14 tháng 11, 2016

CÔ GIÁO CHỦ NHIỆM

Trong 3 năm học cấp ba, 10cf có vinh dự được 2 cô giáo chủ nhiệm. Cô Nguyễn Ngọc Trâm 2 năm lớp 8, lớp 9 ( 1974-1976) và cô Tạ Chí Dân năm lớp 10 ( 1976-1977).
Ngày 12 tháng 11, thay mặt 10cf, tôi cùng Thanh Hà đến nhà thăm cô đồng thời mời cô đến dự ngày vui họp lớp10c do cô chủ nhiệm  nhân ngày 20 tháng 11. Để chuẩn bị cho ngày gặp mặt, chúng tôi xin phép cô kể cho chúng tôi nghe một số chuyện liên quan đến "sự nghiệp trồng người" của cô để làm tư liệu. Cô đã  vui vẻ nhận lời.

Cô Dân kể: cô sinh năm Canh thìn (1940). Cô nói con gái đứng chữ "canh" thì vất vả và khổ lắm không như con trai ( cô chiêm nghiệm và cũng thấy đúng như vậy). Quê của cô ở Khương Trung, Thanh Trì ( nay là phường Khương Trung quận Thanh xuân, Hà nội, giáp ngay ngã tư sở ). Những năm kháng chiến chống Pháp cô theo Cậu, Mợ ( cách gọi bố mẹ của người Hà nội xưa) tản cư lên tận Yên Bái. Cô nói những kí ức thuở nhỏ vẫn còn hằn rõ nét trong cô, cái thời kì cô còn nhỏ đi mò cua bắt ốc giữa cánh đồng. Ban đêm được thắp sáng bởi ngọn đèn đốt bằng dầu trẩu đựng trong cái đĩa khói mù, tối om tuy vậy mỗi khi máy bay giặc Pháp bay qua thả đèn dù cũng vẫn phải tắt đi. Hòa bình lập lại, cô theo Cậu, Mợ về quê được cho ăn học. Năm 1959 cô vào học trường đại học sư phạm Hà nội ( nay là trường sư phạm I Hà nội). Năm 1962 sau khi thực tập tốt nghiệp tại trường cấp3 Bến Tre, cô tốt nghiệp đại học và được phân về làm giáo viên dạy trường trung cấp sư phạm 7+2 tại Phúc Yên ( khu hồ ăn nước của thị xã bấy giờ) nhưng cô vẫn ở nhờ khu tập thể của giáo viên trường cấp III Bến Tre. Khi còn dạy ở trường Trung cấp sư phạm kỷ niệm của cô thì nhiều lắm nhưng đáng nhớ nhất là lần đi thẩm tra lí lịch học viên vào dịp nghỉ nghỉ hè. Những năm đó tuy còn trẻ, mới ra trường nhưng nhà trường vẫn giao cho cô đi thẩm tra lý lịch một số học viên tại Sóc Sơn. Phương tiện đi lại cá nhân không có, cô phải ra ga Phúc Yên đi tàu về Đông Anh sau đó đi bộ theo quốc lộ 3, ngược lên Phủ lỗ qua Đa Phúc tới Trung Giã vào vùng bán sơn địa, nơi ở của gia đình học viên. Chiều gần tối hôm đó cô mới tới nơi. Rất may cô gặp 2 bác chủ nhà ở nhà. Mới định thần chưa kịp uống nước (vì bác gái lúc này mới xuống bếp đun nước) Cô giật mình tá hỏa khi nghe Bác chủ nhà nói : " Em nó đang cùng vợ đi gặt lúa ngoài đồng" .Cô hoang mang nghĩ không biết đây có phải nhà học viên cần tìm của mình không? vì hồ sơ học viên không ghi "có vợ". Nếu không phải thì đi tìm tiếp ở đâu đây? đôi chân thì đã rã rời vì "cuốc bộ" mà trời thì gần tối rồi. Nhưng rồi cũng may bởi đó chính là nhà học viên mà cô phải thẩm tra. Học viên đã có vợ là bởi vì học viên đã lấy vợ trước khi nhập ngũ, sau khi xuất ngũ về mới đi học tiếp. Tôi trêu cô: sao cô không dùng phanh "nón" bắt xe ô tô để đi nhờ xe có phải nhanh và khỏe hơn không mà lại phải "cuốc bộ" cho vất vả, cô đang còn trẻ mà lại xinh nữa. Cô mà phanh "nón" cú nào chết đứng xe cú ấy ấy chứ. Cô  cười nói : hồi đấy còn trẻ, tay xách túi nên còn ngại ngùng và còn non dại lắm.
 2 năm sau, trường Trung cấp sư phạm 7+2 chuyển lên Lập Thạch, cô xin chuyển trường vì đường về nhà xa quá. Sau khi nghe cô trình bày ông phó ty giáo dục Trọng Trân bảo cô: "tưởng cô quê ở Yên Bái thì cho cô theo trường về quê cho gần nhưng nếu quê ở Hà nội thì thôi, cho về dạy ở trường cấp 3 Trần Phú, Vĩnh Yên nhưng phải dạy môn địa đấy nhé bởi môn sử  trường đã đủ giáo viên rồi". 
