27 tháng 9, 2017

Trường ca Bến Tre

Tháng 9 năm 1974, sau kỳ thi vượt rào đầy vất vả, chúng tôi mừng vui khôn tả khi thấy tên mình trong danh sách trúng tuyển lớp 8 được niêm yết nơi bảng tin ở cổng trường cấp 3 Bến Tre. Bởi khi đó cả huyện, thị xã mới có một trường cấp 3 cho nên thi vào được cấp 3 hồi đó có khi còn khó như thi vào đại học bây giờ vậy.
Ngày đầu tiên vào trường, vào lớp đầy bỡ ngỡ bởi thầy mới, bạn mới nhưng rồi mọi bỡ ngỡ cũng dần qua đi theo năm tháng. Lần đầu tiên chúng tôi được học hát, một bài hát về ngôi trường mình đang theo học. Hồi đấy học truyền khẩu nào có được biết mặt mũi bản nhạc, lời bài hát chính xác như thế nào đâu. Ấy vậy mà cũng xong, cũng thuộc nằm lòng để sau này đi theo chúng tôi suốt cùng năm tháng.
Lứa chúng tôi (thế hệ học sinh khóa 1974-1977 trường cấp 3 Bến tre) là thế hệ giao thời giữa chiến tranh và hòa bình. Chúng tôi đã được chứng kiến cảnh khổ đau trong bom rơi, đạn lạc và niềm vui hân hoan khôn xiết khi đất nước thống nhất, hòa bình. Đất nước thay đổi, cuộc sống thay đổi và ngôi trường cũng đổi thay. Chúng tôi là thế hệ học sinh mà đầu vào là trường cấp 3 Bến Tre mà đầu ra lại là trường cấp 3 Phúc Yên ( phải chăng khi đó người ta nghĩ rằng đất nước đã thống nhất, rằng cần đổi mới và không còn cần kết nghĩa 2 tỉnh giữa 2 miền nữa nên trường phải đổi tên?).Sau khóa chúng tôi, Trường được mang tên mới, được chuyển ra địa điểm mới, xây dựng mới khang trang hơn. Các thế hệ sau chúng tôi thời ấy không biết có còn hát tiếp bài ca truyền thống: "trường ca Bến Tre" nữa hay không, hay hát một bài hát mới về ngôi trường cấp3 Phúc Yên? (năm 1997 khi tôi về dự lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập trường,  tôi về muộn nên không được tham dự ngay từ đầu.nên tôi không biết trường có tổ chức hát bài "trường ca Bến tre" hay không). Tôi nhớ hình như thầy Huy có sáng tác một bài hát mới về trường cấp 3 Phúc yên, không biết có phải bài hát ấy được học sinh hát thay thế cho bài trường ca Bến Tre không ( có lẽ Lê Tự Minh nhớ vì kết thúc buổi lễ thầy Huy còn gửi tặng riêng Minh 3 bài hát mới sáng tác của thầy).
Người ta nói : "Khi ta ở đất chỉ là đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn"  một câu nói thật hay , thật ý nghĩa và đúng tâm trạng của người ra đi..Khi đang còn học, mặc dù vẫn thường hát nhưng chúng tôi vẫn không hiểu hết được ý nghĩa của lời bài Trường ca Bến tre (lời bài ca ra đời cùng giai đoạn lịch sử đất nước đang trải qua mà chúng tôi đang sống)..Nhưng khi ra trường, theo năm, tháng cùng với cuộc sống mưu sinh, lăn lộn, bon chen với cuộc đời để sinh tồn tưởng chừng  lời bài hát hồi học cấp ba thuở nào đã bị chúng tôi  quên đi nhưng cho đến ngày chúng tôi gặp lại nhau thì ra chúng tôi thế hệ học sinh k74-77 vẫn nhớ ra và khi hát lại cảm thấy hết ý nghĩa của bài hát này bởi nó gắn liền với tuổi học trò hồn nhiên trong trẻo nhất.
 Mỗi khi lời bài hát được cất lên : " Một ngày hồng tươi...", chúng tôi có thể mường tượng ra mái trường xưa nơi  có hàng cây Cao Du cổ thụ xanh mát ở cổng trường. Nơi có tiếng máy hòa với tiếng tàu vào ga mà chỉ cần lắng nghe một chút ta có thể nghe thấy tiếng tút... Xịch, xịch. Nơi đằng sau trường là cánh đồng lúa đang thì con gái. Chúng tôi có thể mường tượng ra cảnh học sinh nô nức tựu trường trong một ngày nắng đẹp, đỏ sắc cờ hoa, có tiếng trống trường, có tiếng chim ca, có tiếng máy hòa, có hàng cây xanh thắm. Nó như thực, như mơ, nó chỉ có thể là ở ngôi trường cấp 3 Bến tre  chúng tôi đã học mà không phải là ngôi trường nào khác. Lời bài hát như nhắc nhở chúng tôi về truyền thống cha ông : " Giang sơn này xưa Hùng Vương xây đắp....".  Tình đoàn kết Bắc -Nam son sắt thủy chung: " Ngày nào về Nam.....". Và nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi chúng tôi phải học tập, rèn luyện dưới mái trường này sau này lớn lên phục vụ đất nước: "Đất nước này..." , "Trong hơi ấm mẹ hiền...". Chính vì cảm nhận được lời bài hát, nghĩ suy của người thầy đã sáng tác bài ca riêng cho trường mà chúng tôi  càng cảm thấy vinh dự, tự hào đã được học tập và lớn lên cùng nhau trong ngôi trường ấy. Với niềm tự hào ấy chúng tôi  thế hệ học sinh k74-77 luôn hát vang bài trường ca Bến tre trong mỗi lần gặp nhau ở bất cứ nơi đâu, dù nơi đó ở đồng bằng hay trung du, miền núi. Dù nơi đó ở trên rừng hay dưới biển, đảo xa xôi. Ở trong Nam hay ngoài Bắc.
 TB
* Năm 2012, kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và cũng là ngày trường chính thức trở lại với cái tên Trường THPT Bến tre (theo lời đề nghị của đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre kết nghĩa khi ra thăm  Vĩnh Phúc). chúng tôi lần đầu tiên được tiếp cận với lời bài hát được đăng trong quyển kỷ yếu trường cấp 3 Bến tre - THPT Phúc yên  dưới cái tên " Chào Bến tre" của thày giáo Trịnh An Ninh.


