13 tháng 9, 2013

…VỀ VỚI TUỔI THƠ




(Dù không sinh ra ở làng Tiên nhưng nơi đây đã cho tôi một tuổi thơ ngọt ngào).



Năm 1966 do nhu cầu của chiến trường, phân xưởng quang học A5 của nhà máy Z1 Yên bái được chuyển về Hà nội và nâng cấp thành nhà máy quang học Z123. Thời gian này, Mỹ tăng cường ném bom miền Bắc nên nhà máy Z123 đang hình thành được sơ tán về các xã Xuân Giang, Ngọc Hà, Việt long của Huyện Đa Phúc, cách Hà nội khoảng 35 km đường chim bay.
Cũng chính thời gian này, tôi được chọn đi học ở nước ngoài theo chính sách quan tâm hậu phương của Đảng và nhà nước dành cho con em cán bộ đi B. Mẹ để tôi ở lại Hà nội với người Bác, còn mẹ và 2 em gái tôi theo nhà máy sơ tán lên Đa Phúc. Vì nhớ mẹ nên tôi lại trốn Bác đi tìm mẹ. Tôi chỉ nghe lóang thóang đường lên Vĩnh Phú đi qua Phà chèm, vậy là với chiêc mũ rơm trên vai và 1 hào mẹ cho tiền ăn sáng mà tôi nhịn ăn và để dành mua sách, tôi lên đường tìm mẹ, vừa đi vừa hỏi đường. Quãng đường đi bộ từ Hồ hòan kiếm tới Phà Chèm với 1 đứa bé 5-6 tuổi thật xa, tôi đi từ sáng sớm tới chiều, trên đầu nắng chang chang và tiếng máy bay Mỹ gầm rú. Giữa trưa khát nước và đói bụng tôi ghé 1 quán nuớc ven đường đứng tần ngần nhìn mấy củ khoai lang luộc, vì có ít tiền nên chỉ dành tiền mua nuớc và không được mua khoai. Bà chủ quán tốt bụng nhìn tôi thương tình không lấy tiền và chỉ đường cho tôi đi tiếp. Đứng trước Phà chèm đỏ ngầu cuồn cuộn, 1 chút do dự rồi tôi bước lên phà qua sông. Nếu đọan đường bên kia bờ sông là đọan đường nghĩ tới mẹ thì khi đứng bên này bờ sông tôi thực sự hỏang sợ, ngước nhìn bầu trời rộng lớn muốn hỏi mẹ mà không ai biết. Tôi đã òa khóc….rồi bị lạc, phải xin ăn và phải ngủ dưới gốc cây cổ thụ. Trong cái rét co ro tê tái của mùa đông miền bắc tôi ước sao được về với mẹ và chập chờn mơ về mẹ. Khi tìm được mẹ tôi đã kể cho mẹ nghe nỗi sợ hãi về những giấc ngủ không có mẹ, bên gốc cây già trong cái đói, cái lạnh. Mẹ ôm tôi rất chặt nước mắt mẹ rơi ướt đầm vai tôi. Thế rồi mẹ tôi không cho tôi đi học nước ngoài vì thấy tôi còn nhỏ và từ đó tuổi thơ của tôi được ở bên mẹ.
Những người dân của 3 xã Xuân Giang, Ngọc Hà, Việt Long thật tốt bụng. Không chỉ cho bộ đội đất làm nhà máy mà còn nhường nhà, nhường dường cho bộ đội, công nhân ở. Lúc đầu mẹ tôi được Bác Hiển Xã Xuân Giang cho ở nhờ. Nhà bác có 2 gian rất nghèo, có 2 cái dường, một cái mẹ con Bác ngủ còn 1 cái 4 mẹ con tôi ngủ. Tôi học lớp 1 tại 1 ngôi nhà lá 2 gian nửa nổi nửa chìm, liên thông với hầm trú ẩn chữ A, không vách, một bảng đen và mấy chiếc bàn, ghế đơn sơ. Những tiếng ê a vang lên trong lòng đất, những bài thuộc lòng mà đến tận giờ tôi chẳng thể nào quên:
“Quê em đồng lúa nương dâu,
Bên dòng song mhỏ nhịp cầu bắc ngang
Dừa xanh tỏa mát đường làng,
Ngân nga giọng hát rn ràng tiếng thoi”.
Bài thơ làm tôi nhớ tới Thầy Chính, thầy chủ nhiệm lớp đã yêu cầu tôi ngâm mà tôi chả biết ngâm thế nào. Thầy Chính đến với lớp tôi cũng là năm đầu làm thầy giáo. Tính tinh nghịch của trẻ con vẫn còn. Một lần đi học về thấy con chim chào mào đậu trên ngọn tre thầy nói Minh bắn đi. Tôi lôi nỏ cao su ra thì dây chun bị đứt. Đang loay hoay buộc lại chun thì Thầy nhìn quanh không có ai, thầy lôi trong túi quần 1 cái nỏ cao su rất đẹp và chọn 1 viên đá cũng trong túi quần bắn con chim. Chú chim chào mào bay vụt đi, tôi xuýt xoa. Bắn xong thầy cất nhanh cái nỏ vào túi rồi dặn: Đừng nói với ai thầy có nỏ nhé. Từ đó cứ mỗi lần tan học tôi lại rảo bộ cùng thầy về trên con đường làng rợp bóng tre bên con mương nhỏ mặt ngước lên các ngọn cây. Có 1 lần mưa to không qua mương được, thầy xắn quần cõng tôi qua suối. Sau này khi tôi đã là giáo viên của trường Quân đội, khi đọc truyện Người thầy đầu tiên của Aitmatov đến đoạn Thầy Đuysen cõng học sinh qua con suối giá lạnh của mùa đông nước Nga tôi lại nhớ tới thầy Chính. Thầy yêu cầu tôi là người đầu tiên viết chữ nhỏ, 1 dòng kẻ khi cả lớp đang viết chữ to với chiều cao 2 dòng kẻ.
Thời gian quấn quit bên thầy cũng trôi nhanh, buổi học cuối cùng, thầy vào lớp nhìn học sinh và nói: Hôm nay là buổi học cuối, Thầy đọc cho các em bài thơ cuối cùng của lớp 1. Giọng Thầy chậm rãi ấm áp, rồi Thầy nói tôi đứng dậy đọc. Với những tình cảm yêu thương ấy cho đến giờ tôi vẫn nhớ bài thơ:
LỚP MỘT ƠI LỚP MỘT
Lớp một ơi lớp một
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước

Chào bảng đen cửa sổ
Chào chỗ ngồi thân yêu
Tất cả chào ở lại
Đón các bạn nhỏ lên

Như đàn chim vỗ cánh
Tung bay trên đường dài
Các bạn thân yêu nhất
Tất cả lên lớp 2

Chào cô giáo kính mến
Cô sẽ xa chúng em
Làm theo lời cô dạy
Cô mãi luôn ở bên

Lớp một ơi lớp một
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước
Năm học sau gia đình tôi sơ tán về làng Tiên tảo Xã Việt long. Tôi xa Thầy Chính và chỉ gặp lại thầy 1 lần duy nhất trong cuộc thi học sinh giỏi lớp 3 rồi sau đó bặt tin thầy cho tới giờ. Mẹ tôi lại được các gia đình ở làng Tiên cho ở nhờ. Ngày ngày cha mẹ vào xưởng sản xuất đạn cối, ống nhòm cho chiến trường còn chúng tôi mũ rơm trên vai tới trường. Anh em tôi thay nhau cõng em, nấu cơm, rửa bát cho mẹ.
Trường cấp 1 Việt Long với 4 lớp học nằm bên bờ ao sát đường lên huyện và cạnh Đình làng Tiên. Khác với lớp học mái lá vách đất của lớp 1, chúng tôi được học trong lớp học lợp ngói. Ngôi trường cũng là nơi diễn ra các đám cưới của các cô chú ở nhà máy. Ngày ấy câu khẩu hiệu cho mọi đám cưới là: Vui duyên mới không quên nhiệm vụ và bài hát truyền thống mà cô Sinh đen hay hát cho các đám cưới là: Tôi có yêu 1 cô nàng ở trong đám này, nàng trông xinh lắm nước da lại ngăm ngăm đen…
Cô Lượng, cô Vĩnh đã dạy chúng tôi 5 điều Bác Hồ dạy, dạy chúng tôi bài tập đọc ăn rau tốt hơn ăn thịt mà chẳng ai tin vì chúng tôi vẫn thấy ăn thịt thích hơn ăn rau. Tôi còn nhớ 1 hôm tôi ốm, cô Lượng và cô Vĩnh đã đến tận nhà thăm tôi. Tôi còn nhớ lũ học trò 6-7 tuổi chúng tôi đã đi bộ hơn chục cây số, đi từ sáng sớm tới trưa, băng qua nhiều cánh đồng, ngôi làng để đến thăm nhà Cô Lượng vào ngày tết. Cô Lượng ngỡ ngàng nhìn chúng tôi không hiểu bằng cách nào lũ nhỏ lại tìm đến được nhà cô. Tôi còn nhớ nghỉ hè Cô Vĩnh đưa tôi về nhà ở xã Lai cách đào khoai, mót lạc. Nhà cô nghèo nhưng cô cũng ra chợ mua chút cá về cho cậu học trò ăn.
Tôi đọc cuốn sách đầu tiên là cuốn: Cuộc phiêu liêu của Mít đặc đến xứ sở mặt trời. Cuốn sách nhỏ cũ kỹ rách tới trang 5 và ở trang 5 sau nhân vật Mít đặc, Biết tuốt là nhân vật ruồi con. Cuốn sách hay đến nỗi mà tôi quên cả nấu cơm bị mẹ mắng và tôi tìm đọc lại khi đã quá tuổi 50. Tiếp đến tôi lân la gặp các cô chú có sách hay để mượn đọc. Những câu chuyện: Robinsơn Cruxo, Người cá... đưa tôi vào một không gian mới. Không đủ chuyện, tôi đọc cả ruồi trâu, viết dưới giá treo cổ...có gì đọc nấy..., mẹ cho được hào nào là để dành lên huyện mua sách. Ít tiền thì mua, Chú đất nung, Anh lính chì, nhiều tiền hơn thì mua Kho tàng cổ tích Viet nam…Ngoài sách, Đài là nguồn thông tin thứ hai quan trọng. Đêm đêm tôi học bài tới chương trình văn nghệ đêm khuya để nghe những tác phẩm Vùng trời, Anh Hùng Kanlich rôi nghe những chương trình văn nghệ sáng chủ nhật. Có những bài hát về chuồn chuồn ớt, chuồn chuồn kim, về chú chích bong nghe nhiều thành thuộc. Ngày mỗi ngày lượng kiến thức ít ỏi ấy tích tụ dần và đến khi trưởng thành nhìn lại thấy cũng được chút vốn kha khá.
Những người bạn tuổi thơ đầu tiên là Kế, cậu bạn hơn tôi 2 tuổi học cùng lớp 2, đẽo quay rất giỏi. Mỗi lần cu cậu đẽo được con quay tốt lại sang gạ tôi đổi lương khô. Chơi thân nhau nhưng có lần tôi ném cái đèn vào chân, cu cậu chảy máu khóc hu hu, sau này mỗi lần về thăm là Kế lại vạch chân chỉ vết sẹo khoe tình bạn đã khắc vào da thịt. Kế có cậu em tên Thế cùng lứa tuổi, cùng chơi thân với tôi. Có 1 lần Thế cõng em sang chơi, thấy tôi đang cúi xuống nhóm lò than Thế thò tay bốc ruốc thịt trên chạn ăn. Tôi quay lại hỏi: Mày ăn vụng hả? Thế tỉnh bơ: Không tao có ăn đâu nhưng trên mép còn vương vài si ruốc. Biết hỏi nó không khai, tôi cúi xuống tiếp tục thổi lửa và nói bâng quơ: Chuột nhiều quá, mẹ tao bỏ thuốc chuột vào bát ruốc thịt, khối con chết lăn quay. Vừa dứt lời Thế òa khóc: Để tao về nói với bố tao rồi lật đật mếu máo quay lui. Thấy thương thằng bạn tôi nói: Tao đùa đấy, mày ăn nữa đi. Cu cậu thút thít nhìn tôi lắc đầu. Tôi thò tay bốc ruốc ăn rồi nói: tại mày ăn vụng nên tao dọa đấy, ăn đi, ruốc thịt Trung quốc ngon lắm. Thế nấc 1 hồi mới thò tay bốc ruốc ăn. Hôm ấy mẹ tôi về hỏi sao ruốc hết nhanh thế nhỉ? Tôi im lặng vừa ăn vừa cười thầm thằng Thế.
Có lần nghịch dại mẹ tôi đánh vậy là tôi nhịn cơm bỏ nhà sang nhà Thằng Vinh. Đến bữa cơm nhà Vinh mời ăn cơm tôi lắc đầu: Cháu ăn rồi. Nửa đêm đói bụng tôi cấu thằng Vinh thức dây: Tao đói quá. Vinh lồm cồm bò dậy nói: sao lúc chiều bảo mày ăn mày lại không ăn, thôi xuống bếp có ngô bung. Tôi và Vinh bò như biệt kích từ nhà trên xuống bếp, Vinh mở nồi ngô bung lưỡng lự. Nồi ngô này phải rửa sạch vôi mới ăn được. Tôi nói cần gì rửa vậy là tôi làm 2 bát ngô với nước vôi mà thấy ngon. Có lẽ vì vậy mà sau này tôi bị đau dạ dày. Một hôm đi học về nghe Vinh bị ngã xuống sừng trâu và trâu xóc lòi ruột, thương thằng bạn chạy sang thì Vinh đã cấp cứu trên viện huyện.