Cô nhận quyết định về trường Trần Phú, vào dạy trong Tam Dương  nơi ngày xưa nông dân trồng dưa chuột nhiều lắm( những năm ấy trường Trần phú sơ tán ở 2 nơi : Tam Dương và Yên Lạc). Những năm này do cô còn trẻ lại có trình độ nên cô trúng cử 2 khóa là đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Khi cơ cấu để cô ứng cử bầu vào đại biểu quốc hội thì cô từ chối xin rút. Năm 1968 cô được điều chuyển về Trường cấp III Bến Tre lúc đó cô cùng bố mẹ ở nhờ nhà người ông họ hàng gần tại xóm nhà thờ, Kim Tràng bên sông Cà Lồ. Chính vì vậy nên mới có chuyện, khi cô về dạy ở trường cấp III Bến Tre, trong một buổi lên lớp cô nghe thấy có một trò gọi : "Lập ơi Lập, cháu  vào lớp rồi đấy, nhanh nhanh lên". Cô biết cậu học trò kia cố tình trêu cô và Lập - người chú họ nhưng biết làm sao được vì đúng là cháu đang dạy chú mà. 
Cô lấy chồng sinh con, một trai, một gái. Do công việc, chồng cô công tác ở xa, một mình nuôi 2 con nhỏ cùng hai bố mẹ già nên vất vả lắm. Hồi còn ở khu gia đình giáo viên của trường gần ga Phúc Yên, hàng tuần vào ngày thứ 7 hay chủ nhật cô cùng Thầy Nhang cô Thắm đạp xe đạp vào núi Thằn Lằn trong Xuân Hòa quét lá bạch đàn về đun. Bữa nào nhặt được cành bạch đàn khô về làm củi buộc vào gác ba ga xe đạp là sướng lắm. Cũng như bao gia đình giáo viên khác, cô cũng cuốc đất trồng rau tăng gia, trồng mấy khóm mía và mấy khóm chuối nhưng bị lũ học sinh quỷ quái biết nhà cô chỉ có bố mẹ già và con nhỏ nên chúng vào bẻ mía ăn còn trêu ngươi ông bà, lấy súng cao su bắn vào buồng chuối còn xanh Cô biết nhưng không làm gì được vì không có bằng chứng, không bắt được quả tang ( sau này Đức "cận" một thành viên của 10cf trong một buổi trà dư, tửu hậu đã buột miệng  thú nhận có tham gia một trong những phi vụ ấy). Thanh Hà đã kể cho cô lời thú nhận trên của Đức đồng thời tiện thể có ảnh 10cf Thanh Hà lấy ra chỉ cho cô một trong những thủ phạm năm xưa. 
Cô, trò cùng nhắc tới tên các thầy cô năm xưa của trường Bến Tre:Thầy Trịnh An Ninh ( tác giả Trường Ca Bến Tre ) tài năng & đào hoa. Thầy Được dạy hóa người trong Tháp miếu, thầy Nhang dạy toán, cô Thắm dạy nga văn. Thầy Lân dạy văn nhưng đã mất lâu rồi. vợ chồng thầy Huy dạy toán, cô Lan dạy văn nhờ thầy Huy được giải ba về thi sáng tác "Quốc ca mới" nên cả hai được đặc cách đỗ mà không phải học, thi chuyển loại (vì các thầy cô năm xưa học hệ 3 năm, nay chuẩn hóa 4 năm nên phải học thêm 1 năm và phải thi nếu đạt mới được xếp vào hệ lương kỹ sư). Nhân chuyện nhắc đến bác Thưởng đánh trống mà bọn tôi vẫn quen gọi thầy Thưởng, cô Dân cười nói : tuy không dạy nhưng bác Thưởng lúc nào cũng ăn mặc chỉnh tề xách cặp to nhất đến trường nom rất oai vệ.....
Năm 1983, nhà cô chuyển về khu tập thể Thành công nên cô xin chuyển trường về dạy dưới Hà nội. Đầu tiên cô dạy một học kì ở trường cấp 3 Nguyễn Trãi sau đó chuyển về dạy tại trường cấp 3 Tây sơn ( Nay là trường THPT Quang Trung khi hai trường Tây Sơn và Nguyễn Huệ sát nhập vào làm một) cho đến khi nghỉ hưu. Trường cấp 3 Tây Sơn ( Trường THPT Quang Trung) vẫn mời cô về dự các ngày kỷ niệm trường và ngày nhà giáo Việt nam hàng năm.


