Mình là người có” tâm hồn ăn nhậu” nhưng tháng tư vừa qua lại trượt cả hai, Khi Hoàng Nguyên gọi điện nói “ Tao sắp lên vai Bố vợ” và Tién Hùng thông báo “Đã kén được chàng rể thứ hai” thì cũng là lúc tôi nhận vé đi nghỉ.
Sau Tết Quý Tỵ 2013,
chị gái tôi, Bác sỹ Việt Anh- đang sống ở Angola mời tôi cùng gia đình chị đi
nghỉ ở Hawaii, Tôi đã nhận lời và chuẩn bị chu đáo. Nói về Hawaii, nhiều người
biết nhưng chắc cũng ít người đã đến; trên các phương tiện thông tin đại chúng
thì đây là “Thiên đường Tiên cảnh”- cả Thiên đường và Tiên cảnh thì cũng chỉ
nghe nói và tự hình dung thôi chứ đã ai được biết, nhưng chắc là nhiều cái đẹp
lắm; Tôi cũng đã được biết Hawaii là một Bang của Hoa Kỳ nằm giữa Thái Bình Dương.
Nhờ “Giáo sư Google” tôi bắt đầu xem trước “bài” để mai “lên lớp” đỡ ngỡ ngàng-
đẹp thật, thú vị thật Hawaii gồm 8 hòn đảo chính, thủ phủ là Honolulu, trên đảo
O’AHU nơi mà tôi sẽ nghỉ 5 ngày ở đó. Với lịch trình bận rộn, tôi biết rằng như
vậy chưa đủ để thưởng thức trọn vẹn, hơn nữa kinh phí cũng giới hạn đam mê. Sau
17 giờ bay, đến 8h00 sáng đáp xuống sân bay HNL, mặc dù đã được thông báo tuyệt
đối không được mang hoa quả và thực phẩm tươi vào Hawaii, an ninh sân bay cũng đã
kiểm tra nhưng trong đoàn chúng tôi vẫn mang được hai túi hoa quả ra ngoài- cả đoàn
nhìn nhau tủm tỉm- ừ an ninh Mỹ cũng thường thôi; trong lúc chờ xe taxi, mỗi
người theo đuổi một dòng suy nghĩ, còn tôi nhìn theo một cô gái mặc đồng phục,
bắt mắt từ xa đang tiến về phía mình dắt theo một chú chó con đáng yêu, bỏ qua
nhiều người đến chỗ tôi đứng thì con chó không đi nữa, nó ngồi bệt xuống bên cạnh
túi hành lý của tôi; tôi chào cô gái, cô gái cũng chào lại nhưng hỏi luôn,
“trong túi có gì, cho tôi kiểm tra” chợt nhớ ra, tôi trả lời chỉ có đồ ăn thôi;
cùng lúc đó cô gái xinh đẹp kia cũng đã lôi ra túi hoa quả từ trong túi, xả ra
một tràng tiếng gì đó(chắc tiếng Mỹ), lúc này thì chút vốn tiếng Anh của tôi không
còn phân biệt được nữa, ù tai và luống cuống; Sau khi cô cho con chó hai cái kẹo
Cô gái, con chó và túi hoa quả đã khuất trong đám đông, mọi người lại nhìn
nhau- “đúng là An ninh Mỹ”. Về khách sạn làm thủ tục nhận phòng xong cũng đã trưa,
theo kế hoạch tôi định sẽ thiết kế thuê xe một vòng quanh thành phố nhưng trong
đầu cứ ám ảnh đến túi hoa quả nên lại thôi. Bốn giờ chiều theo lịch đã đặt trước,
xe của công ty du lịch đến đón và đưa chúng tôi ra cảng, lên tầu thuỷ lượn một
vòng, ngắm nhì mặt trời lặn và đảo O’ahu, ăn tối trên tầu và thưởng thức những điệu
múa của Thổ dân suốt hai giờ đồng hồ; Sáng hôm sau lại dậy sớm, theo lịch đã đặt
trước Công ty du lịch đón chúng tôi đi thăm PEARL HABOR- tiếng Việt là Trân Châu
Cảng, ở đây năm 1941 diễn ra trận chiến lịch sử giữa Nhật và Mỹ- Phía Mỹ thiệt
hại nặng nề nhưng họ vẫn lập một quần thể bảo tàng nơi đây, nhớ về tổn thất, tưởng
nhớ những chiến binh, họ có ghi lại cửa vào một phòng trưng bày: “Chúng tôi hiểu,
nhớ và tự hào về các anh”, người ta cũng neo lại đây con tầu đã đến uy hiếp chính
phủ Nhật Bản năm 1945 sau sự kiện Hiroshima và Nagashaky buộc Nhật ký hiệp ước