Không biết nhạc sỹ có sửa lại tên và lời bài hát cho đúng thời cuộc không nhưng theo lời bài hát chúng tôi học ngày xưa có 6 chỗ thay đổi  nhưng rõ nhất 2 trong 6 chỗ là lời đoạn 2 . Lời cũ: " Luyện rèn hăng say,theo cờ giải phóng miền nam..." được đổi thành " Luyện rèn hăng say , dựng xây Tổ quốc ngày mai..." hay " gian nan nào cản được bước chân của ta..." được đổi thành " sát cánh cùng luyện rèn trái tim của ta..." chính vì vậy trong khi hát bài này 10cf  hay hát lủng củng giữa lời cũ và mới . có ai biết trả lời hộ cho không ?

* Cũng vì đồng cảm với những bài viết của các bạn 10cf đăng trong  trang blog : Muoicbentre.blogspot.com  mà một bloger (luôn theo dõi hành trình trang blog của 10cf từ đầu khi thành lập cho đến nay) đã tự làm một music về bài hát "Chào Bến Tre"  gửi tặng 10cf nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ra trường. Bài hát được thể hiện bởi tam ca nữ giáo viên công tác tại tỉnh Hà Nam mong các bạn đón nhận, thưởng thức và cho ý kiến về món quà tặng đặc biệt vô cùng quý giá này.