Các thế hệ học trò cũ của cô nhiều người đã thành đạt, có người vẫn thường xuyên đến đây thăm và tặng quà cho cô, kể cả lứa học sinh cô dạy từ những năm sáu mươi trên trường cấp III Trần Phú. Cô nói giờ cô đã già, sức đã yếu lại có bệnh nữa nên việc đi lại khó khăn, cô không dám đi đâu xa sợ có vấn đề gì thì con cháu lại khổ. Nhưng nếu đi gần thì cô vẫn đi được bởi tuổi già ăn uống được mấy chỉ sống bằng tinh thần là chính mà thôi. 
Thời gian trôi nhanh đến giờ chúng tôi phải xin phép cô ra về mặc dù vẫn còn muốn nghe cô kể chuyện tiếp. Thôi đành tự nhủ " để dành cho những buổi sau vậy


29 nhận xét:

  1. Trăm năm trong cõi người ta...
    Trong trí nhớ của TP...,ngay cả khi nhắm mắt lại,Tp vẫn hình dung ra cô.Cô xinh xắn,trắng trẻo,đài các...,đúng như những gì người ta thường miêu tả về một cô gái Hà Thành.Cái thanh thoát,tao nhã toát lên từ chính con người và tâm hồn cô khiến chúng em cảm thấy giờ học của cô bay bổng,nhẹ nhàng và..trôi đi thật nhanh.Có khi trong giờ học lại chỉ là muốn ngắm nhìn cô và vẫn còn văng vẳng đâu đây:"Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta..".Chúng em cám ơn cô.Cám ơn các bạn đã thật dày công trong Cuốn Truyện Cuộc Đời.Gợi lại Một Truyện Chép ở Bệnh Viện mà TP rất thích đọc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An ”!

      Xóa
  2. Lần nào tới thăm cô,bọn mình lại được thưởng thức cà phê cô pha ( cô không khiến ai pha đâu nhé!).Mình nhớ như in hình ảnh cô ngồi thưởng thức cà phê cùng cô Trâm.& các học trò 10Cf hôm đám cưới Đặng Quốc Giang năm 2013.Phải nói là rất "phong cách", rất "Hà Nội...xưa"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Cafe Hà Nội-chất dẫn đi vào hồn phố".Tách cafe bên cô không vội vàng,níu kéo cô trò trong những buổi gặp gỡ trò chuyện,những hoài niệm được gợi về...

      Xóa
    2. Đến nhà thăm cô đâu chỉ được thưởng thức cà phê,bởi có không dưới 1 lần 2 bạn gái Thanh Phi,Thanh Xuân còn ngốn hết 2 hộp bánh Pía Sóc Trăng chánh hiệu (do 1 anh cựu học sinh trường Trần Phú, hiện đang làm tại ban kiểm tra TW Đảng.biếu cô). Bánh Pía dĩ nhiên không phải ai cũng sài được ( dù là đặc sản nổi tiếng của miền Tây nam Bộ).Cô,& 2 thằng chúng tôi cũng nằm trong số đó.Thế là "béo" 2 bạn nữ, khỏi cần ý tứ gì nữa!!!
      Lần này,2 đứa chúng tôi đến cô.Đang ngồi thì nhận được tin nhắn trên facebook của 1 trong 2 "đệ tử" của bánh Pía - "ĂN MẢNH"???
      :) :) :)

