Một sớm cuối đông năm Đinh Dậu,chúng tôi cùng cô giáo chủ nhiệm Tạ Chí Dân ngược sông Hồng tới dòng Lô Giang lịch sử để thăm một người đồng nghiệp của cô giáo chủ nhiệm và cũng là một người thầy mà lứa học sinh 10cf khóa 1974-1977 trường cấp 3 Bến Tre Vĩnh Phú chúng tôi mới chỉ biết tên ( tác giả bài hát : Trường ca Bến Tre ) mà chưa hề biết mặt.
Có lẽ vì háo hức được gặp lại người bạn đồng nghiệp năm xưa và thêm một chút kỷ niệm bí mật nào đó mà lúc xe chạy đến gần cuối đường Láng cô Dân đột nhiên đọc mấy câu thơ:
"Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi."
Rồi cô hỏi em nào còn nhớ tên tác giả của bài thơ này không? khi được trả lời: của tác giả Thâm Tâm cô bảo ừ đúng rồi. Khi được các trò hưởng ứng kể chuyện cho cô chuyện ngày xưa chép thơ, đọc truyện và cả chiêu trò ăn trộm truyện của thư viện sau khi mượn đọc xong , cô bảo : Sao ngày xưa các em lại nghĩ ra được trò đấy nhỉ... Cung đường xa, cô là người có tuổi lại mới bị ngã, lưng còn đau , những câu chuyện vui vẻ sẽ làm cho đường như ngắn lại.
Xe qua thị xã Phúc Yên đón thêm một số thành viên 10 cf nữa rồi thẳng tiến đến Lập Thạch.Hoa tiêu dẫn đường là Văn Minh .Nhưng do nhà xe cậy họ hàng với " giáo sư Geogle" nên phái đoàn 10cf chúng tôi "được" thêm gần 1 tiếng đồng hồ dạo chơi "lòng vòng" vùng đất Tam Dương , Lập Thạch (chắc chỉ có Bằng Lăng Tím là có vẻ khoái trí vì được ngó lại chốn sơ tán ngày xưa )
Gần 11 giờ . chúng tôi mới đến nhà thầy Trịnh An Ninh. Do đã hẹn trước với Thầy , nên khi đoàn đến nơi đã thấy Thầy ra đón ở cổng .
Chúng tôi thật sự bồi hồi xúc động khi chứng kiến giây phút Thầy , cô đồng nghiệp gặp lại nhau sau bao năm xa cách.
Mất chừng mươi phút xúc động, tay bắt, mặt mừng, trao đi đổi lại, đoàn mới vào được trong nhà ngồi quanh ấm trà có in dòng chữ "Trường THPT Bến Tre thị xã Phúc Yên Vĩnh Phúc kinh tặng" để cho Thầy,Cô, trò hỏi thăm hàn huyên tiếp.
Về tác phẩm TRƯỜNG CA BẾN TRE , Thầy Trịnh An Ninh nói bài hát được thầy viết vào năm 1968. Cho đến tận bây giờ thầy vẫn không hiểu làm sao lúc đó lại có cảm hứng đến như vậy để viết nên bài hát này. Khi chúng tôi hỏi về lời bài hát xưa thầy viết ở đoạn 2: "theo cờ giải phóng Miền nam" hay " dựng xây Tổ quốc ngày mai". Thầy bảo " theo cờ giải phóng Miền nam" chứ và "Gian nan nào cản được bước chân của ta" chứ không phải :" luyện rèn trái tim của ta". Thầy còn hát và hướng dẫn ngắt nhịp ở câu : "Chào Bến Tre (2,3), ơi mái trường mến yêu " & cách ngân "Chào...Bến...Tre" khi kết thúc . Giọng thầy nhỏ nhẹ khi Tú đệm đàn organ dạo nhạc bài hát thầy còn nhắc chưa chuẩn nhịp đúng tông rồi. Chúng tôi ngồi nghe thầy hát , hướng dẫn và giải thích . Bao thắc mắc xưa nay đã được giải tỏa . Như vậy bài hát chúng tôi nghe và học truyền khẩu ngày xưa là đúng.Chúng tôi đã thể hiện đúng hào khí và nội dung lời của bài hát mà thầy đã sáng tác năm xưa.Phải chăng sau này lời bài hát đã được ai đó sửa đổi "những mong" cho phù hợp với thời cuộc!? Chúng tôi kể choThầy nghe 10cf đã từng hát vang bài hát này trên khắp mọi miền đất nước, những nơi 10cf đã đặt chân đến,kể cả trên đỉnh Fansipan nóc nhà Đông Dương cao 3143 mét . Trên mảnh đất quê hương , bên dòng Lô xanh , ngay trong căn nhà đơn sơ,Thầy thật sự xúc động khi hòa chung giọng hát cùng chúng tôi trong Trường Ca Bến Tre .Cả thầy và trò như thấy tâm hồn bay bổng về gặp lại trường cũ,người xưa .