đầu hàng vô điều kiện. Ba ngày còn lại, mọi người mệt mỏi, muốn nghỉ và mua đi
mua sắm, còn tôi và con gái chọn chương trình khác, sáng dậy từ sớm, đón xe buýt
6h00 đi thăm Deamond Head đây là công viên Quốc gia lập trên miệng một núi lửa đã
ngừng hoạt động từ lâu, cùng với Pearl Habor là một trong những điểm không thể
không thăm trên đảo, đọc trên Net thấy họ giải thích thế kỷ trước hải quân đã tìm
thây viên kim cương lớn chưa từng thất nơi đây (với lý do đó nên hai bố con leo
núi ngắm cảnh thì ít mà nhìn xuống chân thì nhiều- biết đâu đáy…) Nói về xe buýt,
thật tuyệt, ngang dọc, chằng chịt, đến rất đúng giờ, không có người vẫn chạy,
giá lên xe là 2,5 USD đi quanh đảo cũng vậy so với taxi là 5USD/ 1Km, đường thì
không có ổ gà, xe thì sạch sẽ, tốc độ cao nhưng không có khách, chắc họ cũng được
Chính phủ trợ giá, so sánh với xe buýt nhà mình lúc nào cũng đông khách, điều
kiện thì kém, đầu tư ít nhưng sao vẫn không có lãi??? Ngày cuối cùng tôi lại Buýt
đi quanh đảo, chắc cũng rộng chừng bằng Hà Nội bây giờ, 2/3 đảo là rừng núi nhưng
quy hoạch quy củ, gọn lắm, cư dân ở đây cũng rất nhiều người gốc Việt..
Cuối ngày tôi dành 2 tiếng mua sắm chút quà
nhưng ít thôi, đến nay cũng không còn quà nữa…. trong đầu chỉ còn lại là Hawaii
với chút nuối tiếc, giá mà thêm được một tháng với vài chục nghìn USD cùng với
10c Family gặp nhau ở đây thì hay biết mấy.
DEAMOND HEAD nhìn từ tầu biển
Nhà tưởng niệm USS Arizona Memorial đặt trên tầu chiến bị chìm từ 1941
Quận Waikiki và Deamond Head
Bờ biển phía đông nơi dân lướt ván thường ghé
Từ Battleship Missouri nhìn vào
đảo, thế thôi nhưng thua “Tầu không số”
Mot chuyen di ly thu :-)) Hinh nhu chua ai o lop minh toi noi nay HAWAI/USA
Trả lờiXóaXin chuc mung "nguoi dau tien" cua 10C FAMILY da dat chan den vung dat day nang nang & gio ...co ca "cai do"
Bài viết thật hay thật dí dỏm.Thạch ơi,tớ ko thể nhịn cười được khi xem cái ảnh cậu ngắm người ta hôn nhau giữa đường.Đặt tên cho nó là...CÁI GÌ ĐÂY...nhé.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaTôi cũng đã nhờ chủ but đặt lời chú nhưng chắc chưa có nên ghép nhầm ảnh? 50 rồi nếu đặt lời là cái gì đây thì cũng chưa ổn, nhờ mọi ngừoi đặt lời giúp nhé/ đừng có thô lỗ quá là được
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaHom vua roi nha to vao sai gon choi...luc lam thu tuc ktra an ninh co 2 dua tre ngoai quoc cu om ap,hon hit nhau ngay truoc mat minh ...cach mat minh khoang 20 cm...but rut wa :-))
Trả lờiXóaXem mãi Thu Hà Nội, xóa ảnh TT Hà Nội đi nhé :-(
XóaHãy đặt là : "Người với Người sống để Yêu nhau" Được không tác giả
Trả lờiXóaTôi thấy lời tựa như thế thì "đỏ" quá có thể chuyển thành đề tài quan niệm Đông-Tây được không chẳng hạn: người phương đông thì họ HUN nhau giữa phố còn người phương đông thì cho như thế là không tôn trọng người khác....
Xóahay là: "ai lịch sự hơn ai" nhé
Đặt ai lịch sụ hơn ai được đấy tác giả ạ
XóaTHẠCH À.Cậu ngắm rất kỹ,vậy thực ra nó là cái gì vậy ? ko phải là chuyện ...HUN...mà là cái mô hình ấy sao nó lại được đặt ở đó.
XóaHồng Anh hỏi tôi sẽ trả lời sau nhé, chắc kiểm tra bạn thôi chứ đó chẳng là HUN thì là gì? cứ đơn giản thế đã
Xóa