Do tôi nghịch quá nên nhà tôi phải chuyển nhà nhiều lần. Lần ấy nhà tôi ở nhờ nhà ông Khẫu. Mắt ông bị lòa chỉ nhìn xa khoảng nửa mét. Ngày tết ông mang ống tiền ra đếm, mắt ông ghé sát từng đồng tiền. Thằng Hậu con ông xin mấy đồng đánh đáo ông không cho vậy là nó gọi tôi lại mỗi đứa ngồi 1 bên. Nó thò tay định cầm 1 đồng xu, ông Khẫu nghiêng nghiêng mặt lắng nghe, đập 1 cái bốp vào tay thằng Hậu rồi ông lại nghiêng nghiêng rình như cóc rình mồi. Thằng Hậu nháy mắt ý nói tôi động đậy bên kia đánh lạc hướng. Ông Khẫu quay sang hướng tôi, thằng Hậu nhẹ nhàng thò tay định lấy đồng xu. Bốp, 1 cái đập tay rất mạnh thằng Hậu la oai oái. Lạ nhỉ ông bị lòa mà sao tinh vậy? Biết là chả lấy của ông được xu nào thằng Hậu rủ tôi chạy ra sân chơi quay.
Ở đầu làng là nhà Thằng Đức con ông Quýnh, nhà ông Quýnh nghèo nhất làng, nhà tranh vách đất, trong nhà chỉ có 2 cái chõng, mấy cái dây thừng treo quần áo và cái chum sứt. Thằng Đức suốt ngày cởi trần chỉ 1 chiếc quần đùi rách, cõng em đến vẹo lưng. Chỉ khi nó đi học lớp 1 thì mới thấy nó khoác 1 cái áo mà số mảnh vá và số màu nhiều không đếm được, chao ôi là rách. Tôi chẳng biết chị dậu nghèo đến đâu nhưng nghèo như nhà ông Quýnh thì tôi chưa thấy. chẳng có chú công nhân nào dám ở nhờ trong cái nhà chẳng ra nhà ấy. Vậy mà ông vẫn cho bộ đội đất để làm nhà máy và điều mà tôi trân trọng là sau này gặp lại đ/c Bí thư rồi chủ tịch xã là đ/c Đức Quýnh.
Năm lớp 3 Thầy tư chủ nhiệm lớp tôi. Chính Cô Lượng, Thầy Tư đã khơi dậy trong tôi những tiềm năng và niềm đam mê học. Thầy có chiếc xe đạp nam, thầy hay chở tôi đi thi học sinh giỏi và chở tôi về nhà Thầy những ngày tết. Tôi yêu quí thầy như thầy Chính.
Cái Quản, con bác Doanh ở đầu ngõ học cùng lớp với tôi. Một lần thầy Tư cho bài tập làm văn tả người bạn thân nhất, rồi thầy cho từng đứa đọc bài văn của mình. Cái Quản đứng lên ê, a: “Em có người bạn thân nhất trong lớp là Lê Tự Minh…” thế là cả lớp ồ lên cười. Tôi xấu hổ chồm lên bàn trước định bợp tai cái Quảng thì Thầy Tư cười và nói: Em ngồi xuống, bạn thân là tốt sao lại đánh bạn. Một lần khác làm thủ công tự do. Quản thêu cái khăn có chữ Minh Quản và chữ Minh màu xanh, chữ Quản màu đỏ, tụi bạn lại trêu ầm lên và từ đó khắp làng gọi tôi là: Minh xanh quản đỏ, tôi ghét cái Quản và hễ thấy nó là muốn bợp tai. 27 năm sau gặp lại, cô bạn giải thích: mình là Nguyễn Thị Minh Quản nên mình thêu Minh Quản chứ có liên quan gì tới cậu đâu. Tôi và bọn thằng Kế lúc đó mới vỡ lẽ ngượng ngùng nhìn nhau. Nhìn mái tóc nửa bạc của Quản mà ân hận về 1 thời cư xử trẻ con với bạn.
Năm lớp 4, chúng tôi phải xuống tận làng Rồng xa 3 km đi học. Con đường tới trường theo con đê, qua 1 điếm canh, 1 ngôi chùa. Bọn trẻ con chúng tôi đã tìm đường tắt vào mùa hè. Đường tắt băng qua cánh đồng lúa và 1 con mương nhỏ. Lũ con trai thường tụt quần dơ ngang đầu lội qua, lũ con gái nấp sau lùm cây chờ tụi con trai qua cũng tụt quần dơ lên đầu qua mương như lũ con trai bởi chẳng ai để ướt quần mà đi học. Con mương không sâu, không rộng nhưng sợ nhất là đỉa. Nhiều lần chúng tôi nhảy dựng bởi sắp lên bờ thấy 1 vệt đen ngòm vắt bên mông. Có thằng bị trêu là 2 chim vì đỉa bám vào chim, dứt mãi mới ra. Sau này các bác nông dân bày cho 1 cách nhổ nước miếng vào tay rồi đổ nước miếng vào vòi đỉa là đỉa tự nhả ra.
Cầm đầu các trò nghịch ngợm là Thằng sáu, con ông Mông. Sáu lớn hơn chúng tôi vài tuổi, to khỏe hơn. Ngày nào đi học nó cũng đứng chờ tôi ở cửa sổ. Sáu có tài đẽo quay, làm diều, làm sáo diều. Những con diều của Sáu bay cao và tiếng sáo vi vu thật là thích. Bắt chước Sáu, tôi cũng tập làm diều nhưng diều của tôi bé bằng bàn tay. Dây diều của Sáu bằng thép, tôi lấy cuộn chỉ Trung quốc của mẹ làm dây. Chỉ phơi nắng, mưa có vài lần mà sau đó mẹ vá áo hôm trước hôm sau chỉ bị đứt và tôi bị mẹ mắng. Có lần tôi và Sáu chui vào phân xưởng A1, trộm sắt làm pháo. Bác Tôn - Ba của Đồng Sỹ Minh (lúc đó ĐSM còn ở Hải Phòng), trễ cặp kính xuống sống mũi nhìn tôi và Sáu. Bác chẳng nói mà 2 thằng lại bò lùi ra ngoài. Có lần thấy sáu đeo chiếc la bàn trên tay giống đồng hồ, tôi hỏi: mày lấy ở đâu. Sáu tủm tỉm chỉ vào kho bên cạnh trường. Giờ giảỉ lao tôi chui vào tìm không được “đồng hồ la bàn” nên tôi lấy cái la bàn to. Về nhà dấu dấu diếm diếm bị mẹ phát hiện và roi lại vào đít. Không hiểu sao, cái kho quan trọng là vậy mà không có bảo vệ, tụi trẻ con chỉ vén vách cót chui vào lấy la bàn, lăng kính ...để nghịch. Rồi một hôm bác Thiều quản đốc phân xưởng A5 đưa về 1 con dê. Lũ trẻ con trong làng nghe thành Bác Thiều mang chó Béc dê về nên sợ tái mặt. Thằng Sáu nhanh chân ném hết đồ ăn cắp xuống ao rồi đi học tỉnh bơ. Đến khi biết là dê chứ không phải chó Béc dê thằng Sáu nhảy xuống ao cong đít ngụp lặn mò mấy thứ đã vứt hôm trước.