      Xóa
    3. Ối rời ôi ! Xấu hổ quá đi mất . Hôm ấy cô còn có 1 hộp bánh pía thôi . Một hộp có 4 cái bánh . Cô bóc ra và NTX cắt 2 cái trước , mời cô , cô không ăn , mời 2 bạn nam , hai bạn không ăn . Chả nhẽ cắt rồi lại đem cất đi !!! Bánh rất ngon nên hai cái hết bay . Cô mời tiếp 2 cái còn lại . Bánh ngon thế , không đừng được . Cũng muốn ỏn ẻn làm bộ đấy nhưng bánh thơm nức , màu óng như trứng gà thế ...kìm sao nổi ! Thôi thì có 4 , ăn 2 rồi , bỏ dở hộp bánh kiến nó cũng ăn , phí của ! Cất vào bụng là yên tâm nhất !!! Thế đấy !!!

      Xóa
  3. Làm học trò của cô đã bốn chục năm nay đến hôm nay mình mới biết lịch sử và quá trình sự nghiệp trồng người mà cô đã trải qua. Đúng là khi đó cả nước đều khổ ,khổ và ai cũng vất vả nhất là những gia đình có nhiều con (tôi nhớ cách đây hai năm tôi có viết một câu chuyện ước mơ làm con nông dân của tôi trên blog của lớp). 10C chúng mình có hai cô giáo chủ nhiệm rất hiền và dễ thương lớp học trò chúng mình đã hiểu hơn các cô qua các bài viết của bạn bè. Cảm ơn tác giả đã cho chúng tôi nhìn lại những tháng ngày hạnh phúc đi học ngày xưa và hiểu hơn cô giáo của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một sự ngẫu nhiên!
      Nhà cô Dân & bố mẹ cô đã có thời kỳ tản cư lên thành phố Yên Bái ,trở thành hàng xóm với nhà bố mẹ thầy Trần Bảo cũng sơ tán lên đây cùng thời kỳ.Mẹ của thầy Bảo đã có lúc đứng bên ngoài lớp để "xem con bé Dân" mới ra trường nói gì,giảng bài ra sao với đám học sinh "tộc ngộc"!!!

      Xóa
    2. Oài ! Đây là một "thử thách " nhớn cho cô giáo trẻ lại xinh đẹp và dạy lớp cuối cấp . Cô là tâm điểm "soi" của trò !!! Điểm số mà trò "chấm" rất "đắt" ! Ba-rem luôn thay đổi !!! Ngại một chút . Có lúc bực một chút . Đôi khi tức đỏ mặt mà phải ghìm ...Không ít lần khóc vụng ! He he ..." Gian nan chi kể việc con con " ấy chứ !

      Xóa
  4. Làm học trò của cô đã bốn chục năm nay đến hôm nay mình mới biết lịch sử và quá trình sự nghiệp trồng người mà cô đã trải qua. Đúng là khi đó cả nước đều khổ ,khổ và ai cũng vất vả nhất là những gia đình có nhiều con (tôi nhớ cách đây hai năm tôi có viết một câu chuyện ước mơ làm con nông dân của tôi trên blog của lớp). 10C chúng mình có hai cô giáo chủ nhiệm rất hiền và dễ thương lớp học trò chúng mình đã hiểu hơn các cô qua các bài viết của bạn bè. Cảm ơn tác giả đã cho chúng tôi nhìn lại những tháng ngày hạnh phúc đi học ngày xưa và hiểu hơn cô giáo của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tác giả bài viết đã ghi lại khá đầy đủ những "điểm nhấn" trong thời kỳ "trồng người' của cô giáo chủ nhiệm năm lớp 10.Nhưng,còn 1 chuyện cũng hay mà chưa được nhắc đến trong bài viết.Đó là những lần cô được mời tham dự hội lớp của các anh chị cựu học sinh trường Trần Phú (khóa học giữa những năm 60 thập kỉ trước),một số anh đã nói rằng : Ngày xưa bọn em đâu có học,đâu có biết cô giảng nội dung gì.Khi cô vào lớp,bọn em chỉ ngắm nhìn cô suốt giờ học.Bởi cô quá đẹp,mà cũng chỉ...same same tuổi mấy thằng bọn em!!!

