Chuyện học, học thêm,ngoại khóa
*Bây giờ nhìn con, cháu đi học lỉnh kỉnh đủ thứ:giấy,vở, bút mực, máy tính và đủ loại sách giáo khoa với cái cặp nặng trịch mà thấy thời chúng mình học sao mà đơn giản thế: giấy,vở mua phân phối,giấy trắng ,đen có dòng hay không dòng kẻ có đủ cả. Sách giáo khoa mỗi môn học có 1,2 cuốn không có sách học thêm và nâng cao . SGK là những sách SGK từ những năm trước để lại,với SGK mới thì cũng ít thay đổi nội dung. Ngoài giờ lên lớp buổi sáng hay chiều là học sinh tự học ở nhà, ngày ấy có phong trào học tổ học nhóm nhưng đều là sự tự giác của các học sinh. Trường, lớp khuyến khích nhưng không can thiệp, nhà trường và các thầy cô đâu có dạy thêm, có chăng chỉ là những nhóm bồi dưỡng để đi dự thi học sinh giỏi cấp huyện,tỉnh do nhà trường tổ chức.Thời buổi khó khăn cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc. Cơm độn là chính thì với cái tuổi “ăn chưa no,lo chưa tới” với các bạn ở vùng nông thôn đã phải lo phụ giúp gia đình:trông em, chăn trâu, cắt cỏ…,với các bạn thuộc dân “cày đường nhựa” như bọn tôi cũng phải tìm cách phụ giúp gia đình như tìm chất đốt và làm các việc khác có thể (nhận việc làm thêm như: giũa huân,huy chương, quấn ống bấc bếp dầu, gấp hộp giấy…) vào buổi nghỉ học còn lại. Vì vậy việc học chỉ còn chủ yếu vào buổi tối. Tối về nhà với ngọn đèn dầu “lọ mực” bấc vải khói đen xì thì thời gian học có đáng là bao nên nhiều bạn do thi trượt, lớn tuổi, vì hoàn cảnh gia đình mà chỉ học hết cấp II rồi rẽ ngang bỏ học ở nhà làm lao động chính của gia đình,xin đi công nhân hay chờ vào bộ đội.Ngày học cấp III, tuy còn chiến tranh nhưng giặc mỹ thôi không leo thang ném bom ra miền bắc nữa nên bọn tôi được học tập trung,không phải đào hầm trú ẩn, mang mũ rơm và đặc biệt được tự do đi lại ban ngày mà không phải lo bom rơi đạn nổ. Mọi hoạt động của trường được tổ chức tốt hơn, các hiện tượng giở vở,quay cóp có sảy ra nhưng là hiện tượng cá biệt.Học sinh khá,giỏi được tuyên dương khen thưởng cuối năm không nhiều nhưng đều là thực chất không có hiện tượng chạy trường,chạy điểm để lên khá, giỏi hay để lên lớp. Với số lượng trường,và “mắt sàng” của thi tuyển vào cấp III, các trường đai học và trung cấp thời ấy “ mười thằng trèo, tới chín thằng rơi” thì nếu không có học lực khá thì khó lòng lọt được qua sàng tuyển chọn được kể cả chuyện “học tài, thi phận” ( lớp 10c hồi ấy đỗ đại học loạt đầu có được 4,5 người trên tổng sỹ số lớp), Vì vậy để phấn đấu thi vào một trường ĐH,trở thành một “inxtitut” và rồi trở thành một “indenher” là cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của mỗi học sinh thời bấy giờ. Ra trường thời bao cấp được bố trí phân công công việc với hoài bão và ước mơ được dạy dỗ và hun đúc trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường và qua tác động tuyên truyền, phim ảnh nên hầu hết các “Indenher” ra trường đều chấp nhận đi bất cứ đâu,làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần đâu có nhiều sự lựa chọn như bây giờ.
