Trường Cấp III Bến tre ngày ấy
Là ngôi trường nhỏ nằm sát đường cái phía bên phải từ thị xã Phúc Yên vào thị trấn Xuân hòa cách ngã ba đường tàu khoảng 200m ( qua trường cấp II Lê Hồng Phong). Nếu tôi nhớ không nhầm thì trụ cổng bên phải có biển trường đắp nổi ghi tên trường cấp III Trần Phú tôi cứ thắc mắc mà không dám nói ra nhưng sau này được giải đáp vì biết đó là tên trường cấp III cũ khi tách ra lập trường cấp III mới vào năm 1962 (sau này tỉnh Vĩnh Phú kết nghĩa với tỉnh Bến Tre nên trường được vinh dự mang tên tỉnh kết nghĩa và đổi tên thành trường cấp III Bến Tre). Hai bên cồng trường là hàng cây xà cừ cổ thụ mà người dân trên đó còn gọi là cây cao du phía trong có 2 dãy nhà cấp 4 lợp mái ngói chạy dọc theo sân trường làm lớp học,đầu hồi 2 dãy có bảng tin, phía cuối sân trường là sân khấu nổi bằng đất nện và cột cờ bằng tre để toàn trường chào cờ vào thứ 2 mỗi tuần.Hồi ấy đang còn chiến tranh mà có ngôi trường như vậy là hạnh phúc lắm rồi vì nhiều trường xung quanh vẫn còn tường đất mái tranh
Chuyện đi học
Kỳ thi năm ấy trường cấp III Bến tre ban đầu chỉ lấy 3 lớp khối 8 gồm 8A,B,C sau đó lấy bổ xung thêm lớp 8D nâng số học sinh lên gần 200 nhưng với một khu vực rộng của cả một huyện và các vùng phụ cận thì như vậy số học sinh trượt vào cấp III cũng quá nhiều. Không biết hồi đó trường phân bổ học sinh vào các lớp như thế nào,hình như chia theo khu vực địa lý thì phải nên đa số các bạn ở khu vực từ trường trở vào thị trấn Xuân Hòa đều vào lớp C. Trường cách nhà chúng tôi hơn 7 cây số,không xa với các bạn có xe đạp nhưng thật bất tiện cho các bạn không có xe vì đi bộ cũng dở mà ở trọ cũng không hay. Ngày ấy khi vào lớp 8 tôi chưa có xe vì chiếc xe trong nhà anh tôi dùng đi học ở trường cấp III khác xa hơn. Trong nhóm đi học lớp 8 đầu tiên ấy 2 bạn LTMV và ĐSM có xe nên tôi được đi nhờ. Vào học được hơn một tuần nhóm chúng tôi được bổ xung thêm 2 bạn mới cùng khối nhưng khác lớp(con em cùng nhà máy) ở cách trên nhà tôi chừng một cây số nên mọi việc đi học của tôi cũng tạm ổn ( khi xe 2 bạn cùng khu gặp trục trặc). Cuối lớp 8 Tuấn “Dưỡng” theo bố mẹ lên trường trung cấp thuộc Tổng cục kỹ thuật ở thôn Thanh vinh xã Thanh hà Phú thọ. Sang lớp 9 giải phóng miền nam Hải “Phướng” lại theo ba và gia đình trở về quê hương Miền nam (vào tiếp quản nhà máy Z175 tại Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh) thì lúc đó nhóm chúng tôi đi 2 và bổ xung thêm1, Long “Bính” .Tôi cũng đã có con ngựa sắt để đi. Thời kỳ đầu chúng tôi đi tới trường phải qua cầu sắt giữa làng Khả Do (dài hơn đường mới hơn nửa cây số vì đường và cầu mới từ Phúc Yên vào Xuân Hòa chưa xong). Đường đang làm nên trời nắng thì bụi mù, trời mưa thì nhão nhoét. Khổ nhất là khi trời mưa tạo nên nền đất đỏ trơn trượt,dính bết làm chúng tôi “vồ ếch” liên tục.Có hôm Đồng Minh đi trước vồ ếch, tôi trêu chưa dứt lời thì lại bị ngã oạch một cái. Nếu là lúc về còn may mắm còn nếu không đang trên đường đến lớp thì chỉ còn cách gột nước khỏi bẩn đi để vào lớp mà thôi. Có những khi đất quánh lại chèn đầy chắn bùn trước, sau. Chỉ còn cách hè nhau kéo lê xe đến chỗ khô hoặc có nước để lấy que chọc,té nước cho đất rơi ra mà đi tiếp. Khốn nỗi ngày đó xe có đâu ra xe,trong nhóm may chỉ Đỗ Xuân Thành có chiếc Phượng Hoàng xích hộp màu xanh cánh chả, LTM có chiếc Vĩnh cửu là còn ngon, còn đâu xe chúng tôi toàn đồ lắp ráp của “liên hợp cơ khí toàn quốc” chuyện vỡ bi, mẻ côn,vỡ nồi moay ơ trước,sau, thủng săm, bục lốp phải buộc chằng buộc đụp bằng giây cao su là “truyện thường ngày của huyện”. Chúng tôi đi xe mà cứ tưởng đang nhảy “điệu va xi lô”. ấy là chưa kể khi chiếc pê đan hỏng hết chỉ còn trơ “ cái bút chì” thỉnh thoảng lên xuống xe trượt chân va vào “ống đồng” đau điếng, sưng chân phải đi tập tễnh mấy ngày đến nay vết thâm tím của các “ chiến tích” ấy trên cẳng chân vẫn còn. Tôi còn nhớ có một tết mấy bạn rủ nhau đến nhà Tiêu, Toán, Văn Minh chơi, tôi nhảy lên gác ba ga nhưng không hiểu cái ốc bắt gác ba ga vào thân xe tuột rơi mất lúc nào nên bạn đèo cứ vô tư đạp xe, vừa đi vừa nói chuyện với gió còn tôi thì trượt theo độ quay của chiếc gác ba ga quanh trục sau của xe rơi bịch xuống đất đau điếng, đến khi bạn đèo phát hiện ra thì đã đi được một quãng đường khá xa mất rồi.
Chuyện Cái Bàn :
Cũng như các lớp, các trường khác lớp C cũng có đủ các học sinh có sức học từ giỏi xuống đến trung bình yếu. Tốp đầu phải kể đến : Thanh Hà, Hồng Thắm (Giải sáu thi học sinh toán lớp 7 cấp huyện), Tự Minh ( Giải ba thi học sinh giỏi toán lớp 7 cấp huyện), Thọ Hùng… tốp 2 là Hoa Mai, Hồng Hải…Các bạn ở chiếu trên học nhanh thuộc và chăm học luôn đứng đầu lớp coi việc quay cóp của các bạn trung bình yếu là không thể chấp nhận được. trong các cuộc họp lớp và chi đoàn hiện tượng đi muộn về sớm,trốn học, quay cóp không thuộc bài luôn bị các bạn phê phán và lên án. Tuy nhiên chuyện quay cóp vẫn diễn ra không thể tránh khỏi với tội lỗi của cái bàn. Khi mặt bàn là 2 tấm gỗ ghép vào nhau các tay thợ “trứ danh” đã tạo ra lỗ thủng tương đối tự nhiên để có thể thò tay vào hộc bàn mở vở ghi chép (đến đây ai có tật thì giật mình nhé). Vì vậy trên báo tường lớp có hình vẽ kèm thêm lời chú thích thật kêu : “ Thợ mộc bậc 10 đục 2 lỗ trên mặt bàn, Vừa để trang trí vừa để quay phim” kha kha… một sáng tạo hết chỗ nói. Tuy nhiên mặt và hộc bàn cũng là nơi xả xì chéc của các cô cậu học sinh giữa lớp trên và lớp dưới, giữa lớp sáng và lớp chiều. Nhất là khi các bạn phát hiện ra người ngồi cùng chỗ là khác phái .Đó là nơi viết và cất dấu thơ và những câu đùa bâng quơ trao đổi và đôi khi là cả khẩu chiến nữa.