34 nhận xét:

  1. Cảm ơn bloger, cảm ơn tam ca nưc đã dành tặng chúng tôi những thành viên 10cf và tất cả các học sinh trường cấp 3 Bến Tre món quà ý nghĩa nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường này. Chúc các bạn mãi luôn mạnh khỏe, tươi trẻ, xinh đẹp, luôn song hành cùng blog 10cf của chúng tôi.

    Trả lờiXóa
  2. Cai gì thì cai chứ blog thì ko thể cai được . Nhưng vì thỉnh thoảng chỉ xem được chứ ko com được nên đành âm thầm lặng lẽ vậy.

    Trả lờiXóa
  3. Thói quen là một thứ khó thay đổi.Nhưng trong trường hợp này có lẽ chúng ta phải thay đổi theo lời mới và cách hát mới thôi các bạn ạ. Vì bản nhạc chuẩn,xướng âm chuẩn.Còn chúng mình hát theo ký ức mỗi người còn nhớ được nên lời ko thống nhất thành ra lủng củng.Người ngoài nghe thấy hình như hội này ko thuộc lời,dù bọn mình hát với tất cả niềm tự hào và luôn cảm thấy mình hát hay lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói điều này mình lại nhớ mấy câu thơ của Phạm Tiến Duật.
      Nghe em hát mà anh buồn cười
      Nhịp với phách xem chừng sai cả.
      Chắc mọi người có chuyên môn đem bản nhạc gốc mà so với bọn mình hát chắc cũng nghĩ thế.

      Xóa
    2. Tú"xương" ơi, cậu xem bản nhạc và chuẩn bị cho lớp mình tập,thu âm lại bài này trong 1 studio ở Phúc Yên đi nào.
      ( Tiến Hùng,Đồng Minh,Thanh Bồng,Hoài Thanh,Mai Hoa,Trần Bình,Văn Minh sẽ là những người hát chính của dàn đồng ca )

      Xóa
    3. Thú thực mình ko có tý hồi ức gì về bài hát này. Thật xấu hổ với bản thân..hihi.. vì " dân " Bến tre mà.. hổng bít bài " Bến tre". Khi nghe Thanh Hà nói về bài " Chào Bến tre " mình đã tự hứa sẽ cùng các bạn đàn hát bài này cho thật "Tưng bừng".... nài 10c " một gia đinh" hãy... ca vang bình minh nhé!... hihi.. ok Thanh Hà.. mình sẽ liên hệ với " nhóm " ca khúc của lớp để tập và trình làng với một nét tươi trẻ trong dịp "40 năm phá bầy" hihi...!!!

      Xóa
    4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    5. Hà nghe thử tiét tấu mình định đàn cho các bạn lơp mình.. vừa mới đàn chiều chưa thuộc giai điệu...hihi
      https://youtu.be/7FPdLpx5c-A

      Xóa
    6. Hello Tú"Xương"
      Tớ đã nghe,hy vọng là các bạn trong lớp mình sẽ tập & dàn dựng vài chương trình "bỏ túi" để cho những lần gặp mặt của chúng ta càng trở nên hấp dẫn.

      Xóa
  4. Mình nhớ có xem được clip hát trường ca với tốp múa phụ họa hôm kỷ niệm ấy.Có ai đó đã đưa lên Facebook rồi.Bạn nào tìm được thì đăng lại hộ với

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình ko xem được nó báo lỗi gì đó

      Xóa
    2. Xem theo đường link này nhé!
      https://www.youtube.com/watch?v=4_6z5D-aF1o

      Xóa
  5. Thực ra năm 2012 mình nghe bài chao Bến tre do các học sinh đang học tại trường hát mình cảm thấy nó mềm mại không như hồi chúng mình hát. Những điểm khác như: "Khi tiếng chim ca" ý nói tiếng chim lảnh lót vào buổi sáng được thay bằng " vui tiếng chim ca" hay " rộn ràng chán ta" thay bằng " nhịp nhàng chân ta"... nó đã làm "mềm" bài hát đi. Theo mình nếu do học truyền khẩu sai thì là một chuyện còn nếu để điều chỉnh cho hợp với thời cuộc thì thật không nên bởi bài hát ra đời gắn liền với giai đoạn lịch sử không nên tùy tiện thay lời. Có chăng cần thì trường nên thêm bằng bài hát mới. Còn bài truyền thống nên để nguyên lời