*Suốt 3 năm học cấp III ,Tôi nhớ không nhầm năm 1976 trường có tổ chức duy nhất một lần buổi học ngoại khóa đó là buổi nhà thơ Bùi Vợi lên nói chuyện thơ của nhà thơ trẻ Trần Đăng Khoa tại hội trường trong “thành đỏ” thị xã Phúc Yên,về sự nghi ngờ ban đầu tài năng thơ của thần đồng thơ trẻ các nhà thơ đã phải kiểm tra thực tế bằng đề tài tại chỗ để Trần Đăng Khoa không có thời gian chuẩn bị,nếu gian đối là “lòi cái đuôi ngay” như các nhà thơ chỉ ảnh Bác Hồ đang treo tại nhà Trần Đăng Khoa ra đề, thần đồng đã có bài “Ảnh Bác” năm1966, Sông Kinh thầy có bài “Bên sông Kinh Thầy” năm 1966,và con chó tên Vàng nhà Trần Đăng Khoa do bom mỹ thả sợ quá chạy mất Trần Đăng Khoa có bài “Sao không về Vàng ơi” năm1967. Làm mọi người đều “tâm phục khẩu phục” ( Năm 1972 khi nhà tôi đang ở Phủ Lỗ tôi đã được nghe bài “Cháu nặn thằng Ních Xơn” của Trần Đăng Khoa qua vô tuyến THVN). Nhà thơ Bùi Vợi còn kể năm 1976 có một em học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh sau khi đọc thơ Trần Đăng Khoa đã viết thư khen và khuyên “em Khoa” nhớ chăm đánh răng, rửa mặt để khỏi bị đau răng,đau mắt viết nhiều thơ hay. Ô hô! đấy mới thấy sự trẻ con, nhầm lẫn về không gian và thời gian ra đời của tập thơ của “em Khoa” bởi lúc đó “em Khoa“ đã trở thành “chú bộ đội hải quân” và sau này có bài thơ hay viết về người lính hải quân được phổ thành bài hát “Chút thơ tình của người lính biển”.
Hoa bưởi
( Trần Đăng Khoa.1970)
Đêm qua hoa rụng cánh rồi
Sớm nay cái cuống đã chồi quả non
Hoa rơi trắng mảnh sân con
Ôi hoa đã rụng vẫn còn ngát hương
Kí ức thời gian
*HN.25.1.2013
*HN.25.1.2013
Tem vàng lớp 10C ạ :))
Trả lờiXóaCảm ơn Thach Thao :-)) Có mấy "Bác" vào xem cứ phải gương mục kỉnh để "đọc chậm" vì cái backgroud mầu vẫn còn đậm , muốn nâu nhạt nữa ..để cái chữ ở đây "tương phản" rõ ràng đọc sướng hơn ..He he , toàn thế hệ "Ngày xưa ơi" rồi mà :-((
XóaỪm , nền này bài đẹp đáy chứ , cùng tông với nền blog ..Có chăng cho sáng lên chút nữa để các Bác mắt "liu riu" đọc cho nó nhanh ...kiểu xe "không phanh" thui :-((
XóaBỘ ĐỘI CỤ HỒ nhớ giỏi quá.
Trả lờiXóaLang thang trên thế giới blog tớ gặp nhiều Thầy cô giáo hiện đang trên bục giảng(Tigon_Tim; Lanman...)...Mọi người cũng trăn trở lắm chứ ...Lỗi "dậy thêm , học Thêm" suy cho đến cùng cũng là kết quả của Kinh tế thị trường nhưng phát triển méo mó ...không định hướng ...có phải đó chính là SAI HỆ THỐNG không thưa mọi người ???
XóaKhi ra tập thơ "Góc sân và Khoảng trời" tôi nhớ TĐK có trả lời phỏng vấn về lí do đặt tên tập thơ như vậy ...có câu "Từ Góc sân nhà em em nhìn thấy tất cả ..."Lúc đó TĐK vẫn là một cậu bé của "Hạt gạo Làng ta"
XóaBây giờ lớn lên , chững chạc hơn ...chắc TĐK cũng có cái nhìn khác , cách đánh giá khác ...bởi không gian và thời gian cũng đã khác ...
Chúng ta cũng vậy , suốt ngày "bao giờ cho tới ngày xưa" ...Thật ra cái mới cũng có nhiều cái hay đấy chứ , suy cho đến cùng nó cũng là một phần tất yếu của cuộc sống ơhát triển ...vấn đè là "bơi" như thế nào trong dòng chẩy dữ dội đó ...Chớ có "chặn đứng" dòng chẩy đó , bởi không thể và nó sẽ nhấn chìm ta...thưa các Bậc Bô Lão :-((
Vấn đề "Dậy thêm học thêm" thời buổi bây giờ phải từ từ giải quyết chứ không thể "ngay và luôn" được đâu ...vì nó là hậu quả của một quá trình dài dài tới mấy chục năm đấy chứ :-((
Trả lờiXóaNgày xưa, :-)) lại "ngày xưa" có học thêm cho "Bồi dường học sinh giỏi" miễn phí vì sự ham học , ham dậy , thành tích cá nhân , trường, và sách giáo khoa , sách cho học sinh giỏi nâng cao trình độ cực ít (Tớ nhớ cả trường có mỗi 1 quyển của thầy hiệu trưởng / bố bạn Phương Lan 10A, tớ đã từng phải tới đó mượn cho cả nhóm học sinh giỏi của trường chờ ở trường ); Lớp học kiểu 2 là "học sinh yếu / được trường "phụ đạo" miễn phí vào một vài buổi ngay tại trường / ngoài giờ học chính...)