Tuổi thơ của tôi ngọt ngào với những buổi ngửa cổ lên cây thổi ống thủy tinh bắn chim sâu cùng thằng Kế, Cây bưởi nhà ông Khẫu khục, cứ đến mùa là hoa nở dày đặc trắng cây. Thằng Kế và tôi cầm ống thủy tinh với cục đất sét, miệng toe toét đất, ngửa cổ nhìn theo những chú chim sâu quanh chùm hoa bưởi, chân lò dò bước. Thằng kế phùng má thổi viên đất ra khỏi nòng thủy tinh. Con chim sâu rơi xuống đất, nó reo hò vang xóm rồi ôm con chim chạy về. Nó là đứa bắn được chim sâu bằng ống thủy tinh đầu tiên của xóm. Những vòng bi vòng đáo là một trò chơi thú vị. Mỗi lần lên huyện là tôi lại ra đường tàu nhặt đầy 2 túi đá, về lấy dao cùn đẽo gọt. Khi viên đá đã khá tròn thì tôi lấy 2 vỏ ốc nhồi đục thủng lỗ nhỏ, cho hòn đá vào xoay. Khi hòn đá khá tròn tôi bỏ nó vào giữa hai miệng lọ penicillin. Quay vài tiếng sẽ có 1 hòn bi đá tròn xoe như ý.
Đêm trung thu lũ trẻ con nhà máy tập trung vào khu nhà ăn của nhà máy. Tuy kẹo bánh nhiều hơn nhưng dự trung thu với làng vẫn vui hơn dù quà cho các cháu chỉ là múi bưởi hái vườn nhà. Mọi người xếp hàng nhận bưởi xong thì đi ra còn thằng Sáu, thằng Kế nhận xong bưởi, đút túi quần lại vòng lại xếp hàng lần 2, lần 3. Nếu bị các cô phát hiện chúng nó lại quay xuống xếp hàng lần nữa. Dúi cho tôi mấy múi bưởi, thằng Kế kéo tôi vào trò chơi và tôi cũng không quên đưa cho nó mấy cái kẹo. Ngậm kẹo trong miệng nó xuýt xoa: Suya quá (tuyệt quá). Tiếng trống ếch rộn vang trên sân đình, ánh trăng chiếu sáng từng góc sân, còn gì vui hơn. Cái sân đình thật là gần gũi với chúng tôi, muốn chơi gì cũng ra đó. Tôi rất nhớ một ngày chuẩn bị tựu trường, chúng tôi đang chơi đà giữa sân đình thì nghe tin Bác mất. Tất cả trẻ con, kể cả những đứa nghịch nhất cũng lặng im thương xót. Những điệu nhạc buồn  mà tới nay tôi không thể quên. Giong Bác Lê Duẩn đọc điếu văn trầm lắng đau thương. 
Tôi thuộc lòng từng ngóc ngách của làng Tiên. Nhà ông Kính, giữa làng có 1 cây ổi trước nhà, những lần đi qua tôi lại hái ổi, lúc đầu thì quả ương sau thì xanh cũng hái nên chả bao giờ tôi thấy có ổi chin trên cây ổi ấy. Ngày ông Kính chết tôi sợ ma gần nửa năm cứ đòi nằm giữ mẹ và em. Đi ra giếng rửa bát hát thật to. Mấy cô chú nhà máy đến chơi hỏi: Cháu Minh hay hát nhỉ. Mẹ tôi trả lời: Nó sợ ma đấy. Cuối ngõ là nhà chú Chính. Nhà có 2 gian, 2 dường. Chú Chính cho 1 đôi vợ chồng trẻ của nhà máy mới cưới ở nhờ. Buổi trưa 2 vợ chồng trẻ “tranh thủ”. Sau vài lần bọn trẻ con biết tin kéo đến rình xem, vì lũ trẻ tranh nhau xem nên chuyện bị lộ và tôi cũng bị 1 trận đòn. Mỗi lần gặp cô con gái đầu của đôi vợ chồng trẻ năm ấy tôi lại cười thầm và trách mình dại dột…
Sau giờ tan học tôi thích cầm nỏ cao su dạo quanh làng bắn chim. Một hôm tôi đang ngẩng cổ dõi theo chú chim Bạc má mà tôi vừa bắn trượt thì bên kia bờ tường đất nhô lên đầu ông Việt câm. Ông ơ, ơ chỉ tôi, chỉ lên trời rồi chỉ vào đầu ông. Lạ nhỉ mọi ngày ông quí mình lắm sao hôm nay mắt ông đầy giận dữ.  Thấy tôi dứng im nhìn, ông lại ơ, ơ chỉ tôi, chỉ lên trời rồi chỉ vào đầu ông. Ông Việt Nghiêng đầu, tôi chỉ thấy đầu ông hơi sưng 1 chút chẳng ra máu có gì ghê gớm đâu. Chết, bắn thế quái nào mà hòn đá lại rơi vào đầu ông được nhỉ? Có lẽ trúng cành cây, đá văng xuống. Thấy ông giận dữ tôi xin lỗi rồi lùi xa, nhưng chú Bạc má vẫn lách chách trên cây, tôi dương nỏ làm phát nữa. Lần này ông Việt nhô lên với 1 cây cào mắt rực lửa đỏ ngàu... Tôi cong đít chạy mất và từ đó hễ thấy tôi ông lại ơ, ơ, chỉ vào tôi, chỉ lên trời rồi chỉ vào đầu ông, và tôi lại rẽ sang đường khác.
Những năm cấp 1 cũng dần qua. Ngày thi tốt nghiệp Thầy Tư đưa tôi ra hố giải nói cách giải bài toán trước giờ thi. Vì đứng cạnh thầy đi giải tôi ngượng nên không nghe được lời dặn của thầy và tôi không làm được bài toán đó. Thầy tư xuýt xoa giận tôi và đi vòng quanh bàn thi. Tôi đỗ tốt nghiệp và vào cấp 2 và từ đó không được gặp người thầy mà tôi rất kính yêu. Có một lần, khi tôi đã lớn nghe chương trình văn nghệ chủ nhật trên đài, một người lính xe tăng tên Trịnh Bá Tư là thầy giáo ra chiến trường anh dũng hy sinh tôi đứng lặng người đau xót. Ngày gặp lại Thầy tôi mừng hết biết và hiểu câu chuyện trên đài năm xưa chỉ là chương trình văn nghệ.