Chuyện lao động :
Cấp III chúng tôi lao động với đủ thứ công việc: Lao động xây dựng trường mới, Gặt lúa giúp các hợp tác xã nông nghiệp, đào hố trồng cây, xuống quặng apatít…. Nhưng tôi nhớ nhất chỉ 2 đợt lao động đào hố trồng cây và gặt lúa giúp dân.
Tháng 3 năm cuối cấp trường tổ chức đi đào hố trồng cây tại nông trường Ngọc Thanh phía trong Đại lải nơi nuôi trâu giống noomura của ấn độ chúng tôi gọi tắt là trại trâu.Thời gian cả đi lẫn về là 3 ngày. Các lớp tổ chức thu gạo, thu tiền đảm bảo cho 3 ngày ăn đồng thời mang chăn màn, ni lông và đồ dựng trại để ở ngoài trời. Tập trung lớp và di chuyển vào đến nơi trời đã về chiều. nơi dựng trại là một bãi phẳng ở chân núi ngày hôm sau đào hố. Do lần đầu tiên đi dã ngoại kinh nghiệm thiếu nên gần tối sát giờ ăn cơm trại chúng tôi mới dựng xong. Một số tổ khác dựng xong trước một số bạn ( Văn Minh, Tự Minh,Ngọc Thu…)đã rủ nhau trèo lên đỉnh núi cao để vẫy cờ.Mãi tối muộn khi lớp đã ăn cơm xong thì tốp này mới về (trong chuyến đi này có nhiều chuyện để kể cả chuyện chung và chuyện riêng mong các bạn trong cuộc kể tiếp). Buổi tối cả nam và nữ ngủ trung trong lều trại thật vô tư sáng hôm sau 8 giờ sau khi ăn sáng nhận mặt bằng và nghe hướng dẫn quy cách đào hố trồng cây chúng tôi bắt đầu đào.do không có kinh nghiệm nên chúng tôi chỉ mang cuốc xẻng mà không đem bổ xung thêm xà beng và thuổng nên đào hố khá chật vật với nền đất rắn có lẫn sỏi ruồi nhất là khi đào xuống sâu cho đủ kích thước phải chờ tổ bạn có xà beng hoặc thuổng đào xong sang mượn để đào tiếp, nhưng rồi cũng xong mặc dù chúng tôi nghiệm thu hố đào gần như cuối cùng.Sau 2 đêm 3 ngày, chiều ngày thứ 3 đợt lao động hoàn thành chúng tôi ra về người mệt lử chuyến đi lao động dã ngoại đầu tiên ấy đã trang bị kiến thức cho các đợt hành quân dã ngoại của tôi sau này. Có bạn thắc mắc các bạn nam sinh hoạt đã khó khăn còn các bạn nữ sinh hoạt như thế nào nhỉ ?
Đến vụ mùa chúng tôi được trường tổ chức cho đi gặt lúa giúp dân một sáng chúng tôi đi gặt cho một đội ở HTX Phúc Thắng được trang bị những chiếc liềm cùn chấu chẳng khác gì con dao. Ngày ấy gặt lúa phải cắt sát gốc xén rơm riêng, rạ riêng để lấy rạ lợp nhà và làm chất đốt nên việc gặt hết sức khó khăn nhất là những học sinh không phải làm nghề nông như chúng tôi. Gần trưa các bác nói chuyện cưới xin để bớt mệt nhọc.Khi bàn về vấn nạn thách cưới quá cao, các bác nói với nhau như chỗ không người “ gớm có bằng cái chéo tay,nặng có vài lạng mà sao lại đòi những 5 chỉ” chúng tôi nghe đỏ mặt mà không biết trốn vào đâu.