10C FAMILY bây giờ có nhiều người là thầy cô giáo , nhiều gia đình có con cái đang theo học...:-)) "mâu thuẫn" tồn tại trong cùng 1 cơ thể :-)) mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn đẻ Tiến lên ..cặp phạm trù này xem ra tồn tại mọi nơi , mọi lúc ....:-)) Nói ra đẻ tranh luận và tiến lên chứ chớ có giận nhau , đánh nhau , không nhìn mặt nhau nhé 10C ơi , xã họi cũng thế 10C FAMILY là một xã hội thu nhỏ , là 1 phần không thể thiếu của laòi nguời trên trái đất này ...MỘT PHẦN TẤT YẾU CỦA CUỘC SỐNG ấy mà :-))
Quỳnh Trang ơi!tớ "mất dạy" lâu rồi còn được, chứ còn như các bạn chưa "mất dạy" thì "hãy đợi đấy". Tết đến rồi, Chúc xuân, chúc lộc, chúc bình an
XóaChúc luôn thành đạt, chúc an khang
Chúc sang năm mới nhiều hạnh phúc
Công thành danh toại, chúc vinh quang
"Phật thủ" đi ngủ hay sao
XóaLâu không "rửa mặt" bờ ao nhà mình
ừm! nền này được các bậc "trưởng lão" vào đọc đỡ "toét" mắt cảm ơn 10cFamily nhé :}
Trả lờiXóaNgon rồi :-)) Hơn năm mươi năm vẫn .......chạy tốt :-((
XóaThực ra nhớ ngày xưa đâu phải để so sánh và muối tiếc vì theo thời gian và dòng chảy mọi sự đã khác đi rồi. Mọi so sánh đều khập khiễng và gượng ép.Thời nào cũng có điểm tốt và thói xấu ví như cái xấu ngày xưa cũng có như thời nay mà xuất hiện bài "Tiến sỹ giấy" lấy một đồ chơi cho trẻ nhỏ để châm trọc thói đời hay truyện" lều trõng" đã lên phim. hay một ông đồ một biểu tượng nho học ngày xưa đến thời nay cũng trở thành 'người muôn năm cũ" do không theo kịp và thích nghi với cái mới nhưng cái đức hạnh của ông đồ già vẫn là tấm gương soi :-?
Trả lờiXóaCái "Bộ đội cụ Hồ" ơi , "mế" thấy cái avatar của "mày" là tượng đài trên quê "mế"...nó cũng từng "sụt lún" vì cái chân nó không vững ...Không có ngày xưa thì chẳng có ngày nay đâu nhỉ :-))
XóaLại kể cho các bạn nghe ở Đức cũng có học thêm.Nhưng là một tổ chức riêng và học ở đây phải trả tiền.Nếu ai thấy con mình học yếu thì cho con đến học sau một thời gian thầy cô sẽ nói có cần thiết phải theo học ở đó nữa ko.Còn ở nhà trường thì thầy cô giao những bài tập phải làm theo nhóm cứ người khá làm chung với người yếu.Con tớ đang rất bực bội vì phải làm chung với một thằng ko chịu làm gì cả.Còn hồi lớp chín mình rất thích những buổi chiều đi phụ đạo cho các bạn học yếu.Học thầy ko tày học bạn mà.Trong một nền giáo dục bình thường lành mạnh việc học thêm là cần thiết.Sự học thêm ở VN bây giờ bị biến thái theo nhiều hướng khác nhau cả phía thầy cô,gia đình và xã hội.Nếu nói theo cách của QT thì ta phải bơi như thế nào.Mình nghĩ trong ĐK hiện nay,gia đình là qt nhất và mỗi cá nhân chúng ta có sự định hướng cho con cháu mình.Nhớ lại ngày xưa,đừng quá lý tưởng như TĐK gọi là chúng ta đã từng đi qua cửa thiên đường giáo dục,cũng đừng tưởng xã hội ngày xưa ko có tiêu cực.Có cả.Nếu các bạn muốn nghe,lúc nào mình kể cho các bạn nghe những điều mình từng chứng kiến từ khi mình còn ở THẠCH ĐÀ nó vẫn còn in đậm trong tâm trí mình.Rất tán thành ý kiến ABĐCH.