Thấm thoắt đã quá trưa, thời gian chuyển sang chiều. Chúng tôi mời thầy cô đi ăn trưa để còn có thời gian tâm sự tiếp .Mặc cho chúng tôi nhiệt tình mời, & cô Tạ Chí Dân nói trong xúc động: "Cố gắng đi đi, vì đây có thể là lần cuối cùng chúng ta gặp nhau", thầy vẫn nhẹ nhàng từ chối do sức khỏe không cho phép. Dùng dằng đến tận 12 giờ 45 chúng tôi đành xin phép thầy, cô ra về sau khi tặng quà và chụp chung với thầy cô một vài kiểu ảnh làm kỷ niệm.
Chào tạm biệt Bến Cát, tạm biệt dòng Lô, tạm biệt thôn Quan Tử xã Sơn Đông, tạm biệt người Thầy đáng kính, người đã cho thế hệ chúng tôi một tác phẩm để đời "Trường Ca Bến Tre". Bài hát ra đời trong giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, gắn liền với tuổi học trò chúng tôi. Chúng tôi ra về với lòng nhủ lòng sẽ còn thăm lại Thầy, để biết đâu còn được nghe Thầy hát cho nghe một bài hát mới sáng tác về cảm xúc gặp lại người nữ đồng nghiệp năm xưa như thầy tự ứng tác hát cho cô Dân và chúng tôi nghe trước lúc chia tay...
Một ngày mùa đông mù sương nhưng đầy ắp tình thầy trò !
Trả lờiXóaMột chiều sông Lô mênh mang kí ức !
Những xúc cảm trào dâng ...
Ngày xưa ...và hôm nay ...
Tóc thầy đã bạc trắng
XóaKhóe mắt thầy rưng rưng
Tay thầy đã ngập ngừng
Nhớ bảng đen , phấn trắng ...
Giọng thầy như xa vắng
Những cung bậc bổng trầm
Những câu thơ thì thầm
Những lời ca êm ái ...
Lũ học trò xưa ấy
Vây quanh thầy hát ca
Lời hát thật thiết tha
Bến Tre trường ca đẹp ...
Cảm ơn 10CF luôn có những ý tưởng và hành động đẹp !
XóaTìm về với những kí ức , tìm về cội nguồn của cảm xúc ...gắn kết và tạo dựng những kỉ niệm không quên để tạo nên một trường ca mới .
Mỗi một chuyến đi,mỗi một lần gặp mặt,"10C family" lại hát Trường Ca Bến Tre.Hình như sau mỗi lần hát,các thành viên như được "làm mới" lại,háo hức,vui vẻ,gần gũi,chan hòa,đoàn kết hơn.
XóaKhi chưa gặp lại tác giả bài hát,mọi người "truy bài",tranh luận sôi nổi về ca từ,lời hát...Tất cả dều mong có một ngày găp trực tiếp tác giả để mà giãi bầy,mà chia sẻ tâm tư,...Và hôm nay điều mong ước ấy đã thành sự thật.
Cảm ơn thầy,cảm ơn cô,cảm ơn các bạn.
Cảm ơn vì tất cả.
Hơn nửa thế kỷ, chúng tôi, những người thầy và học trò trường cấp 3 Bến tre, một ngôi trường thuộc tỉnh Vĩnh phúc, đã hát mãi ca khúc Chào Bến tre, ca khúc được coi là “ Trường ca” của thầy trò cấp 3 Bến tre, nhưng ít ai biết tác giả ca khúc là ai, hiện ơn đâu, cuộc sống của người thầy, người nhạc sỹ đa tài này ra sao??... và chúng tôi quyết đi tìm điều đó...Và để rồi nghẹn ngào, tự hào hát vang “chào Bến tre” bên dòng Lô giáng.https://youtu.be/xICQWsCkLWw
Trả lờiXóaTrương Tú trong ngày trở về Lập Thạch- "chiến trường" xưa cũng không khỏi bồi hồi xúc động.Đặc biệt khi gặp được Thầy,tác giả của Trường Ca Bến Tre năm xưa,2 tâm hồn nghệ sĩ của Thầy & Trò như được cộng hưởng dạt dào.