    Trả lờiXóa
  6. TRƯỜNG CA BẾN TRE là một ca khúc theo tôi cũng được xếp vào những ca khúc trong GIAI ĐIỆU TỰ HÀO.Thầy Trịnh An Ninh đã sáng tác bài này trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.Thế hệ thầy trò những năm đấy dậy & học trong những tiếng bom rơi,đạn lạc...; Cũng không ít những người thầy,học trò cũng lên đường vào nam chiến đấu để giải phóng miền nam , thống nhất đất nước.Với xuất xứ như vậy, với khí thế hừng hực như thế...những nốt nhạc trong bài,những nốt dừng,những nhịp phách,những ca từ trong bài đều thể hiện niềm tự hào căng tràn lồng ngực,khí phách hào hùng , phơi phới tràn đầy nhựa sống với niềm tin mãnh liệt vào sự toàn vẹn của giang sơn gấm vóc đất Việt.
    Việc ai đó đã điều chỉnh ca từ cho cái gọi là sự phù hợp với hiện tại,hình như đã chạm vào tự ái của cả một giai đoạn lịch sử.
    Với chuyên mục GIAI ĐIỆU TỰ HÀO trên VTV1 trong khoảng thời gian vừa qua,không ít những người trong chúng ta đã nghe 1 bài hát do nhiều ca sĩ thể hiện,nhiều nhạc sỹ dàn dựng,phối khí.Nghe những lời phản biện nhau của các thế hệ...Tất nhiên,đó là kịch bản của chương trình.Chả có ai sai,và ai hình như cũng đúng.Sự cảm nhận âm nhạc,bài hát...nó phụ thuộc rất nhiều vào "chỗ đứng" của mỗi người khi đang thưởng thức tác phẩm. Không thể "bắt" thế hệ sau "hiểu" tiếng bom đạn nổ thực tế khác với phim ảnh,tiếng gầm rú của ô tô xe máy thế nào khi nghe hát.Cũng như không thể "bắt" các ca sỹ trẻ vừa trình bầy tác phẩm vừa "đặt mình" vào những tốp học sinh đang đi học với mũ rơm trên đầu,áo tối mầu,dép cao su...hay trong những giờ đang học ở lớp học nửa chìm nửa nối trong lòng đất...
    Khó đoán được tương lai phía trước,nhưng cũng không thể thay đổi những gì đã qua.Vậy ở hiện tại ta cứ hết mình với những cảm nhận của mỗi người.
    Cảm ơn vì tất cả!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. BLT học ở trường Bến Tre một năm rưỡi . Trong thời gian ấy , BL chưa một lần nghe bài hát này ...hay có nghe mà BL quên mất rồi thì bây giờ cũng không biết nữa . Sau 38 năm xa cách , trở về với các bạn , với lớp BL mới được nghe Trường ca Bến Tre . Thực lòng mà nói thì cảm xúc của BL với bài hát không nhiều bằng với bạn bè ở trường Bến Tre . BL chưa thuộc bài hát , mặc dù cũng cố gắng tập . Chẳng hiểu vì sao nữa ...
      BLT có đọc phần TB của tác giả , phần com của 10CF và BL có suy nghĩ thế này . Một tác phẩm được coi là GIAI ĐIỆU TỰ HÀO thì tp phải có đủ yếu tố lịch sử và yếu tố nghệ thuật . Yếu tố nghệ thuật mình không đủ trình độ để có ý kiến . BL chỉ có ý kiến về yếu tố lịch sử . Đã là lịch sử thì việc tôn trọng lịch sử là điều tất yếu . Sẽ giảm đi rất nhiều giá trị của tp khi yếu tố lịch sử bị "gia giảm" . Nhiều khi , thay đổi khiến tp trở nên buồn cười . Như bài TCBT mà phần TB tác giả bài viết đã đưa ra trên kia . Sự thay đổi thứ nhất cứ cho là chấp nhận được đi , thì thay đổi thứ hai mới thật nản . Mới đọc lướt qua , nghe như có vẻ sâu lắng lắm !!! Nhưng khi ngẫm kĩ một chút thì quả thực là khó chấp nhận "sát cánh cùng luyện rèn trái tim của ta"... Trái tim là biểu tượng cho cảm xúc . Chưa nghe thấy "luyện rèn " cảm xúc bao giờ !? Câu nguyên bản hay tuyệt vời , thời nào mà chẳng lắm gian nan cần chúng ta vượt qua ...
      Thiển ý của BLT , nếu có phạm thượng , mong soi xét rộng lượng !