Giữa đường đọc truyện
LTM có duyên ngầm lớp 7 đã có bạn gái DMH cùng lớp để ý, nhà DMH có một kho truyện đủ các loại từ tam quốc diễn nghĩa 13 tập cho đến đông chu liệt quốc 6 tập,Hồng lâu mộng,Tâydu ký…kể cả một số truyện cấm vào thời đó.LTM dễ dàng mượn còn chúng tôi thì còn lâu, do đó khi minh mượn truyện nếu còn thời gian chúng tôi chuyền tay nhau đọc còn nếu phải trả gấp thì tổ chức đọc chung cho nhau nghe. Có nhiều hôm học buổi sáng,trưa về đến đầu làng Xuân hòa 2 gần nhà 3 chúng tôi trèo lên cây đọc bằng xongrồi mới chịu về ăn cơm chính vì thế ngoài các tác phẩm như Ruồi Trâu, Thép đã tôi thế đấy, Sông đông êm đềm,thuyền trưởng và đại úy,Mẫn và tôi, chuyện ngắn của Nguyễn công Hoan…chúng tôi còn được đọc thêm các bản dịch của nền văn học khác. Công này là của LTM còn chúng tôi chỉ là những người ăn theo hưởng lợi
Chuyện về PHN
Vào năm lớp chín có một đợt chẳng hiểu vì sao mà học sinh trong trường được mua hàng phân phối săm, lốp xe đạp. Đó thực sự là cuộc chiến vì săm lốp thời đó thuộc hàng hiếm,được bán phân phối. Ai cũng thích mua lốp chứ không ai thích mua săm,vì săm hỏng vá dễ hơn chứ lốp hỏng thì chỉ báo hai săm.cãi nhau ồn ào chán rồi thống nhất phân nhóm bốc thăm. Việc gắp thăm rồi cũng yên ổn cả vì người không có xe nhường cho người có xe. Nhân chuyện này PHN có nhớ ra câu nói trêu của mình thì chỉ cười và đừng giận mình nữa nhé bởi hồi ấy mình chỉ buột miệng và trêu hơi quá đà mà thôi. (hồi ấy PHN không có xe đạp, mình có bảo N đăng ký mua lốp…PHN phản ứng và giận mình đến cả tháng). Năm 1979 khi tôi đang đóng quân, đào phòng tuyến chống quân Trung Quốc xâm lược tại biên giới vị xuyên Hà tuyên cùng chị em sư phạm 10+2 của Tuyên quang thì nhận được thư động viên của PHN lúc đó đang học CĐ sư phạm Vĩnh Phú không hiểu N lấy hòm thư của tôi ở đâu nhưng đó là lá thư đầu tiên của N và cũng là lá thư cuối cùng tôi nhận được lời động viên của các bạn trong lớp khi ở mặt trận biên giới Vị Xuyên - Hà giang. Sang năm 1982 khi tôi đang theo học một trường ở Hương canh có về dự đám cưới cô giáo Bắc ở thôn Khả do, vì mải chơi và đi đưa dâu về muộn nên lỡ không về nhà N như đã hẹn. cũng may trên đường vào Xuân Hòa thấy N đang vội vàng đạp xe lên trường sợ trời tối nên chỉ kịp nhận được thông báo 2 tuần nữa Cô giáo N cũng “ Chống lầy“ mời bạn về dự nhưng rồi tôi lại thất hứa không đi dự được.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa,như bóng câu qua cửa sổ, dù muốn sửa chữa những lỗi lầm ngốc nghếch ngày xưa cũng không được nữa. thôi đành nhắc lại để cho nhau nhớ và để cho kỷ niệm vẫn mãi là kỷ niệm phải không các bạn
-
NXP ơi sao chẳng thấy viết "chuyện cuốn sổ ghi đầu bài"Chẳng nhớ cậu đã từng "điểm danh" trong đó lần nào chứ nhỉ Nếu có thì ....xin lỗi nhé
-
Sua ti nhe! Truong con 2 phong hoc nua o dau 2 day nha chinh.Lop 8c minh o phong thu 2ay, cac ban nho khong,den 9cthi sang day trai, 10c sang day phai.Con nha cac thay co va ca phong ban giam hieu deu la nha tranh