      Xóa
    2. Không biết QUYNH TRANG thời học PTTH có giống những học trò ấy không nhỉ ???

      Xóa
    3. 17 tuổi đã bước vào cổng trường đại học thì lúc đó QT vẫn còn khờ là cái chắc Bằng Lăng Tím à!Lúc đi học thêm ngoại ngữ,văn bằng 2 KTQD thì lại có gia đình mất rồi.Cơ hội trôi qua bên cửa sổ rồi:)

      Xóa
    4. Ừ ha ! ...Ngày xưa 17 tuổi là TN PTTH rồi . Non nớt và hào hứng bước vào môi trường mới . Lạ lẫm . Kì vọng . Ước mơ ...Chẳng nghĩ gì nhiều , chẳng nghĩ gì xa xôi ...Hội con trai thì còn ngố hơn hội con gái .Con gái đã có thoáng những giây phút mơ mộng ...Người ta chẳng thể sắp đặt cho mình trong tương lại . Cơ hội trôi qua nhưng lại có cơ hội khác đến và 10C family đã thành công ! Thật tuyệt !

      Xóa
    5. Ngày xưa ( lại ..."ngày xưa" ),sách giáo khoa cực ít.không "khủng hoảng thừa" như bây giờ.QT còn nhớ mãi 1 kỉ niệm thời đi học.Cũng là môn Sử ( nhưng là lớp tại Hà Nội),cô giáo gọi lên bảng ,kiểm tra miệng đầu giờ.QT trả lời chuẩn không cần chỉnh.Nhưng vẫn phải nhận điểm 4 về chỗ ( vì không có phần chuẩn bị bài mới: trả lời trước các câu hỏi trong sách ở cuối bài)...
      QT đã trình bày với cô là do không có sách giáo khoa.Cô không chấp nhận.Ức trào nước mắt!!!
      Cuối giờ,cô xuống tận nơi chỗ QT ngồi,và tặng cho 1 cuốn sách cũ.Kí ức đẹp này mình đã mang theo suốt cuộc đời & trân trọng nâng niu mãi khoảnh khắc tuyệt vời về tình thầy trò đó.

      Xóa
  5. Mỗi lần gặp cô đều cho tôi những cảm nhận ấm áp tình thầy trò. Thấy chúng tôi đến thăm, cô vui lắm. Cô cố dấu niềm vui vào trong công việc đun nước,tìm ấm,tìm phin pha cà phê. rồi tự tay pha, chắt, rót cho từng người mà không cho ai phụ giúp. Cô bắt đầu giai đoạn nhớ nhớ ,quên quên. khi đang nói chuyện mà chuyển sang làm việc khác bị phân tâm cô quên mình đang nói gì nên xong việc cô lại hỏi:"lúc nãy cô đang nói gì ấy nhỉ". Chúng tôi nhắc cô lại hào hứng kể chuyện tiếp. Cô còn kể cho chúng tôi nghe một chuyện làm cô ân hận không biết sửa sai thế nào cho đến tận bây giờ đó là chuyện về một thầy giáo dạy cô thời đại học lặn lội đến thăm cô tại Kim Tràng nhưng khi cô thấy thầy đi gần tới nhà thì bảo bố mẹ cô nói với thầy là cô đi vắng rồi sau đó chạy trốn vào làng chơi chờ đến khi thầy giáo ra về mới về nhà. Thầy giáo có viết lại cho cô một bức thư, sau này khi biết chuyện thầy đi bộ dọc theo đường tàu về Hà nội cô thấy ân hận lắm vì không biết sao lúc đó cô lại sử sự như vậy, giá mà được quay lại thì hay biết bao.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc cô không biết được là lớp cô chủ nhiệm khóa 74 - 77 lại có hai học trò nhớ lâu , nhớ dai như hai cậu BĐCH và QT đâu . Chuyện gì cô kể cũng nhớ bằng hết , kể vanh vách không bỏ sót chi tiết nào . Hơn cả ghi âm .
      Mỗi lần gặp cô , mình thấy giống với chương trình " Người đương thời " mà hai MC của lớp dẫn rất khéo .Sự nghiệp "Trồng người " và cuộc sống thanh thoát của cô cứ được tái hiện thật tự nhiên , thật xúc động ...Cảm ơn cô ! Cảm ơn người lái đò miệt mài năm tháng đưa bao thế hệ học trò cập bến yên lành .Dòng nước vẫn trôi , con người vẫn đi tới . Và còn mãi bến bờ cùng dòng sông !