Xóahttp://youtu.be/xICQWsCkLWw
XóaMột hành trình mang nhiều cung bậc cảm xúc ý nghĩa, trọn vẹn. 10cf đã thực hiện lời hứa của mình. Cảm ơn cô giáo Tạ Chí Dân dù tuổi cao, sức yếu, hành trình xa nhưng đã vui vẻ đồng hành cùng chúng em. Chính nhờ có cô mà thầy Trịnh An Ninh đã trải lòng với chúng em, làm cho cuộc gặp gỡ thầy-trò - đồng nghiệp mới đong đầy cảm xúc đến vậy.
Trả lờiXóaKhi ta lớn lên giai điệu bài ca Thầy đã viết rồi.TRƯỜNG CA BẾN TRE có trong cái ngày xửa ngày xưa ta thường hay nghe kể...
XóaBài ca đi cùng năm tháng ấy...Thầy Trịnh An Ninh...Thầy dạy môn toán...Thầy đã chuyển đi...Những thông tin khúc đoạn khiến câu chuyện về thầy và Trường Ca Bến Tre dường như chỉ còn như một giai thoại...
Phải chăng là một cơ duyên?Thầy trò chúng tôi được ngồi bên nhau,như người xưa đã kịp trở về.Những"cung bậc cảm xúc ý nghĩa,trọn vẹn"e còn chưa đủ...!
Khi còn học ở cấp 2,nghe anh,rồi chị hát Trường Ca Bến Tre mình đã thấy cảm thấy lòng đầy háo hức.Mong đến ngày mình bước vào cổng trường và trở thành học sinh của cấp 3 Bến Tre, được hát với tất cả niềm tự hào "giang sơn này xưa Hùng vương xây đắp,đất nước này đợi chờ cánh tay của ta".
XóaCảm ơn tác giả,cảm ơn người thầy đã có những giây phút thăng hoa & cho ra một tác phẩm để đời,để lớp lớp học trò ngày ấy như đều thấy hình bóng mình ngay từ giờ phút đầu tiên khi tựu trường,cũng như sau khi tốt nghiệp ra trường... Học tập,xây dựng & bảo vệ Tổ Quốc.
Sông Lô ngày cuối năm đã chứng kiến một cuộc gặp gỡ mang tính lịch sử đầy xúc động.
Trả lờiXóaMặc dù ý nghĩ tìm gặp thầy của 10CF đã nung nấu từ lâu,
Mặc dù chúng ta vẫn mường tượng cuộc gặp gỡ này ngay cả trong giấc mơ,
Nhưng không ai trong chúng ta dám tin có một ngày được gặp thầy trong hạnh phúc trọn vẹn đến nhường ấy.
Và...Một niềm tin mãnh liệt sẽ gặp được Thầy ở đâu đó đã trở thành hiện thực.
Cám ơn Thầy Cô.Cám ơn tất cả các bạn.
Thật xúc đông khi tròn 50 năm bài hát ra đời, bài hát lại được thầy trò trường cấp 3 Bến tre năm xưa hát vang lên trong ngôi nhà của chính tác giả.
Trả lờiXóaĐất Lập Thạch cũng là nơi mình đi sơ tán theo bố mẹ lên công tác tại đại học Tài Chính.Cảm xúc đong đầy khi đặt chân đến nhà thầy ở Sơn Đông-vùng đất gắn liền với truyền thống từ ngàn xưa.Đó là nghề gốm noir tiếng,là hoạt động thương mại trên bến dưới thuyền,là lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của Trần Nguyên Hãn,là hàng chục tiến sĩ từ các thời vua xưa.
Trả lờiXóaNgoài tác phẩm Trường Ca Bến Tre đi cùng năm tháng,thầy Trịnh An Ninh có sáng tác một bài hát về quê hương trên dòng Lô xanh.Thầy đã thả hồn khi hát cho chúng tôi nghe một đoạn trong bài.Mênh mang & lắng đọng;Dịu êm nhưng ẩn chứa sự mãnh liệt như dòng Lô Giang gắn với bao sự kiện oai hùng.
Một sáng chủ nhật cuối đông thật tuyệt vời & ý nghĩa làm sao.
Trong căn phòng khách nhà Thầy,một không gian âm nhạc thiêng liêng,gần gũi,vừa hào sảng nhưng cũng đủ giản dị,nhẹ nhàng.Khi giai điệu TRƯỜNG CA BẾN TRE vang lên cũng là khi những nhịp đập ẩn sâu trong trái tim chúng tôi trở nên rộn rã.
