biên Phủ xưa kia...Tất cả,tất cả đã dệt nên một bản giao hưởng của những người con anh hùng đã hy sinh hoặc đánh đổi 1 phần máu xương của mình cho hòa bình độc lập đất nước,cho hạnh phúc muôn đời con cháu hôm nay...
Ngàn đời biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc và độc lập dân tộc!
Trả lờiXóaNhà tù Phú Quốc hay Côn Đảo ..."Nơi địa ngục trần gian" được khép lại như một lịch sử hào hùng,Giờ đây đã là "Thiên đường du lịch"-Niềm tự hào của người con đất Việt .Mong lớp mình có một ngày được đến nơi đây
Trả lờiXóaThiển nghĩ của mình về "Thiên đường du lịch" là những gì Côn Đảo đang có cần phải gìn giữ bảo tồn;Nét hoang sơ của Côn Đảo xin đừng "make up" hoặc đập phá thay bằng cái gọi là "hiện đại",tiện nghi hơn...
XóaCôn Đảo cũng có thể họi là 1 quần đảo vì bao gồm khá nhiều đảo lớn nhỏ bao quanh đảo chính.Nếu có thể,ngành du lịch tìm kiếm "nguồn lực" từ trong việc "cho các tỉ phú đô la của VN thuê" 50-100 năm những hòn đảo hiện không có người ở đây (với điều kiện đảm bảo môi trường sinh thái hiện hữu trên đảo)...Hãy tưởng tượng mà xem,sẽ có nhiều du thuyền hạng sang cập bến Côn Đảo;Sân bay Cỏ Ống sẽ có những "chuyên cơ gia đình" lên xuống tấp nập...
Đó chính là Thiên Đường hạ giới, nơi người ta "trú ẩn" tránh những "cơn bão" của thị trường & cuộc sống nhốn nháo của các thành phố lớn...
Thế đáy!