Chúng tôi vào cấp 2, đường tới trường dọc theo bóng mát của rặng phi lao và hương thơm của những cánh đồng lúa. Chiếc loa phóng thanh đầu làng du dương lời hát: Hàng cây năm xứa chúng em trồng, nhiều năm qua vươn thẳng tắp…mỗi lần chúng tôi tới trường. Lũ bạn tôi có những cái tên thật ngô nghĩnh: Xì, mò, Nghểng, Chiêng... cùng tới trường.
Vào cấp 2 , tôi vẫn nghịch và nhà tôi lại di chuyển. Chú Đoàn cho mẹ tôi 1 khu đất làm nhà. Nhà tôi ở 2 gian còn nhà cô Sàng ở 1 gian, bên bờ cái ao làng. Từ nơi đây các khả năng câu cá của tôi phát triển nhanh. Chú Thanh đã dạy cho tôi cách câu các loại cá: Cá trê, lươn câu mồi giun thối. Cá chép, cá giếc câu mồi giun sống sát đáy ao, cá rô mồi cơm trộn thính thả lưng mặt nước, cá quả mồi nhái móc nhẹ vào phần da sau đít nhái và đế con nhái vừa chạm mặt nước để nó tự đạp nước gọi cá quả tới...Cứ sau giờ học, tôi ra ao kiếm vài con cá cho mẹ nấu canh. Rồi chú Thanh lại bày cho tôi cách làm bẫy chim chèo bẻo với mồi dế, cào cào... Sau khi buộc con dế trũi nằm ngửa trên cật tre, chân đạp vung vít trong không trung, tôi vít cành tre xuống, cài nhẹ cái lẫy và đặt vòng dây thòng lọng quanh cái hố gài lẫy. Tôi và cu Tám (nhỏ hơn tôi 5 tuổi) con chú Đoàn rút xuống hầm chờ mấy chú chim chèo bẻo lao xuống. Cu Tám nhấp nhổm thò đầu xem, tôi phải ấn cổ nó xuống. Chờ mãi không thấy gì, tôi vào nhà học bài. Đột nhiên cu Tám la lên: được rồi. Tôi sung sướng lao đến cái cần bật bật, chả thấy chim đâu mà 1 chú gà đang nhảy câng cẫng vì bị treo cổ, mắt trợn ngược. 2 anh em thả gà ra nhìn nhau cười. Sau 27 năm trở lại làng Tiên, nhìn thấy tôi, cu Tám kêu ầm lên: Ôi anh Minh, Ôi lèo ôi anh Minh bẫy chim, bẫy cả gà nhà em đây mà, rồi cu Tám chạy tới nắm chặt tay tôi lắc lắc như gặp lại chiến hữu oai hùng năm xưa.
Năm 1972, khi tôi đang học lớp 6 trường cấp 2 Xuân Giang, bỗng thấy các cô chú nhà máy đeo súng đi làm. Rồi mẹ tôi đào hầm dưới giường. Một hôm trời hơi lạnh, chúng tôi lên đê chơi. Bỗng mọi người hô lên: Nhìn kìa. Từ phía Hà nội những vầng lửa bừng sáng, rồi 2 vệt sáng vút lên, rồi những cặp vệt sáng vút lên, chìm trong mây rồi lại ló ra vút lên. Cái gì vậy nhỉ? Chẳng ai hiểu là gì. A tên lửa bỗng một người hô to và chúng tôi đứng trên đê hô to: tên lửa, tên lửa. Đột nhiên giữa bầu trời 1 vầng lửa bừng sáng. Khắp con đê chạy theo sông Cà lô những tiếng hô vang dậy. Cháy rồi, máy bay mỹ cháy rồi bà con ơi. Thế rồi vầng lửa thứ 2, vầng lửa thứ 3... bùng lên trên bầu trời, ngay trên đầu chúng tôi. Chúng tôi reo hò khản cổ. Oành, Oành... Đột nhiên những tiếng nổ chát chúa vang lên làm ù tai. Chẳng cần phải nhắc, cả trăm con người đang đứng trên đê nằm lăn ra đê, lăn xuống chân đê. Ngỡ tưởng mọi người biết sợ sau loạt bom nhưng chỉ 10 phút sau tất cả lại đứng lên hò reo: Cháy nữa rồi, ơ, ơ... Phía bên kia bờ sông có vài phát súng trường, súng lục, rồi tiếng hô đi bắt phi công bà con ơi. Mọi người rần rần xuống vệ đê. Tôi gọi theo: Chú Thám ơi chờ cháu đi bắt phi công với. Bỗng từ nơi xa giong mẹ tôi vang lên: Thám ơi đừng cho cháu đi theo, rồi mẹ tôi quát còn to hơn: Minh, về ngay. Tôi không theo chú Thám đi bắt phi công nhưng nán lại xem các cột lửa đang rơi từ trên trời xuống. Sáng hôm sau, chúng tôi đi học qua xác chiếc máy bay bên bờ đê. Chiều đi học về nhìn hố bom sâu hoắm ở giếng ông Sứ cách nhà tôi 10 m và nhìn quả bom nửa nổi, nửa chìm giữa sân nhà bà Thái cách nơi chúng tôi dứng trên đê hò reo hôm qua khoảng 50m. Thật là hú vía, nếu 1 trong 2 quả bom ấy nổ thì có lẽ tôi không có tên trong danh dách 10 C hôm nay. Quanh làng râm ran chuyện bắt phi công, chuyện bà nông dân ở làng Lai cách 3 ngày sau đi làm khoai, thấy đôi mắt trong luống khoai đã vứt liềm vừa chạy vừa hô và cuối cùng dân quân đã bắt được nhà phi hành gia tên tuổi của không lực Hoa kỳ. Những quả bom rơi vung vãi quanh làng và quanh nhà máy rất nhiều. Mãi về sau chúng tôi mới hiểu đó là trận đầu của chiến dịch 12 ngày đêm trên không và những chiếc máy bay rơi chính là B52.
Thế rồi nhà máy lại một lần nữa sơ tán lên Xuân Hòa, tôi xa rời mái trường cấp 2 Xuân giang, xa rời làng Tiên nghèo mà nghĩa tình, xa những thằng bạn nghịch ngợm và thân thiết của tuổi thơ. Dù có đi dâu và làm gì, dù Tiên Tảo vẫn là vùng quê nghèo thì trong tôi vẫn ấm áp 2 chữ Làng Tiên, nơi cho tôi một tuổi thơ ngọt ngào và nghĩa tình.