      Xóa
    2. "Trả lại tên cho em " để bài hát mãi là GIAI ĐIỆU TỰ HÀO !

      Xóa
    3. Quản ca của 10C famly tập lại bài hát này cho thành viên "Bằng Lăng Tím" nhé!

      Xóa
    4. Có bản nhạc và lời ca kia rồi .

      Xóa
  7. Lòi bài hát khi miền nam chưa giải phóng nên được tác giả gửi gắm vào bởi hồi đó vào nam chiến đấu được gọi giải phóng quân theo lá cờ nửa xanh nửa đỏ ( cờ giải phóng của mặt trận) tồn tại đến khi quốc hội thống nhất năm 1976 thông qua nên mới có lời : theo cờ giải phóng Miền Nam. Và đoạn thứ 2 đúng như Bằng Lăng Tím nhận xét

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi thì không biết nhạc, chẳng thuộc lời nhưng cứ vài ba chén vào thì tôi cảm thấy tôi hát cũng đúng nhạc lắm, hay lắm lắm. Với tôi thì Trường ca Bến tra bây giờ nó như LOGO bằng âm thanh của 10cF (tức là "10cF ca" đó). Vậy Trường ca Bến tre là của 10cF thế thôi, có ai đăng ký bản quyền được không, nói với anh Phó Đức Phương miễn tiền bản quyền tác giả thì tốt.

    Trả lờiXóa
  10. Hay, Thach Nguyênviệt có ý kiến hay tuần sau tổ chức khu vực có vài chai sau đó vào studio để hát ghi bài 10cf ca đi Thạch Nguyênviệt, Võ thọ Hùng, BLT, Quỳnh Trang.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bằng lăng ủng hộ ý kiến của Bộ Đội Cụ Hồ !

      Xóa
  11. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  12. Thú thực mình ko có tý hồi ức gì về bài hát này. Thật xấu hổ với bản thân..hihi.. vì " dân " Bến tre mà.. hổng bít bài " Bến tre". Khi nghe Thanh Hà nói về bài " Chào Bến tre " mình đã tự hứa sẽ cùng các bạn đàn hát bài này cho thật "Tưng bừng".... nài 10c " một gia đinh" hãy... ca vang bình minh nhé!... hihi.. ok Thanh Hà.. mình sẽ liên hệ với " nhóm " ca khúc của lớp để tập và trình làng với một nét tươi trẻ trong dịp "40 năm phá bầy" hihi...!!!

    Trả lờiXóa
  13. Kính thưa thầy Trịnh An Ninh,
    Chúng em hy vọng một ngày không xa,trong những nỗ lưc,chúng em sẽ được gặp thầy,được ngồi bên thầy,nghe thầy nói về xuất xứ và... nguồn cảm hứng nào đã đưa thầy đến với sáng tác bài ca đi cùng năm tháng này.
    Cám ơn thầy về một TRƯỜNG CA BẾN TRE đã kết nối bao thế hệ học trò chúng em và tình thầy trò suốt chiều dài năm tháng.Hôm nay,chúng em vẫn hát TRƯỜNG CA BẾN TRE trong niềm kiêu hãnh và tự hào...