      Xóa
  6. Nhớ lâu có đồng nghĩa với thù " zai" không đấy Bằng Lăng Tím. Noi gương cô 10cf cũng biết bao bạn theo nghiệp " trồng người". Những ngày này các cựu giáo viên có bồi hồi nhớ mái trường xưa?

    Trả lờiXóa
  7. E ...hèm ...! Ở một hoàn cảnh cụ thể nào đó , với ải ai cụ thể nào đó ...có thể cho việc "nhớ lâu " cùng trường nghĩa với "thù dai " .( Không là "zai" đâu đấy nhé ). Công bằng mà nói thì tháng 11, ngày Nhà Giáo 20/11 luôn khiến những cựu GV , GV đều thấy xôn xao trong lòng . Cả xã hội tôn vinh cơ mà ,vui lắm , rất vui BĐCH à !

    Trả lờiXóa
  8. Có người giỏi toán được thầy Huy cho lên giải bài thay, có người được điểm 10 văn của thầy Lân, có người nhận giỏi môn mga văn cô Thắm vậy trong 10cf ai giỏi môn lịch sử của cô giáo chủ nhiệm nhỉ?
    Haiz!
    Mà cũng lạ anh chàng Thạch kiểm tra tần số thế quái nào mà sóng chẳng vô nhà, quả phật thủ lâu rồi đi đâu ta hay bởi người yêu ở nhà đang tay hòm chìa khóa, LTM dạo này công trình vất quá nên những ngày này phải lượn sang tận Niu di lân nên chẳng kịp ngó vào đây.Hồng anh phía trời tây, thấy tuyết rơi đầu mùa than rằng mùa đông sớm quá lạnh cóng cả tay. Còn bao chàng đang say, các nàng chưa tỉnh, rủ nhau hãy tính tụ hội về đây để 20 tháng 11 tôi đây kính báo

    Trả lờiXóa
  9. Cảm ơn các bạn đã đến thăm và có một bài viết thặt hay về cô chủ nhiệm 10c của chúng mình.
    Mình cứ có cảm giác có lỗi khi nghĩ về cô.Cô chỉ chủ nhiệm năm lớp 10,cái năm mà mọi người chỉ lo thi tốt nghiệp và thi đại học.Năm ấy lại ko thi môn sử,mình lại thi khối a nên càng ko chú ý gì đến sử cả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm lớp 10,tại Hà Nội.Chủ nhiệm lớp mình là 1 thầy dậy văn.Thầy là 1 giáo viên giỏi cấp thành phố.Mỗi lần lên lớp thầy "nhập vai nhân vật" & thả hồn quên hết xung quanh.
      Nhưng có 1 lần .bất giác thầy nhận thấy,ngay bàn đầu tiên có 2 cô học trò cứ trao đổi riêng về 1 bài toán trong cuốn tuyển tập các đề thi đại học.Thầy dừng giảng,cả lớp im phăng phắc,chỉ còn 2 bàn ấy vẫn mải mê trao đổi bài...
      & sau đấy là gì các bạn biết đấy!Kẻ nói mà chẳng có người nghe,buồn biết làm sao!!!
      Bây giờ thầy đang ở thành phố Hồ Chí Minh.Còn 2 bạn gái ấy giờ đã đến tuổi nghỉ hưu.Một người là đại tá quân đội ( vì sau khi tốt nghiệp hóa Bách khoa,bạn ấy đã nhập ngũ);Còn một trở về đời thường với quán cà phê cóc ngay đầu đường Phan Bội Châu-Hà Nội.
      Mỗi lần hội lớp,các thành viên lại có dịp ôn lại nhiều kỉ niệm.Trong đó có cả những khoảnh khắc như vậy đấy!