Năm 2008 tôi đã toại nguyện khi mời các thầy cô từ cấp 1 tới cấp 3 về Huế, Trong số các thầy cô có Thầy Tư, Cô Lượng, cô Vĩnh, Trong số các bạn có Sáu, Tám...Phúc, Thu, Hòa và Đinh Cao Long và sau đó Tháng 5/2013 tôi cùng Phúc, Thu, Long về làng Tiên thăm các thầy cô và lũ bạn thời ấu thơ của tôi mà giờ này họ đã trở thành bạn của Phúc, Long, Thu, Hòa...



49 nhận xét:

  1. Cảm ơn NXP đã gợi cho mình viết về tuổi thơ, Cảm ơn Long, Thu, Hòa đã về nơi tuổi tho trôi qua

    Trả lờiXóa
  2. Tác giả ko tính.Tớ lĩnh tem vàng.Tuổi thơ lang thang.Nhớ dai tài thật.

    Trả lờiXóa
  3. Quá nhiều điều hay mà thế hệ chúng ta học được từ thủa ấu thơ theo gia đình đi sơ tán...tình làng nghĩa xóm,tương ái tương thân,ko fân chia đẳng cấp xã hội,...Nhìn xã hội bây giờ quả thật có nhiều điều đáng tiếc...đăc biệt những caí truyền thống thuộc về "fi vật thể"

    Trả lờiXóa
  4. Thật khâm phục cho tác giả mới 6,7 tuổi đầu mà dám lang thang đi tìm mẹ.Và cũng thật nghịch ngợm cho ông bạn của tôi thời nhỏ ( cuối cấp II và cấp III có vậy đâu). Không biết có phải bắt đầu ngoài 50 con người ta lại hoài cổ với ấn tượng với thời thơ ấu không? khi mọi bon chen trong cuộc sống đã bắt đầu dần lùi xa, bóng bắt đầu ngả về chiều. Tôi cũng vậy không thể quên thời sơ tán lang thang với những dấu ấn vui, buồn từ thời lên 6,7 còn đọng đến bây giờ.
    Nói thế thôi Quỳnh Trang ơi, Tình làng, nghĩa xóm, tương ái,tương thân ở các miền quê vẫn còn nhiều,những miền đất trong quá trình công tác mình đã ghé qua. Nhất là vùng sâu,vùng xa ở những vùng người dân vẫn còn chân chất,chưa bị những thói lọc lừa của xã hội thị thành ùa đến thì chẳng khác xưa là bao...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đấy P a, nhiều người đọc xong bài nay goi điện bình luận về bài viết và hỏi. LTM thời cấp 2, cấp 3 vốn hiền lành sao Cấp 1 nghịch như quỷ vậy. Bản thân mình cũng thấy lạ. Có lẽ nghịch phải có bạn, có môi trường. Chơi với Phúc, Đồng Minh, Cao Long có muốn nghịch cũng chẳng được. Dần dần thay đổi tính cách nhưng từ trong sâu thẳng cái gien nghịch trong tớ vẫn còn đấy. Khi vào ĐH, học triết học mới vỡ lẽ: "Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Như vậy tớ không còn nghịch là nhờ có những thằng bạn như Phúc, Minh và các bạn 10 c đấy

      Xóa
    2. Chuyện khó xử trên sân Golf.

      Hôm nay 4 anh em ra sân Golf. Như thường lệ tôi hỏi các cô caddie (người kéo gậy và phục vụ người chơi golf). Cho anh một caddie làng Cao Minh hoặc Yên Điềm, nơi ngày xưa anh ở để vừa đi anh vừa hỏi thăm tình hình làng xóm. Cô Caddie đứng cạnh trả lời:
      - Cô bé lần trước đi cho anh có chửa rồi, đi với anh lần đó xong là nó có chửa ngay.
      Mấy anh bạn cùng chơi người thì tròn mắt nhìn, người thì tủm tỉm cười. Tôi lung túng, gì vậy, em nói gì vậy?
      - Thật đấy, nó đi với anh lần ấy xong là có chửa ngay, bậy giờ nghỉ ở nhà rồi.
      Tôi đỏ mặt nửa cười nửa mếu:
      - Ý em nói là có chửa với ai?
      - Ấy chết, là nó có chửa với chồng nó, em nói không rõ ý.
      Sau lần đi phục vụ anh là nó có chửa, 2 vợ chồng nó mừng lắm. Tôi liếc nhìn mấy anh bạn cùng chơi và gạt mồ hôi trán. Tiếng Việt tai hại thật.

      Xóa
    3. Văn học Việt vẫn cứ "tuy 2 là 1" , Minh cần gì phải "thanh minh" mãi? lại có em khác mang "gậy" cho mà. =)) :))

      Xóa

    4. Chắc là cô bé "giúp việc" lần này cũng đang "đầu tư" đấy:-)) Mong sao có chút "di truyền"...hoặc ít nhất một "chữ" nào đó trong..."di chúc" của người "chơi"...LTM nhỉ

      Xóa
    5. Chắc mọi người vẫn còn nhớ câu chuyện: Năm 1999, câu bé Việt Nguyễn Bé Lory 4 tuổi được thừa hưởng 60 tr usd từ gia tài người cha tỷ phú Harry Hillblom, chủ hang DHL bị tai nạn máy bay. Ông là một thương gia cỡ bự, đầu tư khách sạn Novotel và sân golf Ocean Dunes tại Bình Thuận. Những lần đi chơi golf ông đã có tình cảm và có quan hệ với cô caddie trẻ Nguyễn Thị Bé và bé Lory ra đời.
      Phải nhìn từ hai phía, Những cô caddie trẻ, xinh xắn rất dễ bị các Golfer có tuổi chú ý và ngược lại các cô Caddie trẻ cũng muốn làm quen với các đại gia. Có rất nhiều cuộc hôn nhân của Golfer và Caddie thành công, đặc biệt là các Golfer nước ngoài. Chỉ có điều trình độ tiếng anh của Caddie thường là kém nhưng vậy mà các cặp vợ chồng này it bỏ nhau. Các Đại gia Việt thì chỉ cặp kè mà it tiến tới bước xa hơn.
      Điều mà lớp trưởng H nói cũng là chuyện không lạ trên sân Golf nhưng vấn đề không phải Golfer nào cũng dễ đồng cảm và đón nhận.

      Xóa
    6. Chắc cô ta thấy mặt cậu thất sắc nên nói chữa cho cậu vậy chứ làm sao cô ta biết bạn mình có chửa với ai.

      Xóa
    7. Chuẩn không thể chỉnh :-)

      Xóa
    8. Tỷ phú tiền đô thì như vậy. Thế còn triệu phú tiền Việt thì sao, liệu có dễ đồng cảm và đón nhận không? Người Việt mình bây giờ cũng bươn trải lắm, họ thường "đánh bắt xa bờ", ai không có điều kiện đi xa thì tham gia chương trình "Xoá đói, giảm nghèo" của mặt trận. Có Golfer lại còn đi xa hàng nghìn km để tìm đích danh người cùng thôn Cao Minh, Yên Điềm cho thoả lòng chờ mong cơ mà. Cứ thoải mái đi, nhưng đừng đập phá.

      Xóa
    9. Thach Nguyên Viêt đã hỏi "triệu phú Việt" để lo cho bản thân đấy à? =)) :))

      Xóa
    10. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    11. Thôi thì, không nem công thì chả phương, Cô bé caddie ấy có 1 cô em gai hôm nào mình đưa Thạch đến. Nếu cần thì Mía ngọt đánh cả cụm Thạch à

      Xóa
    12. Còn câu hỏi của Hồng Anh thì chẳng biết trả lời sao: Tình ngay lý gian cang nói càng dở

      Xóa
    13. Liên quan tới câu chuyện trên mình xin kể về: Ly dị và … lý lẽ đàn ông

      Trong một phiên tòa ly dị, hai bên tranh cãi về việc giữ đứa con trai duy nhất.
      Người mẹ, giọng vô cùng xúc động, tự bênh vực:
      - Thưa quan tòa… đứa trẻ này đã được cấu tạo trong tôi… Nó sinh ra từ bụng của tôi… Vậy nên tôi xứng đáng được giữ nó!
      Quan tòa, cũng rất xúc động và hầu như đã bị thuyết phục, cho phép người chồng nói.
      Người chồng thực tế:
      - Thưa quan tòa, tôi chỉ xin có một câu hỏi:
      Khi tôi bỏ một đồng tiền vào trong cái máy bán nước, thì cái lon nước chui ra là của tôi hay là của cái máy?