    Cách đây hơn 40 năm về trước,cái ngày chúng mình chập chững bước vào trường cấp 3,lạ lẫm có,ngu ngơ có,vui mừng có. Không một ai trong chúng ta được học hát TRƯỜNG CA BẾN TRE;cũng chưa bao giờ được nghe bài hát chính thức trong các thứ 2 chào cờ hàng tuần của trường or các sự kiện trong suốt ba năm học, nhưng có lẽ cái giai điệu " Một ngày hồng tươi..."ấy đã nằm trong tâm khảm của từng cô cậu học trò đã từng được mái trường cấp 3 Bến Tre chở che,nuôi dưỡng.Có lẽ,đâu đó,chúng mình được nghe các anh chị các khóa trên hát riêng lẻ,rồi học lỏm,nhập tâm...
    Cả ba năm học,k74-77 của chúng mình ôm trọn trong tim cái tên TRƯỜNG CẤP 3 BẾN TRE.Khóa sau này mới bị đầu vào Bến Tre,đầu ra Phúc Yên.Hi
    And...thầy Trịnh An Ninh cũng nói rằng: "...theo cờ giải phóng Miền Nam..." là theo cờ đỏ sao vàng để giải phóng Miền Nam nhé các em.
    Cám ơn thầy! Cám ơn các bạn!

    Trả lờiXóa
  14. Khi khóa mình vào cấp học cấp 3 thì thầy Trịnh An Ninh đã chuyển trường.Gần đây,trong một lần đến thăm cô Dân,cô có nói chuyện về các thầy cô ngày ấy.Thầy Lân (dậy văn )dù chân khập khiếng,vẫn tranh thủ ngày nghỉ cùng các cô trong trường đi vào Đại Lải kiếm củi,quét lá về đun;Thầy Long,dậy Thể Dục là tay đám quyền anh có tiếng.Thầy Trịnh An Ninh tài hoa & cuộc sống ngoài đời không được may mắn lăm,nghe đâu phiêu dạt lên tận Thái Nguyên cùng với người vợ khinh doanh nhỏ ngoài chợ huyện...
    Trường ca Bến Tre rõ ràng là một bài hát mang theo hơi thở cuộc sống của cả một giai đoạn lịch sử.Găn chặt với con người & sự kiện thời ấy.Về bản chất,nó không thể thay đổi.Hãy hát bằng tình cảm trong sáng,tự hào,đầy tự tin & kiêu hãnh.

    Trả lờiXóa
  15. Khi xem ban nhac va đàn giai điệu, tự nhiên mình nảy ra ý nhạc thêm vào phần intro để tăng sự hào sảng cho ca khúc có nét của một " Trường ca " hihi... các bạn cho ý kiến nhé. Rất tiếc ko thể up ảnh đoạn nhạc intro mình soạn. Lời hát thế này. ÔI RẤT ĐỖI HÀO HÙNG VỀ TRƯỜNG BẾN TRE. ÔI BIẾT MẤY TỰ HÀO LÀ HỌC SINH BẾN TRE.

    Trả lờiXóa
  16. Đây đoạn intro này sẽ đàn như sau: https://youtu.be/VgFc_28ruFE

    Trả lờiXóa
  17. Mình sẽ thay " ôi biết mấy... là hs thành TA BIẾT MẤY..."..hihi..nos có vẻ riêng tư hơn của người " Bến tre"

    Trả lờiXóa

Bạn có thể tặng hình ảnh hay Video cho 10C family không cần thẻ bằng cách:
- chèn hình (đuôi .jpg, gif, npg, bmp)
- chèn nhạc từ trang nhaccuatui hay nguồn bất kì, miễn có đuôi mp3
- chèn video từ youtube bằng cách dán thẳng link vào comment
- Thay đổi màu chữ: [color="red"] chữ màu đỏ [/color]
Thank you!