Trả lờiXóa"Note thăng chưa đúng rồi" thầy ra hiệu.TT dừng lại...Tiếng nhạc dạo,và lần này,thầy gật đầu.
"Chào Bến Tre,ơi trường mến yêu"Thầy quay sang phía 2 chúng tôi" Chào Bến Tre(2,3)ơi,mái trường mến yêu.Ở đây là sanh cốp,em hiểu chứ?"-Vâng em hiểu."đảo nhịp"thầy nhắc.Tôi hiểu thầy nói rằng:Syncope,đó là hiện tượng đảo nhịp,đảo phách.Khi đảo phách,note nhạc ở phách yếu ngân dài, chiếm cả phách mạnh kế đó.Khi đảo phách,note mạnh mất sự quan trọng khi bắt đầu phách,bị chìm dưới sự ngân dài của phách phía trước.
Và lần này,chúng tôi thực sự tự tin cùng thầy hòa vang trong giai điệu tự hào:"Một ngày hồng tươi khi tiếng chim ca lưng trời..."
http://youtu.be/42LSuQxZLbE
XóaCuộc đời là những chuyến đi, mỗi chuyến đi là trair nghiệm đong đầy kỷ niệm. Chuyến " tìm về cội nguồn bài hát : TRƯỜNG CA BẾN TRE" không những chứa tràn kỷ niệm, mà cảm xúc dâng trào : bồn chồn ngóng đợt, háo hức và vỡ oà khi gặp mặt rồi bịn rịn lúc chia tay ...
Trả lờiXóaTa về đây một ngày cuối Đông
Sân nhà Thầy trải đầy bông Nắng
Gián su su nùng níu trái non
Vườn rau xanh tươi rói tình ai ?
Cúc tím biếc thẹn thùng trước gió
Hai cây Tùng đọ sức với trời
Trước ngôi nhà giản dị đơn sơ
Thầy đứng đó ngóng đợi bạn & trò !
...
Căn phòng khách xốn sang bao chuyện !
Chuyện ngày xưa Thầy sáng tác nhạc
Chuyện bài hát : TRƯỜNG CA BẾN TRE!
Bỗng tiếng đàn réo rắt ngân nga !
Hoà ca vang giọng hát ngân xa !
...
Phải chăng dòng sông Lô vạm vỡ chở nặng phù sa đã nuôi dưỡng tâm hồn và tình yêu nơi Thầy,một nhạc sĩ tài hoa.Khu vườn của Thầy đầy cỏ cây hoa lá,trái ngọt,hương thơm...cho thấý Thầy,một tình yêu thiên nhiên.
XóaKhi được hỏi:Ngoài Trường Ca Bến Tre,thầy có thêm nhạc phẩm nào không?Thầy vui vẻ hát một ca khúc thầy sáng tác về quê hương nơi thầy sinh ra
Thật kinh ngạc!Chúng tôi như thấy một Văn Cao đâu đây...
Hai Sắc Hoa Tigôn
Trả lờiXóaTác giả: TTKh
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ đến với yêu đương.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: "Hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi".
Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy".
Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời gian khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường.
Từ đấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người.
Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai.
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi.
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
"Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Trả lờiXóaThở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng:"Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!"
Huyền thoại TTKh&Hai sắc hoa Tigôn đến nay vẫn tươi nguyên màu bí ẩn.
Bài thơ có số phận kì lạ và bí ẩn như chính tác giả của nó.TTKH là ai?Liệu có phải TTKH&mối tình Thâm Tâm?TTKH,"nàng hay "chàng"?...
Người ta chỉ biết mối tình ấy dưới giàn hoa Tigôn,loài hoa mang tên Antigone là loại hoa của người Pháp đem qua hồi đầu thế kỉ 20.Hoa nở vào đầu mùa hè thành những chùm rất dễ thương,nụ hoa giống hình trái tim nho nhỏ...
Trong cuộc đời,mỗi ngày qua,lại có biết bao mối tình tan vỡ.Tình trong thơ gần gũi với cái tình chung của biết bao người.Hồi còn đi học,có mấy ai không chép chuyền tay cho nhau những bài thơ hay trong đó Hai sắc hoa Tigôn hoặc... thuộc nằm lòng.
Trở lại với thời gian,50 năm không còn đủ ngắn,nếu không muốn nói là quá dài.Phải chăng Cô còn nhớ ngày 21 có một chuyến đi,hay bất giác trong cô,loài Tigôn khoe sắc,nhẹ nhàng ẩn chứa...
"Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi..."
Thanh Hà, Văn Minh, Xuân, Thọ, Tú (mỡ), Tiến Hùng... xuất sắc
Trả lờiXóa