Trả lờiXóa"Bơi" hỗn hợp thôi nhé :-((
XóaLại nói chuyện thơ TĐK.Bài thơ mình ko nhớ tên nữa...Hay sủa đâu là con chó vện/hay chăng dây điện là con nhện con/ăn no quay tròn là cối xay lúa/ mồm thở ra gió là cái quạt hòm/thổi cơm bằng mồm là cua là cáy/bắn tàu bay mĩ là khẩu súng trường/người em yêu thương là chú bộ đội/chăm ngoan học giỏi là bạn thiếu nhi/NGU XUẨN NHẤT NHÌ LÀ TỔNG THỐNG MĨ.Câu cuối này tôi ko thấy nữa.Có thể sau này tác giảcó sự nhận thức lại nên bỏ đi.Còn tôi thì rất thích để nó.Câu ấy mới đúng là câu kết của bài thơ âý,là điều mà tác giả nhí ấy muốn nói trong bài thơ.Trẻ con là mọi cái phải rõ ràng .đích danh tổng thống mĩ là kẻ đem bom phá hoại cuộc sống của chúng ta thì là kẻ ngu xuẩn nhất rồi.Mặc dù đọc câu ấy bây giờ chắc ko ai ko mỉm cười.Ở ĐỨC có kênh tuyền hình cho thiếu nhi,hàng ngày có đưa tin thời sự trong nước và quốc tế,theo cách nhìn của trẻ con.Nhận định này của cu tí TĐK chắc chắn là rất ấn tượng.
Trả lờiXóaMấy hôm nay về quê không có net , hôm nay sà vô xem đã quá, phải tham gia ngay không lại mất quyền lợi: quê tôi nghèo quá bữa ruọu trưa ngồi trong nhà mà rét như ở ngoài nhà trống hoác .... Hèn gi, nam xua Cụ Tố Hũu về hoạt động ở đây đã có bài thơ Bầm ơi tôi vẫn nhớ một câu về cái rét:
Trả lờiXóa.... Bầm ra ruộng cấy bầm run
Con ngồi uống ruọu con run hơn bầm
Hôm nay đọc bài một cõi đi về, hôm trước đọc bài về làm bài kiểm tra thấy mọi người nhủ vào blg Lão khoa có nhiều điểm hay mình thấy cũng đáng dể ý lắm, từ nhỏ em Khoa đã chỉ ra nguyên nhân đói của nước nông nghiệp với 90% nông dân đó là mất mùa vì kiến thúc, nd hình như không biết là cua không sống được thì lúa cũng chêt
....cua ngoi lên bờ- mẹ em xuống cấy
Vậy nên hồi đó 5 tấn thóc/ ha là mơ ước còn bây giờ Việt Nam! Đã là nc xuất khẩu gạo nhât nhì rồi
Chuẩn nhưng vẫn cần chỉnh vì ....năng xuất phụ thuộc vào nhiều thứ mà : " Nứoc , phân , cần , giống" Còn từ 4 yếu tố đó mà kể ra thì .....vô thiên lủng thứ nữa :-))
XóaCua ngoi lên bờ mẹ em bắt lấy....mẹ sợ đỉa lắm ko dám lội xuống ruộng bắt cua đâu
Trả lờiXóaMẹ thì sợ đỉa ...phải vôi ? ke ke ke nên "cua ngoi lên bờ...bố em túm lấy"
XóaÔi, Bin nhà em cứ tị nạnh hồi xưa mẹ sướng, học có 1 buổi, được nghỉ buổi chiều đấy bác ạ ! Bin nhà em đi học lúc nào cặp cũng nặng trịch í, nghĩ mà thương trẻ con bây giờ ! :)
Trả lờiXóaNếu nghĩ sâu xa thì ....."Người lớn đang mải mê kiếm tiền" trên lưng oằn vì sách của trẻ em!
XóaTối thật ấm áp Bạn nhé !
Trả lờiXóaTuyết đang tan,nhiệt độ ko thấp nhưng lạnh buốt xương.
XóaChỉ có ở đây là ấm áp vì có bạn bè thôi.
Chí lí chí lý :-))
XóaNhóc sang thăm anh nè, chúc anh buổi tối nhiều niềm vui
Trả lờiXóaToàn các "Cua ngoi lên bờ,Mẹ em bắt lấy" mà chào thăm các anh thôi à? các chị hơi buồn đấy.ha...ha...
XóaChúc em luôn HẠNH PHÚC!
Ngày xưa BÁC dậy thế này:
Trả lờiXóa"Trẻ em như búp trên cành ; Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan"
Bây giờ nhìn trẻ em đi học thấy có khác gì anh bộ đội đang vác balô trên vai ra chiến trường ???
Người ta hay nói "thương trường là Chiến trường" nhưng cứ nhìn mà xem , trường học có khác gì chiến trường đâu ...cũng phải cạnh tranh khốc liệt xếp hàng cho con cái vào trường chuyên lớp chọn cô giáo tốt... Cũng biết muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy ...
Ừm khổ quá ...biết rồi ...nói mãi thôi
STOP nhé