-
Từ Xuân Hoà ra Phúc Yên kể cũng khá xa vì ngày xưa chỉ có thể là đi xe căng hải hoặc xe như xe thồ ( đi xe "cố vấn")...vậy nên để có thể gần mùa THU LTM đã xin phép phụ huynh ra trọ ở nhà THạch với lý do "chính đáng" đi học cho tiện ĐÚng là "Nhất cử lưỡng tiện" chàng cựu sĩ quan QĐNDVN ơi -
Ngày học C2, Phúc học giỏi nên có nhiều bạn gái chú ý. Một cô gái làng " răng đen hạt nhót, chân đi cù nèo" rất quí Phúc (Thật ra cô gái xứ đòai trong bài thơ cô gái Sơn tây rất xinh nhưng chàng học trò nghèo Hải phòng không yêu được nên tả ngược lại). Phúc ta chỉ lo học nên nào có để ý tới người con gái "rốn lồi quả quít mà hồng trôn niêu" kia còn Phúc có để ý tớ áo trắng nào thì chỉ có Phúc mới biết
-
Phúc ơi , thế còn mảng "những mẩu chuyện tình thủa áo trắng" thì sao ?Bật mí đi nhé
-
Chỉ sợ người kg ghen thôi TH nhỉ vì có ghen là có tình cảm măn mà như HM của 10C. TH thách đấu với Thạch sau 30 năm à. Ngày xưa nếu nhảy xa thì TH xa hơn VT, nhảy cao thì VT thua TH, kéo xà thì TH kéo 30-40 cái là thương, VT kéo cai thứ 4 là cả tay và cả bụng đều thẳng đừ, nhưng sau 30 năm e rằng VT sẽ thắng vì VT tích lũy năng lương cho mai sau.
-
LTM cẩn thận quá, Mai chỉ hơi "ghen" tý thôi. Bạn N cũng như tôi và bao bạn khác, cứ yên tâm. Tôi còn đang đợi chờ 30 năm nữa để thách đấu phân thắng bại với đối thủ Rock&Stones cơ mà
-
Mai à, lớp mình có rất nhiều bạn gái thân thương. Mai là một trong những người mà cả lớp yêu thưong. Vừa qua các bạn có động viên PHN nhiều hơn 1 chút vì ngày xưa bạn ấy nghịch như quỉ và hiện nay bạn ấy đang bị bệnh tim. Mọi người muốn trêu đùa để PHN vui với lớp và khuây khỏa bệnh tật. Mình biết Mai cũng cảm thông với PHN mà
-
10C hình như có mỗi bạn gái ...PHN
-
Kg phải DMH kg cho Phúc và các bạn khác mượn sách đâu, vấn đề là các bạn mượn và trả không đúng hạn, 1 lần Phúc làm mất sách nên từ đó DMH kg cho P mượn nữa. còn các bạn khác thì chưa thật sự thích đọc sách nên DMH kg cho mượn. Nhà DMH ở trong một thôn nghèo mà cơ man là sách, sách nhiều như một thư viện. Mình đã trèo lên gác nhà và chóang ngợp giữa sách. Chủ nhân của những cuốn sách này là Giáo sư tiến sỹ Dương Phú Hiệp, Nguyên viện trưởng viện triết học VN, Nguyên thành viên ban cố vấn thủ tướng, nguyên cố vấn tổng bí thư Lào, là Tổng thư ký hội đồng lý luận trung ương. Ngày đó đọc hết các cuốn sách Tam quốc, Thủy hử, Hồng lâu mộng, Đông chu liệt quốc, ruồi trâu... mình còn đọc cả những cuốn sách lý luận của Bác hiệp nhưng không hiểu gì vậy mà sau này minh lại đi theo 1 phần con đường của con người vĩ đại này.
-
Giá như ngày ấy có cuộc thi "cặp đôi hoàn hảo" thì Xuân Phúc -Huyền Nhung ăn đứt cặp Siu Black - Minh "béo" ấy nhỉ
-
Giá như ngày ấy có cuộc thi "cặp đôi hoàn hảo" thì Xuân Phúc -Huyền Nhung ăn đứt cặp Siu Black - Minh "béo" ấy nhỉ