      Xóa
    14. Thach ơi, câu có mấy lon nước

      Xóa
    15. Thạch nó không trả lời Lớp trưởng à, thôi thì mình hỏi câu khác vậy:

      Thạch ơi, máy bán nước nhà cậu dạo này khỏe không

      Xóa
    16. Gọi mãi chả được, không biết phải dùng: Bông bống, bang bang hay: Vừng ơi mở cửa ra Thạch nó mới lên QT nhỉ

      Xóa
    17. ah! tôi xin lỗi hôm nay là "zằm" nên bận một chút chưa comm được, vẫn tự nhủ mỗi này lên đây nhìn nhau một chút cho tươi tỉnh. Còn "máy" nươc nhà tôi thì "vưỡn" lù lù một đống, còn khoẻ hay không thì tôi có biết đâu, nhưng chắc là hết nước rồi, hôm rồi vỡ đường ống, tôi phải đi xin bên ngoài, vất vả lắm, nhưng cũng quen đi, cứ đi xin cho chắc.

      Xóa
    18. Các câu thần chú hết tác dung rồi, thôi để kể cho Thạch 1 câu chuyện Vova nữa may thì nó lên:

      Trong giờ sinh vật, cô giáo hỏi học sinh:
      - Tại sao con cá thờn bơn lại mỏng dẹt vậy?
      Vova giơ tay:
      - Thưa cô vì nó bị con cá voi hii.i.....ế.p!
      Cô giáo không kìm chế nổi:
      - Ra khỏi lớp học, và nếu không có phụ huynh thì đừng có quay lại lớp. Chúng ta tiếp tục buổi học. Thế còn ai biết, tại sao mắt của con tôm lại to và lồi ra thế không?
      Vova đã ra tới cửa ngoái lại:
      - Vì con tôm có mặt ở cạnh đó nên trông thấy tất cả

      Xóa
    19. Thạch à,cậu kiểm tra lại cái MÁY NƯỚC nhà cậu xem,hay tại cậu ko biết d̀ung,cứ ̣đi xin hoài thế...ngượng chết.

      Xóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Viết rồi lại xóa là sao Thạch? cứ tâm tư thoải mái cho nhẹ lòng có ai bắt bẻ gì đâu?

      Xóa
    2. Tớ post lại nhé Thạch?
      :-))

      Xóa
    3. Thoải mái đi, nói như SV nghệ tĩnh năm xưa không có tiền ra quán: Vô tư đi, cho cháu mấy đọi chè xanh 1 gói thuốc lào đập phá đi bay

      Xóa
    4. Comm bi xoá đi vi tôi viết thiếu một chữ, nội dung là làm sao mà lại có ảnh mầu đẹp như thế cho những năm chiến tranh? vậy thôi

      Xóa
    5. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa,được lấy từ cảnh trong phim Việt mà Thach NguyenViet
      :-))

      Xóa
    6. Hà lấy ảnh đội mũ rơm trên Google và đưa vào cho sinh động hơn đấy

      Xóa
    7. Cái chú thích dưới ảnh mới làm cho mọi người nghĩ là ảnh của Minh.Mình thì nghĩ,quái sao cu Minh hồi ấy đẹp trai thế,cứ tưởng đứa con gái phía sau là cái Quản cơ.
      Đúng là đạo cụ đóng phim nên những cái mũ rơm ấy xấu tệ.Mũ rơm của bọn mình ngày xưa đẹp hơn nhiều.Hồi ấy nhà mình sơ tán ở làng NAM CƯỜNG,làng ấy có nghề thủ công làm chổi rơm,bọn trẻ con chúng mình đi học về là phải làm thêm,nhờ vậy những cái mũ rơm bọn mình đan rất đẹp chứ ko như những cái ổ gà thế đâu.

      Xóa
    8. Có nhiều ảnh tư liệu thời sơ tán , nhưng mình chọn cái này chính bởi ...CÁI MŨ rơm đặc trưng của thế hệ bọn mình khi rời Hà Nội đi sơ tán về các tỉnh xung quanh thủ đô trong chiến tranh phá hoại của không quân Mĩ ném bom đánh phá miền Bắc Việt Nam những năm 60 của thập kỉ trước...
      Một kỉ niệm khó quên khi 3 anh em mình theo Bố lên thành lập khoa ngân hàng tại trường cán bộ Tài Chính kế toán ngân hàng trung ương tại Lập Thạch -Vĩnh Phú; Hôm đó chiếc com măng ca đít tròn , kéo theo một rơ mooc chở một số thầy giáo vừa từ Trung quốc , Nga trở về cùng những cái vali đầy sách từ khu kí túc xá trường đại học kinh tế kế hoạch lên Lãng Công , Lập thạch , Vĩnh Phú ...Một chuyến xe bão táp vì đường đất ổ voi khổ sở , mấy anh em mình say bí tỉ , nôn đầy 3 cái mũ rơm kiểu "ổ chó" như trong ảnh mọi người nhìn thấy ...
      Sau này đi học, bọn mình có rơm & học cách bện mũ theo kiểu mũ nan bây giờ ...quả là đẹp hơn

      Xóa
    9. Đã qua 1 thời mũ rơm ma chưa bao giờ nhìn thấy kiểu mũ rơm như cái mũ sắt như vậy, xấu quá. Loại mũ rơm ngày xưa mình đội là loại rông vành kiểu mũ rông vàng của người Mexico. Ngày ấy mọi người bện mũ rơm bằng loại rơm vàng mịn, bó nhỏ và đẹp chứ ai lại quấn những vòng bùi nhùi hình chiếc mũ sắt mà Hà gọi là ổ chó thế kia. Mất thẩm mỹ quá

      Xóa
    10. Hà nội phố cổ ngày xưa
      Mũ rơm đúng kiểu tôi đưa lên bài
      ( những năm đầu chiến tranh phá hoại của không quân MĨ ra miền Bắc Việt Nam...)

      Xóa
    11. Mũ rơm là sáng tạo của Việt Nam dùng để tránh mảnh bom,mảnh đạn nhất là để tránh bom bi trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ leo thang ra miền bắc. Đầu tiên chưa đan vành chỉ là mũ chụp đầu sau này cải tiến thêm vành để che vai và thân đồng thời cũng để làm đẹp đấy mà nên:
      Hồng Anh nói đúng
      Tự Minh chẳng sai
      Ảnh pots trong bài
      Quỳnh Trang mười điểm :]

      Xóa
    12. Xin lỗi cô giáo cho điểm "F" vì dám vượt mặt. Nếu có gì sai "cô" cứ việc "phê". Đêm Trung Thu BĐ phải ra với các cháu thiếu nhi đây.