      Xóa
    2. Chuyện xảy ra đã lâu có lẽ bốn mươi năm rồi mình còn nhớ như in cái ngày ấy ...
      Vào một buổi chiều để vở lịch sử cạnh bếp vừa học vừa nấu nồi cám lợn ,rơm cháy nhanh quá chỉ vèo một cái chạy ra vại gần đấy xúc cám cho vào nồi mà rơm đã bén tới quyển vở mình hoảng hốt dập lửa thì ôi thôi quyển vở đã bị cháy xém mất rồi .Phần vì lo chưa thuộc bài ,phần lo phải chép bài lại không thể đem tới lớp một quyển vở bị cháy như vậy được ,tối hôm đó mình đến nhà Tuyết Minh để học bài lịch sử ấy .Sáng hôm sau hai đứa vừa đi dưới rặng cây ca du vừa truy bài đến tận cổng trường mới thôi bọn mình hay ôn bài kiểu ấy mà chăm lắm ,nào ngờ hôm đó cô Dân kiểm tra mười năm phút giấy đầu giờ với đề bài : hú vía mình cắm đầu viết những điều đã học không sót lấy một chữ và một điều bất ngờ đến với mình khi cô giáo trả bài là một điểm 10 đỏ chót xinh xắn nhé ,mình vui lắm nhưng chợt nhớ đến trận cháy hôm trước hết hồn luôn và...không hiểu hồi đó TNV ngồi cạnh cậu ấy được mấy điểm nhỉ ? Một kỷ niệm nho nhỏ thôi mà mình cứ nhớ mãi không thể nào quên -Có lẽ mình đã yêu môn lịch sử của cô chủ nhiệm quá rồi phải không các bạn ?

      Xóa
  10. Điểm 10 Cô ghi cho Hải đỏ tươi, hôm đó tôi viết dc chữ nào Hải chép hết chữ đó nên tôi chỉ còn điểm 5 mầu mực tím thôi. Hai ngày nữa là "Ngà Nhà giáo Việt nam" 10cf có tổ chức kỷ gặp mặt, có sự tham dự của cô giáo chủ nhiệm và nhiều thầy cô giáo thế hệ học trò trước đây 39 năm, em xin chúc các thầy, cô lời chúc sức khỏe chân thành nhất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn TNV rất nhiều với lời chúc tốt đẹp nhất ,còn TNV cứ chăm ghé thăm ngôi nhà của blôg lớp mình nhé với những kỷ niệm,hoài niệm của một thời áo trắng không bao giờ quên.

      Xóa
  11. "Cô nói giờ cô đã già, sức đã yếu lại có bệnh nữa nên việc đi lại khó khăn, cô không dám đi đâu xa sợ có vấn đề gì thì con cháu lại khổ. Nhưng nếu đi gần thì cô vẫn đi được bởi tuổi già ăn uống được mấy chỉ sống bằng tinh thần là chính mà thôi.
    Thời gian trôi nhanh đến giờ chúng tôi phải xin phép cô ra về mặc dù vẫn còn muốn nghe cô kể chuyện tiếp. Thôi đành tự nhủ " để dành cho những buổi sau vậy."" Hơn nửa tháng nay, tôi cứ cắt, dán lại xoá đoan kết này. Ban quản trị cho biết nốt "lặng" trong khuông nhạc được không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có câu chuyện bắt đầu từ bức ảnh của lớp chụp ở Sapa mà hạ Thành Lân mang qua tặng cô.Có câu chuyện bắt đầu từ việc cậu học trò Thạch Nguyễn Viêt đến đón cô đi ăn cưới "người Mê Hi Cô cuối cùng" của lớp.Có câu chuyện về "Nhật Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta" hôm Hồng Anh qua thăm cô đợt về nước mới đây...
      Tất niên của gia đình năm nay,Thach Nguyenviet & Bộ Đội Cụ Hồ đến mời & đón cô tham dự nhé.Chắc cả lớp lại được tiếp tục nghe cô kể chuyện về cái thuở ngày xưa ấy...

      Xóa
  12. Thật khó các bạn ạ lực bất tòng tâm. Muốn lắm nhưng có làm được không? Mong cô đủ sức khỏe tham dự các chò do học sinh ngãu hứng đề ra. Phải không Thạch Nguyen Viêt.

    Trả lờiXóa

Bạn có thể tặng hình ảnh hay Video cho 10C family không cần thẻ bằng cách:
- chèn hình (đuôi .jpg, gif, npg, bmp)
- chèn nhạc từ trang nhaccuatui hay nguồn bất kì, miễn có đuôi mp3
- chèn video từ youtube bằng cách dán thẳng link vào comment
- Thay đổi màu chữ: [color="red"] chữ màu đỏ [/color]
Thank you!