      Xóa
  6. Chơi golf hình như là "chọc" cho nó "quen" ở nhiều lỗ , sau đó là kết quả "cộng dồn" cho "lỗ" cuối cùng phải không LTM? Mà hình như chơi cái này toàn ..."lỗ" nhưng mà cuối cùng kiểu gì cũng...Lãi :-) vậy nên hình như "dai g..a..i" nào cũng ham

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Golf là G: cu thể: Game, green (đi trên nền xanh của cỏ cây), Girl và 1 vần G gì nữa minh quên rồi. Một vòng golf tiêu chuẩn có 18 lỗ, Sau khi chơi xong thường thì sức khỏe rất tốt sung sức nên Các Golfer trẻ thì gọi ngay người yêu "có việc", Các Golfer trung trung thì chạy về nhà gọi: Mẹ nó ơi lên nhờ tí...hành động đó Golfer gọi là chơi Golf lỗ 19

      Xóa
    2. LTM ơi sao lại 19, trước sân gôn Đại lải Framingo có 9 lỗ bạn đã cộng 1 rồi bây giờ lên 18 lỗ thì cộng mấy? =)). Ừ, LTM nhớ nhầm thì phải, xã Cao Minh có ba thôn : Đức Cung (có nhà Minh Hồng, Người cũ của bạn), Yên điềm ( có nhà Đinh Cao Long) và Cao Quang ( qua nhà bạn một chút là tới) nên cô bé caddie Chửa, đẻ với chồng nào đó ở "thôn Cao Minh" cũng phải thôi :)) còn cô caddie này thì.....

      Xóa
  7. Chuyện kể cho 10C và em đôi mắt Playcu: Trước khi kể xin giới thiệu 1 chút: Ơ Liên xô có nhân vật Vova, 1 cậu bé nghịch ngợm hết chỗ nói. Những câu chuyện tiếu lâm bậy không biết lấy tên ai thì người ta lại lấy tên Vova thế vào và từ đó người dân Liên xô hễ nghe tên Vova là biết sắp có chuyện tiếu lâm bậy. Bây giờ mình sẽ kể cho Phúc và em Hoa cùng các bạn chuyện Vova:


    Bố của Vova bị cô giáo mời đến gặp. Khắp mình dán đầy bông băng, ông vừa lê bước vào đã nghe cô kể tội con mình:
    - Bác xem này! Em Vova vẽ con ruồi lên cái đinh trên bàn giáo viên. Tôi đập một nhát, chảy cả máu tay.
    - Trời ơi! Thế là còn nhẹ. Cô nhìn tôi xem, đây là hậu quả của việc nó vẽ mẹ nó trên đống thủy tinh đấy.

    Trả lờiXóa
  8. Bài viết hay và nhiều kỷ niệm quá ! kỷ niệm về tuổi thơ giờ nhớ lại thấy thật ngọt ngào dẫu chẳng phải tất cả là kỷ niệm đẹp ! Nhưng thấy thương cho cô bạn Minh Quản quá, vì thêu khăn Minh xanh Quản đỏ mà suýt bị ăn bợp tai ! :p

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Soc nau là người thứ 2 cảm thương cho Minh Quản sau Hong Anh vì chót có chút cảm tình ngay từ bé chứ sau 12 năm nữa chắc đâu LTM dám "bợp tai" bởi các cụ có câu : " Đến năm 18....lôi lên giường, một rằng thương,hai rằng thương, có bốn thang giường gẫy một còn ba"....Đấy Soc nau ạ. Cảm ơn bạn đã ghé thăm và có lời khen tác giả. mong Soc nau mãi khỏe để thỉnh thoảng vào thăm "nhà" nhé.

      Tin cuối ngày:
      Chiều ngày mai (20/9/2013) tác giả của bài viết (LTM) có chương trình gặp mặt 10c Family tại Phúc yên, thiệp mời đã phát đề nghị gia đình 10c có mặt đông đủ đúng giờ. Chương trình không thể kéo dài vì sau gặp mặt tối mai tác giả lại bay ngay vào TP HCM. hết bản tin :]

      Xóa
    2. Minh và Phương Lan thành that xin lỗi các bạn vì đã hẹn các bạn mà không lên được. Phương Lan thì sau khi cưới con rất bận bịu. Mình thì có việc phải bay gấp. Mấy hôm nay mien trung mưa như trút nước. Rất mong gặp TP mà chưa được. Thành that xin lỗi

      Xóa
  9. Thành thật mà nói, mỗi lần về thăm lại làng Tiên lòng mình lại trào dâng các kỷ niệm vui, buồn thậm chí ân hận về những trò nghịch ngợm trẻ con. Về Minh Quản thì ân hận khỏi nói. Nhưng 2 lần về đầu cũng chưa dám thể hiện và cũng không dám gặp bạn. Chỉ lần về thứ 3 mới mạnh dạn mời các bạn nữ trong đó có Minh Quản. Từ trong sâu thẳm, muốn nói 1 lời xin lỗi mà không nói được. Nhìn người bạn của tuổi thơ tóc đã bạc nửa mái đầu bước sang tuổi Bà mà càng day dứt. Ôi tuổi thơ ngọt ngào và nhiều ân hận

    Trả lờiXóa
  10. Coi như bài viết này là 1 lời xin lỗi ngọt ngào, Sóc nâu thấy có thể chấp nhận được đấy, chắc cô bạn Minh Quản đọc được cũng được được xoa dịu phần nào ! :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Minh Quản không đọc được đâu Sóc nâu và các bạn ạ. Nếu như chúng mình khi rảnh thì lên mạng, vào blog tâm sự với nhau thì Minh Quản, ngày ngày ra đồnglàm rau, tối về giữ cháu. Bạn ấy chẳng hiếu máy tính, điện thoại di động là gì. Bạn thơ ấu của mình chỉ là người nông dân bình dị nhưng mình vẫn quí mến.

      Xóa
    2. Vừa rồi có 1 chuyện khó xử: Mình có 1 anh người quen. Những năm chiến tranh, anh ấy đi học Liên xô về và có tình cảm với 1 cô cán bộ của nhà máy Z123, nơi mẹ mình công tác. Sau đó 2 người xa nhau nhưng họ vẫn giữ một tình cảm về nhau rất tốt. Người con trai muốn đi tìm nhưng người bạn thân của anh ấy có nói: Thôi cứ để cho tình cảm cũ thật đẹp. Gặp nhau bây giờ 2 đứa đều già, xấu thì bao nhiêu tình cảm và hình ảnh cũ tan vỡ hết thì phí lắm.
      Các bạn nghĩ sao?

      Xóa
    3. Ôi, chả nhẽ mến nhau chỉ vì vẻ bề ngoài thôi ư ? nếu thế thì ai mà trẻ mãi, đẹp mãi được ??? Riêng Sóc nâu thì nghĩ là gặp nhau bây giờ đâu phải để lại "mê" nhau vì nhan sắc mà để gặp lại con người ta đã từng cảm mến, đến tuổi này rồi không còn nên duyên nữa thì vẫn có thể làm những người bạn tốt của nhau chứ nhỉ ? để cuộc đời vui hơn, đẹp hơn vì có những người bạn thực sự ! Chúc anh bạn của LTM sớm tìm gặp lại được cô bạn năm xưa nhé !

      Xóa
  11. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa

Bạn có thể tặng hình ảnh hay Video cho 10C family không cần thẻ bằng cách:
- chèn hình (đuôi .jpg, gif, npg, bmp)
- chèn nhạc từ trang nhaccuatui hay nguồn bất kì, miễn có đuôi mp3
- chèn video từ youtube bằng cách dán thẳng link vào comment
- Thay đổi màu chữ: [color="red"] chữ màu đỏ [/color]
Thank you!